click here to find out more http://www.pornsocket.cc
sexyvideoshd.net
www.anybunnyvideos.com runaway girls.

Lịch sử Trung Địa

0 988

Trung Địa (Middle Earth) là một thế giới giả tưởng trong tiểu thuyết của Tolkien.

Tác giả Tolkien đã xây dựng nên một bộ tiểu thuyết đồ sồ về những vương quốc cổ xưa, những cuộc chiến bi tráng, giai thoại về những người anh hùng và những con quái vật trong thế giới Trung Địa, đồ sộ không kém bất cứ một bộ sử thi của bất cứ quốc gia nào.

Vì khả năng có hạn, việc viết lại tường tận và đầy đủ lịch sử từ khi hình thành của thế giới Trung Địa là quá sức đối với tôi. Những gì viết dưới đây được tôi thu thập và tổng hợp từ những nguồn đã dịch trên intenet cũng như những nguồn tiếng Anh mà trong vốn ngoại ngữ ít ỏi tôi có thể dịch được, hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu hơn về thế giới hùng vĩ mà Tolkien đã tạo ra. Tôi sẽ cố gắng lược bỏ những câu chuyện, những tuyến nhân vật không cần quá quan trọng, và bám sát vào các mốc sự kiện chính ảnh hướng đến lịch sử của Trung Địa cũng như toàn cõi Arda. Tất cả những sự kiện này đều được tổng hợp trong bộ “Silmarils” của nhà văn Tolkien.

Do tính chất bài viết khá dài, các bạn có thể sử dụng nút Mục lục để di chuyển đến phần cần đọc. Phần Mục lục sẽ luôn thu nhỏ phía bên dưới góc trái màn hình.


Thuở khai sinh

Đấng Tạo hóa trong thế giới của Tolkien là Iluvatar ( hay còn gọi là Eru). Iluvatar tạo ra những linh hồn từ suy nghĩ của ngài, gọi tên là Ainur.

Các Ainur hát Khúc ca thần thánh để từ đó tạo ra Arda – chính là thế giới vạn vật. Iluvatar cho phép các Ainur đến sống ở thế giới mới đó. Các Ainur mạnh mẽ nhất được gọi là các Valar – những vị thần cốt yếu xây dựng lên thế giới Arda.

7 vị nam thần Valar và 7 nữ thần Valier của Arda bao gồm:

Manwe –  thần gió, người đứng đầu các Valar và Valier. Vợ ngài là Vadar – nữ thần của những vì tinh tú. Họ sống cùng nhau trên đỉnh Taniquetil – đỉnh núi cao nhất Arda. Nhờ thị giác và thính giác siêu phàm của mình, họ có thể nghe và thấy mọi điều đang diễn ra trên toàn cõi Arda.

Ulmo – thần nước. Vị thần cô độc, sống nay đây mai đó trong tất cả những nguồn nước cõi Arda. Ulmo là vị thần có trí tuệ uyên thâm và tình yêu thương vô hạn đối với tộc Elf và Con người.

Aule – vị thần vật chất, người đã tạo ra đất, kim loại và các loại vật chất trên Arda. Vợ của ngài là Yavanna – nữ thần trông coi cây cỏ muông thú.

Mandos là vị thần trông giữ những linh hồn đã chết. Ngài được Đấng Iluvatar ban tặng khả năng nhìn thấy trước tương lai ( ngoại trừ những việc mà Iluvatar không muốn tiết lộ). Vợ của Mandos là nữ thần thêu dệt Vaire.

Lorien là em trai của Mandos.  Ngài và người vợ là nữ thần Este cai quản những linh hồn đang sống trên thế gian.

Nienna là em gái của Mandos và Lorien, bà là nữ thần của sự sầu muộn, người xoa dịu những nỗi thống khổ trong cuộc đời.

Orome – thần rừng, rất hùng mạnh, nhưng lại ưa thích cuộc sống ẩn dật trong các khu rừng. Vợ của ngài là nữ thần Vana – người giúp muôn hoa đua nở, chim hót líu lo tại mỗi nơi bà đi qua.

Tulkas là Valar cuối cùng đến thế giới, vị thần có sức mạnh phi thường. Vợ ngài là nữ thần Nessa – chị gái của Orome. Bà rất thích nhảy múa, hát ca.

