click here to find out more http://www.pornsocket.cc
sexyvideoshd.net
www.anybunnyvideos.com runaway girls.

Hồng ban nút – hậu quả của nhiều bệnh lý

0 278

Nguyên nhân bệnh hồng ban nút

Hồng ban nút có thể xảy ra như một bệnh riêng biệt hoặc có liên quan tới bệnh lý nền khác. Bệnh hồng ban nút vẫn có thể gặp ở trẻ em và bệnh nhân cao tuổi.

Bệnh thường xảy ra ở người mang gene HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Tổn thương bệnh được coi là sự đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau như tình trạng nhiễm khuẩn, do sử dụng một số thuốc hoặc là triệu chứng của một số bệnh hệ thống…

Ở nước ta, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết. Những trường hợp này, điều trị nguyên nhân thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, các bệnh do nhiễm Yersinia, Chlamydia, Salmonela, viêm gan virut A, B, C,… cũng dễ gây hồng ban nút. Bệnh nhân mắc các bệnh: viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn cũng có thể mắc hồng ban nút. Người dùng các loại thuốc sulfamid, thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất iod, phụ nữ mang thai… có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh hồng ban nút

Triệu chứng đặc trưng nhất của chứng hồng ban nút là xuất hiện các nốt hồng ban nút ở vùng trước mào xương chày và các vị trí hay gặp khác là ở mông, bắp đùi, bắp chân, mắt cá chân và cánh tay. Hình thái hồng ban nút là những u cục có thể nhìn hoặc sờ thấy ở dưới da, hình tròn hay ovan, kích thước có thể to nhỏ khác nhau từ 1-10cm đường kính, thường thấy u cục khoảng 1- 2cm. Tính chất các sẩn cục này rắn, ít di động, xung quanh các cục sưng nề. Có thể nhiều sẩn cục kết hợp lại thành một mảng lớn.

Trong tuần đầu, tổn thương cứng, căng và đau nhiều. Ở tuần thứ 2, các nốt hồng ban có thể thay đổi tính chất, biến thành ổ áp – xe nhưng không loét hay hóa mủ. Một đợt bùng phát hồng ban nút có thể tồn tại trong 2 tuần, trong khi các hồng ban mới vẫn tiếp tục xuất hiện liên tục trong 3-6 tuần.

Hồng ban nút sẽ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang xanh, tím bầm và thoái hóa nhạt màu dần, chuyển sang màu vàng, tróc vẩy, để lại vết thâm đen. Trong khi triệu chứng đau nhức cẳng chân và sưng phù hai mắt cá chân có thể diễn ra trong nhiều tuần.

Nhiều trường hợp mắc bệnh bị đau khớp, cơn đau xuất hiện trong quá trình nổi hồng ban hoặc trước đó 2 – 4 tuần. Các khớp sưng đỏ, căng cứng, đau nhức nhiều, đôi khi có tràn dịch khớp. Bệnh nhân có thể bị cứng khớp buổi sáng. Mắt cá chân, khớp gối, khớp cổ tay là những vị trí tổng thương khớp phổ biến nhất. Ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng giống cúm như sốt, mệt mỏi toàn thân.

Bệnh hồng ban nút cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh có các ban như trong viêm da bán cấp hoặc mạn tính. Giai đoạn đầu cần phân biệt với các bệnh viêm quầng, vết côn trùng cắn, sẩn mề đay cấp tính, viêm tắc tĩnh mạch nông, viêm tắc tĩnh mạch dạng nốt. Giai đoạn bệnh tiến triển cần phân biệt với viêm nút quanh động mạch, viêm mạch hoại tử…

Phương pháp điều trị

Hồng ban nút sau khi được chẩn đoán thì cần tìm ra nguyên nhân bệnh lý nền để điều trị các bệnh lý nền đó cùng với các triệu chứng thương tổn da. Do đó điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân.

Với nhiễm khuẩn toàn thân hay nhiễm độc ngoại sinh. Liệu pháp đầu tiên là dùng các chất chống viêm không phải steroid với liều bình thường. Dùng dung dịch kali iodin, 5 – 15 giọt ba lần một ngày có thể có tác dụng giảm tiến triển của bệnh trong rất nhiều trường hợp. Các tác dụng phụ của kali iodin bao gồm làm tiết nước bọt, làm sưng tuyến nước bọt và đau đầu. Nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường nếu các tổn thương gây đau đớn. Liệu pháp toàn thân trực tiếp đối với bản thân các tổn thương có thể dùng liều pháp corticosteroi nếu không có chống chỉ định do các nhiễm khuẩn kèm theo; có thể dùng salicylat vài ngày trong giai đoạn đau cấp tính.

Các tổn thương của bệnh hồng ban nút thường tự biến mất trong vòng 3 – 6 tuần. Tuy nhiên, cần điều trị các nguyên nhân liên quan đến bệnh như dùng thuốc điều trị bệnh lao, các bệnh viêm nhiễm do liên cầu.

Ngoài ra, cần điều trị các triệu chứng gồm các biện pháp như sau: nghỉ tại giường, nâng cao chân, sử dụng tất đàn hồi giống như trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới để có thể cải thiện triệu chứng phù ở chi dưới. Dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau. Sử dụng corticosteroid hàng ngày đối với thể không rõ nguyên nhân, các nốt hồng ban mất sau vài ngày. Trường hợp hồng ban kéo dài có thể dùng thuốc tiêm trực tiếp vào trung tâm của các nốt hồng ban do bác sĩ chuyên khoa da liễu thực hiện.

Phòng bệnh hồng ban nút

Vì có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau dẫn tới sự xuất hiện của chứng hồng ban nút nên không có phương pháp phòng tránh bệnh cụ thể. Tốt nhất vẫn nên ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý… để duy trì sức khỏe ổn định, nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho cơ thể.

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh hồng ban nút cần phải điều trị sớm trong thời gian sang thương vừa xuất hiện sẽ có đáp ứng tốt hơn so với trường hợp điều trị muộn. Do vậy, chúng ta cần nắm vững các dấu hiệu của bệnh để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường và hạn chế vận động để việc điều trị hiệu quả hơn và có thể hạn chế sự bùng phát của bệnh.

Bình luận
Loading...

https://chudaihd.com/ mom has passionate sex with her grown son.
www.alledepornos.com
sex videos