click here to find out more http://www.pornsocket.cc
sexyvideoshd.net
www.anybunnyvideos.com runaway girls.

Bệnh bướu basedow có chữa khỏi được không?

0 29

Nguyên nhân gây bệnh Basedow

Basedow là một bệnh được đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp do các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện và lưu hành trong máu. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (80%), đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 21-30 tuổi. Bệnh liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen ở nữ. Có nhiều yếu tố tác động gây bệnh như: yếu tố gen, miễn dịch, môi trường… làm thay đổi tính kháng nguyên và trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào tuyến giáp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra tự kháng thể hormon TRAb. TRAb gắn vào receptor của hormon TSH tại màng tế bào tuyến giáp kích thích làm tế bào tuyến giáp phát triển về mặt số lượng, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormon tuyến giáp vào trong máu, gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp và các biểu hiện tự miễn trên lâm sàng.

Biểu hiện của bệnh Basedow

Bệnh Basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp, với các triệu chứng ăn khỏe, tinh thần bất ổn, nhịp tim nhanh thường xuyên, hơn 90 lần/phút, tiếng tim đập mạnh; huyết áp tăng; xuất hiện bướu cổ lan tỏa; run đầu chi; gầy sút cân mặc dù ăn bình thường hoặc ăn nhiều; mắt lồi; tính tình thất thường, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm; rối loạn điều hòa thân nhiệt với biểu hiện da nóng ẩm, có tăng nhẹ nhiệt độ; rối loạn tiêu hóa; rối loạn sinh dục biểu hiện bằng suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt.

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được khám. Tại biện viện, các bác sĩ có các biện pháp cận lâm sàng, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Các chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện ở bệnh viện như: xét nghiệm chẩn đoán hormon; xạ hình tuyến giáp; siêu âm tuyến giáp; siêu âm Doppler mạch tuyến giáp, điện tâm đồ, chụp Xquang, xét nghiệm men gan… Từ các xét nghiệm này, dựa vào chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ xác định bạn có mắc bệnh không? Bệnh đang ở giai đoạn nào? Để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp. Khi bị cơn bão giáp, bệnh nhân sẽ sốt cao 40-41 độ C, tinh thần hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội, tim đập rất nhanh.

Bệnh bướu Basedow có chữa khỏi được không?

Về điều trị, có 3 phương pháp cơ bản điều trị bệnh Basedow là điều trị nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên ở Việt Nam người ta ưu tiên sử dụng biện pháp điều trị nội khoa. Có nhiều lý do khiến các chuyên gia nội tiết khuyến cáo sử dụng biện pháp điều trị này như tỷ lệ lui bệnh cao, ít gây suy giáp trường diễn, ít ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ so với điều trị xạ hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa: đây là biện pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu, được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân Basedow, chưa có biến chứng, bệnh nhân có điều kiện điều trị lâu dài theo dõi bệnh.

Hiện có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng trong điều trị nội khoa là methimazole, carbimazole và PTU. Trong máu, carbimazole được chuyển hóa thành MMI, vì thế trên thực tế có thể coi có 2 loại thuốc kháng giáp cơ bản là MMI và PTU.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh PTU độc hơn và không tiện lợi sử dụng hơn so với MMI. Vì thế FDA đã khuyến cáo không sử dụng PTU trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow.

Điều trị bằng phóng xạ trị Iod 131: mục đích điều trị bệnh Basedow bằng Iod 131 là làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại, đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường (bình giáp). Biện pháp này được thực hiện sau khi điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp không khỏi, tái phát hoặc không thể điều trị tiếp do dị ứng thuốc, viêm gan, giảm bạch cầu…; bệnh nhân có chẩn đoán xác định là Basedow mà không đồng ý phẫu thuật, không có chỉ định điều trị phẫu thuật hoặc tái phát sau phẫu thuật. Đối với trẻ em trên 10 tuổi Iod 131 là liệu pháp có hiệu quả, tương đối an toàn để điều trị đầu tiên hoặc thay thế cho phương pháp nội khoa.