Melkor

Tuy nhiên, không chỉ có 7 Valar và 7 Valier. Vẫn còn một Ainur khác đã lén trốn đến Arda. Một linh hồn tà ác và đen tối. Đó là Melkor – Ainur được Đấng Iluvatar trao tặng nhiều quyền năng nhất.

Hắn căm hận Iluvatar cũng như các Valar vì không được đến Arda và thề rằng sẽ hủy diệt tất cả những gì Đấng Iluvatar và các vị thần xây dựng nên.

Iluvatar lại tạo ra Maiar – những linh hồn tâm linh đến trợ giúp cho các Valar trong công cuộc xây dựng Arda. Tuy quyền năng không nhiều bằng Valar, nhưng họ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của thế giới Trung Địa sau này.

Vào thuở đầu mới đến Arda, Melkor đã dụ dỗ rất nhiều Maiar về phe hắn, trong đó có một trong những Maiar mạnh mẽ nhất – Sauron, kẻ mà sau này sẽ trở thành tay sai đắc lực nhất của Melkor.

Melkor luôn tìm cách phá hoại những thành quả mà các Valar khác tạo nên. Hắn vùi lấp các con sông, đánh sập các ngọn núi, gây khó khăn cho công việc của các Valar. Chỉ đến khi Tulkas, Valar cuối cùng đặt chân đến Arda, đã đánh đuổi Melkor, thế giới mới tạm thời được yên bình.

Tulkas đánh bại Melkor

Kỷ nguyên Hay Cây Đèn (Years of the Lamps)

Lúc bấy giờ, thế giới vẫn còn chìm trong tăm tối. Vị thần Aule đã tạo ra hai cây đèn vĩ đại, đặt tại cực nam và cực bắc của Arda, nhờ vậy mà thế giới mới được thắp sáng, muôn thú sinh sôi nảy nở.

Các Valar ngụ trên một hòn đảo là Almaren, nơi giao thoa ánh sáng giữa 2 ngọn đèn, vì vậy đây là nơi tràn ngập ánh sáng và mùa xuân.

Trong khi các Valar đã tạo dựng xong thế giới và đang nghỉ ngơi, thì Melkor vẫn không từ bỏ hận thù. Hắn đi lên phương Bắc, xây dựng một căn cứ gọi là Utumno. Melkor tập trung tay sai và phá hủy 2 cây đèn vĩ đại, khiến cả thế giới lại một lần nữa quay trở lại tăm tối.

Hai cây đèn bị hủy diệt cũng khiến cho đảo Almaren chao đảo, các Valar di chuyển đến Aman – cực Tây của thế giới. Ở đó, họ xây dựng lên thành phố Valinor với những bức tường thành kiên cố.

Kỷ nguyên Hai Cây (Years of the Trees)

Nữ thần Hoa quả Yavanna lại hát một khúc ca để tạo ra “Hai cây của Valinor”. Cây thứ nhất đâm trồi tên là Telperion, nó phát ra nguồn ánh sáng bạc mát lạnh. Cây thứ hai là Laurelin, phát ra nguồn ánh sáng vàng ấm áp. Hai cây thay nhau phát sáng.Vì thế, thời đó được gọi là Kỷ nguyên Hai Cây. ( phải chăng đây chính là nguồn gốc của mặt trời và mặt trăng trong thế giới Trung Địa?).

Được tin Đấng Iluvatar sẽ tạo ra những đứa con của ngài, những sinh vật sẽ làm chủ Arda, thần Aule cũng rất muốn tạo ra những đứa con riêng của mình để truyền thụ những kiến thức và kỹ năng luyện kim của mình. Sợ sự phản đối của các Valar khác, Aule lén lút tạo ra 7 người con của ngài trong một hang động. Đó là 7 vị tổ tiên của tộc Người Lùn ( Dwarf).

Tuy nhiên, việc làm lén lút đó không qua khỏi mắt của Iluvatar. Ngài trách mắng Aule. Hối lỗi, Aule định vung búa đập vỡ những đứa con mình tạo ra, nhưng chúng đã kịp có linh hồn, có suy nghĩ và biết đau đớn. Chúng van xin vị thần tha mạng. Iluvatar không nỡ nhẫn tâm, đã tha mạng cho chúng với điều kiện chúng phải ngủ một giấc dài và chỉ được tỉnh giấc sau khi những đứa con của ngài là tộc Elf xuất hiện.

