Những dấu hiệu của bệnh tuyến giáp

Bướu cổ và cổ sưng

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh tuyến giáp. Về cơ bản thì các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một triệu chứng rõ ràng như cổ sưng hoặc bướu cổ. Hiện tượng bướu cổ luôn đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt, khó hô hấp hoặc khó nói chuyện.

Đau cơ khớp và hội chứng viêm cánh tay

Đau cơ khớp cũng là một triệu chứng thường gặp của bệnh tuyến giáp cho thấy tuyến giáp của bạn đang có vấn đề. Nếu là suy giáp, bạn sẽ cảm thấy tê ngứa và mỏi cánh tay vì lượng hormone tín hiệu đã bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Nếu là cường giáp, bệnh nhân rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.

Tóc và da bị thay đổi

Nếu như tuyến giáp của bạn đang có những bất thường thì chúng sẽ biểu hiện ngay lên tóc và da bạn. Khi bạn bị suy giáp thì tóc của bạn sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Còn da của bạn sẽ bị khô và bong tróc. Tình trạng này là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trường. Đối với suy giáp, bệnh nhân sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da dễ trở nên đặc biệt mẫn cảm.

Kinh nguyệt không đều

Suy giáp có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ. Nếu như các kì kinh đến sớm hơn với tần xuất cao có thể bạn đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu như kì kinh nguyệt ngắn hơn và cũng ít xuất hiện thì bạn có thể đã bị cường giáp. Điều này được lí giải là do nồng độ hormon thay đổi và gây kích thích đến kinh nguyệt, dẫn đến thay đổi cơ chế kinh và khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến cho quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.

Giảm ham muốn tình dục

Các bệnh về tuyến giáp đều có liên quan trực tiếp đến hormon, chính vì thế bạn cần được điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Nếu để bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen và khiến người bệnh hết ham muốn, có thể dẫn đến vô sinh.

Bên cạnh đó có thêm một số triệu chứng như

  • Thay đổi choresterol
  • Có vấn đề về đường ruột
  • Bị tăng huyết áp
  • Trầm cảm lo âu
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi trọng lượng

Khám tuyến giáp ở khoa nào?

Khoa Phẫu thuật tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là Bệnh viện tuyến cuối về điều trị các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Trong những năm qua, ngoài thực hiện công tác khám, điều trị theo chỉ tiêu bộ Y tế giao, Bệnh viện Nội tiết còn đảm nhiệm 2 chương trình phòng chống các rối loạn thiếu hụt IOD và phòng chống Đái tháo đường.

Năm 2000, Bệnh viện đã bắt đầu tiếp cận với các tổ chức quốc tế, cũng trong năm này Bộ Y tế Việt Nam đã tham gia vào tuyên bố chung Tây Thái Bình Dương phòng chống đái tháo đường. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 77/2002/TTG ngày 17/6/2002 về việc phê duyệt chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002 – 2010 đã đưa ra mục tiêu của dự án phòng chống đái tháo đường là giảm tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong của bệnh đái tháo đường.

Bệnh viện Nội tiết được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện dự án phòng chống Đái tháo đường, ngay từ năm 2000 đã tiếp cận với các tổ chức quốc tế, tranh thủ viện trợ, sự trợ giúp về kỹ thuật từ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, từ Châu Á, Châu Âu. Sáng 17/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã cắt băng khánh thành giai đoạn 1 cơ sở mới ở Thanh Trì – Hà Nội.

Địa chỉ: Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội.

Khoa Phẫu thuật tuyến giáp được thành lập từ ngày 26/12/2001. Sau khi tách Khoa Ngoại thành 4 khoa: Phẫu thuật Tuyến giáp, Gây mê Hồi sức, Điều trị Kỹ thuật cao, Ngoại chung.

Hiện nay, biên chế của khoa gồm có 28 người. Trong đó có 1 phó giáo sư, 1 bác sĩ chuyên khoa II, 5 thạc sĩ, 2 bác sĩ, 17 điều dưỡng, 2 hộ lý và 2 cán bộ kiêm nhiệm. Từ khi thành lập đến nay, khoa Phẫu thuật tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã điều trị thành công các bệnh về tuyến giáp thường gặp và các trường hợp khó do tuyến dưới chuyển lên. Khoa còn tham gia các buổi hội chẩn liên khoa trong bệnh viện giữa các khoa như: Chăm sóc bàn chân, Hồi sức cấp cứu, Nội tiết, Bệnh lý tuyến giáp,… góp phần vào điều trị cho bệnh nhân đạt kết quả tốt.

Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

Số điện thoại: 024 385.33527

Phân khoa Nội tiết – Bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Phân khoa Nội tiết trực thuộc khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Với chức năng khám và điều trị toàn diện các bệnh lý về nội tiết, Phân khoa Nội tiết – Bệnh viện đại học Y được thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.

Phân khoa Nội tiết khám, điều trị, chăm sóc toàn diện nội và ngoại trú của các chuyên khoa Nội tiết. Hỗ trợ công tác điều trị tại khu liên kết Nội Bệnh viện 30-4, Bệnh viện Đại Học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai. Nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học và sau đại học các chuyên khoa Nội tiết. Là địa chỉ thực tập lâm sàng của các bác sĩ sau đại học ở hầu hết các chuyên khoa. Kết hợp với các chuyên gia nước ngoài tổ chức nhiều hội thảo chuyên ngành Nội tiết. Tham gia công tác chỉ đạo tuyến bằng các buổi tư vấn chuyên môn, đào tạo liên tục sau đại học cho các bệnh viện tuyến tỉnh ngoài khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hội chẩn nội viện đặc biệt cho các nhóm bệnh ngoại khoa góp phần không nhỏ để giúp cho bệnh nhân có thể mổ sớm kịp thời và rút ngắn số ngày điều trị tại bệnh viện. ngoài ra còn tham gia hội chẩn ngoại viện góp phần nâng cao uy tín chuyên môn của bệnh viện. Tổ chức các hoạt động giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng như câu lạc bộ Bệnh nhân, viết báo chuyên môn, khám từ thiện.

Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 028 3855 4269.

Bình luận

Bài mới

Những vấn đề lịch sử – văn hóa- xã hội trong Doraemon

Đầu tiên, mình không phải tác giả bài viết này. Đây là bài viết mình…

% ngày trước

Sự thật về nấm “zombie” hay Đông trùng hạ thảo

Loài nấm "zombie" lây nhiễm kiến, biến chúng thành những con rối thây ma https://www.youtube.com/watch?v=aLtAHqKJYKo…

% ngày trước

[Lineage II – Exilium] Hướng dẫn giải Pk

Nếu PK của bạn từ 4 điểm trở lên sẽ có khả năng rớt đồ…

% ngày trước

D. B. Cooper và kẻ tan biến vào không trung

Bắt giữ toàn bộ hành khách và phi hành đoàn làm con tin, nhận lấy…

% ngày trước

NA TRA (Tam Thái Tử)

Na Tra (哪吒), xuất hiện lần đầu trong tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa” lấy…

% ngày trước

Cha Trời và Mẹ Đất – Thần thoại sáng thế của người Maori

Thuở xa xưa, Cha Trời và Mẹ Đất yêu nhau đến nỗi họ ôm chặt…

% ngày trước