Điều trị Basedow bằng iod 131 đạt hiệu quả tối đa sau 8 đến 10 tuần. Nếu bướu tuyến giáp nhỏ lại, chức năng tuyến giáp trở về bình thường, thì không cần xử trí gì thêm. Bệnh nhân cần tái khám theo dõi định kỳ 6 tháng -1 năm/lần. Nếu bệnh nhân bị nhược giáp sau khi điều trị bằng iod 131 thì cần phải bổ sung hormon tuyến giáp thay thế. Sau khi điều trị xong liệu trình mà bệnh nhân vẫn còn tình trạng cường giáp (bướu còn to, mức độ cường năng vừa hoặc nặng), có chỉ định điều trị lần hai sau 3 – 6 tháng. Trường hợp bướu đã nhỏ nhiều, mức độ cường năng còn nhẹ cần phải cân nhắc theo dõi thêm.

Ngoại khoa: phương pháp này chỉ được lựa chọn khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4 – 6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngừng thuốc; tình trạng cường giáp tuy ổn định nhưng bướu giáp không nhỏ lại; bướu giáp to gây mất thẩm mỹ, có các biểu hiện chèn ép gây khó thở hoặc ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ; Basedow ở trẻ em điều trị bằng nội khoa không kết quả; người bệnh không có điều kiện điều trị nội khoa… Với những bệnh nhân bị Basedow nặng có những rối loạn bệnh lý không hồi phục trong cơ quan nội tạng, đặc biệt hệ tim mạch thì không được dùng phương pháp phẫu thuật.

Như vậy, điều trị bệnh basedow tương đối phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, vì vậy bạn phải có lối sống và sinh hoạt hàng ngày khoa học tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Địa chỉ khám chữa bệnh Basedow uy tín

Khoa Nội tiết người lớn – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1

Khoa Nội tiết người lớn là một trong những đơn vị được thành lập sớm nhất của Bệnh viện, từ trước năm 1975. Lúc thành lập, khoa có tên là khoa Điều trị nội trú với biên chế 30 giường bệnh. Lúc đó khoa đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân ở các địa phương trong cả nước với các bệnh bướu giáp đơn thuần, bệnh Basedow, bệnh suy giáp, bệnh đái tháo đường.

Năm 1992–1996, Bệnh viện Nội tiết được xây dựng lại, khoa Điều trị nội trú tạm thời ngừng hoạt động. Các bác sĩ và điều dưỡng tại khoa tạm thời được phân công về làm việc tại các khoa phòng khác.

Năm 1997, khoa Điều trị nội trú được khôi phục lại với chỉ tiêu 50 giường bệnh. Thi kỳ này khoa đã triển khai thêm được các nghiệm pháp để chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết phức tạp: cường chức năng tuyến yên, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, hội chứng Cushing, suy thượng thận, cường chức năng tuyến cận giáp, suy chức năng tuyến cận giáp.

Địa chỉ: 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07:00 – 17:30

Điện thoại: 024 3853 3527

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Nội Tiết được hình thành từ năm 1973 góp chung cùng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai. Năm 1976 được tách riêng thành phòng Nội Tiết chuyển hoá. Đến 3 tháng 6 năm 1981 khoa Nội Tiết được thành lập gọi là Khoa Nội Tiết. Do tình hình bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, bệnh đái tháo đường đã trở thành mũi nhọn trong chuyên ngành Nội tiết – Chuyển hoá. Khoa Nội tiết được Bộ Y Tế cho phép đổi tên thành Khoa nội tiết và Đái tháo đường.

Về thành tích đạt được, khoa liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc: hàng năm có 1 – 2 cán bộ đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, 1 bác sỹ được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, 2 Bằng khen của Thủ tướng, 5 Bằng khen của Bộ trưởng, 1 Huy chương vì sự nghiệp khoa học môi trường, 9 Huy chương vì sức khoẻ nhân dân, 1 Bằng khen của Công đoàn ngành y tế. Ngoài ra còn nhiều giấy khen cho Khoa, công đoàn và cá nhân về thành tích xuất sắc trong công tác, các Bác sỹ đi xuống tuyến cơ sở theo chương trình 1816 được tặng Bằng khen của Bộ Y tế và Sở y tế địa phương.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731.

Bình luận
Loading...

https://chudaihd.com/ mom has passionate sex with her grown son.
www.alledepornos.com
sex videos