Từ sự kiện trên có thể thấy rằng, tộc Elf không phải là chủng loài đầu tiên xuất hiện ở Arda, mà là tộc Người Lùn.

Trong khi vương quốc Aman được chiếu sáng rực rỡ, thì phần còn lại của thế giới chìm trong bóng tối và sự thống trị của Melkor.

Melkor tiếp tục xây dựng một căn cứ thứ 2 của hắn tại phía Bắc vùng Beleriand, tên gọi Angband. Và hắn đến trực tiếp cai quản căn cứ này.

Bấy giờ, Nữ thần Varda – nữ thần của những vì tinh tú, đã tạo ra những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, nhờ đó mà cả toàn cõi Arda mới được thắp sáng.

Những người Elf được đánh thức bên hồ Cuvienne trên lãnh thổ Trung Địa. Điều đầu tiên họ nhìn thấy chính là ánh sáng của những vì sao. Vì vây, người Elf luôn tôn thờ nữ thần Varda nhất.

Melkor cũng biết về sự xuất hiện của tộc Elf. Hắn bắt giữ rất nhiều người Elf, xiềng xích, tra tấn họ trong hàng nghìn năm, cuối cùng biến họ thành một giống loài gớm ghiếc, đó là loài Orc. Những người Elf còn lại cũng bị Melkor tiêm nhiễm suy nghĩ rằng các Valar là những kẻ độc ác, vì vậy họ thường sợ hãi và chạy trốn khi thấy các Valar.

Các Valar họp lại với nhau và quyết định tiến đánh Melkor trước khi hắn kịp thao túng tất cả tộc Elf.  Một cuộc chiến khốc liệt nổ ra, sau cùng Tulkas một lần nữa đánh bại Melkor. Melkor bị bắt sống và giam giữ trong ngôi nhà của thần Mandos, nơi không một người Elf hay một Ainur có thể trốn thoát.

Sau chiến thắng, các Valor lại tiếp tục bàn bạc với nhau về số phận của người Elf. Họ quyết định đưa người Elf đến Aman, nơi được nhận ánh sáng của Hai Cây. Tuy vậy, tộc Elf vẫn còn sợ hãi các Valor do những lời tiêm nhiễm của Melkor. Họ bầu ra 3 vị thủ lĩnh đại diện cho người Elf để đến Aman trước. Ba người đó là Ingwe, Finwe, Elwe. Khi họ trở về, cũng chỉ có một số nhỏ người Elf đi theo họ đến Aman. Những người đó sau này được gọi là Eldar.

Đoàn người của Ingwe đặt chân đến Aman đầu tiên và họ được xem là giống loài Elf cao quý nhất – những Vanyar. Họ tôn Ingwe lên làm vua.

Đoàn người thứ hai đến được Aman là đoàn của Finwe, gọi là những người Noldor.

Đoàn cuối cùng là đoàn của Elwe với những người Teleri – những Elf thích ca hát.

Hành trình đến Aman dài đằng đẵng và rất gian nan. Khi đi đến dãy núi Mù Sương, rất nhiều elf đã sợ hãi không dám bước tiếp. Nhóm của Elwe cũng bị lạc mất hai nhóm phía trước. Elwe dẫn dắt đoàn Teleri vượt qua dãy núi, và đi nhầm về phía bắc Beleriand chứ không phải Aman.

Elwe vô tình gặp được một Maia tên là Melian. Ông ngay lập tức say mê nàng và muốn ở lại Trung Địa. Đây cũng là lúc đoàn người Elwe chia rẽ. Một phần muốn đi tiếp đến Aman, họ tôn người em trai của Elwe là Olwe lên làm thủ lĩnh. Phần còn lại vẫn muốn theo Elwe, họ ở lại Beleriand, lập ra vương quốc Doriath.  Họ được gọi là người Sindar, Elwe trở thành vua Thingol.

Lại nói về những người Vanyar và Noldor, sau khi đặt chân đến Aman, các Valar đã xây cho họ thành phố Tirion để sinh sống. Tại đây, tộc Elf đã phát triển rực rỡ với rất nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến chữ viết.

Vua Finwe của tộc Noldor có đứa con trai đầu tiên với nàng Miriel, đặt tên là Feanor. Miriel qua đời sau khi đẻ Feanor.

Feanor

Feanor lớn lên trở thành một người rất tài năng, đặc biệt là tài luyện kim của ông. Tuy tài giỏi, nhưng Feanor lại rất nóng tính và hiếu thắng. Ông kết hôn và đẻ được 7 người con trai, mà về sau người ta gọi chung là “Những người con của Feanor”.

Cùng thời gian đó, Finwe cũng kết hôn với một người phụ nữ khác là Indis, đẻ ra 2 người con trai, đặt tên là Fingolfin và Finarfin.

Feanor không yêu thích 2 người em cùng cha khác mẹ này và thường xa lánh họ.

Lại nói về Melkor, sau thời gian dài bị giam giữ, hắn được tha tội với lời thề không bao giờ chống lại các Valar. Tuy vậy, hắn vẫn không bao giờ từ bỏ mối căm hận với Valar và những người Elf.

Melkor nhận thấy những người Vanyar trung thành tuyệt đối với các Valar, người Teleri thì quá kém cỏi, vì vậy, hắn tập trung thao túng người Noldor. Hắn dạy cho người Noldor những kỹ năng mới mà họ chưa từng biết.

Những viên ngọc Silmarils 

Nhờ trình độc luyện kim của mình, Feanor đã tạo ra một kiệt tác không ai có thể làm được tự cổ chí kim, đó là  ba viên ngọc Silmaril – những viên ngọc hấp thụ tinh hoa của Hai Cây.

Những viên ngọc càng làm cho Melkor thèm khát và căm hận. Hắn bắt đầu làm rối loạn người Noldor bằng việc tung tin rằng các Valor đưa người Elf đến Aman vì ghen tị với tài năng của họ, rằng họ bị đưa đến Aman vì các Valor để dành Trung Địa cho Con người – một giống loài yếu kém hơn.

Melkor lại khơi mào mâu thuẫn giữa anh em Feanor, nói rằng Fingolfin muốn chiếm ngôi hoàng tử của Feanor. Feanor muốn gây chiến tranh. Các Valar giận dữ đã lưu đày Feanor cùng 7 người con đến một nơi được gọi là Formenos. Finwe cũng bị lưu đày theo con cháu. Vậy là Fingolfin trở thành người cai trị của Noldor. Còn Melkor thì đã kịp tẩu thoát.

Melkor lại đến tìm Feanor và đề nghị được giúp sức báo thù nhưng Feanor từ chối hắn bằng những lời lẽ nặng nề. Melkor nuốt giận trốn đến miền nam của Aman. Tại đây, hắn gặp một sinh vật cổ xưa – mụ Nhện Ungoliant. Melkor thuyết phục Ungoliant giúp hắn và hứa sẽ tặng báu vật cho mụ.

Mụ nhện Ungoliant

Lúc bấy giờ, tại Valinor đang tổ chức lễ hội nhằm hòa giải giữa Feanor và Fingolfin. Melkor và Ungoliant đột nhập vào thành phố, đến chỗ Hai Cây. Mụ Ungoliant hút hết sạch nhựa của 2 cây thần , trở nên cực kì to lớn. Ánh sáng của 2 cây vụt tắt, bóng tối bao trùm toàn cõi Arda.

Trận chiến Kinslaying

Thế gian chìm vào tăm tối. Các Valar nghĩ rằng những viên Silmaril của Feanor là thứ duy nhất cứu sống được Hai Cây bởi chúng đã hấp thụ ánh sáng của cây thần. Nhưng Melkor đã nhanh tay hơn, hắn giết chết Finwe và đoạt lấy 3 viên Silmaril, cùng Ungoliant chạy trốn về Trung Địa.

Trước cái chết của cha, Feanor giận dữ nguyền rủa  Melkor bằng cái tên Morgoth. Cái tên mà sẽ theo hắn mãi mãi về sau. Feanor lại trở thành người lãnh đạo của Noldor. Ông thuyết phục thần dân bỏ Aman để quay về vùng đất tự do Trung Địa. Ông và các con trai cũng thề rằng sẽ giết bất cứ kẻ nào nắm giữ ba viên Silmaril.

Kể về Melkor ( mà giờ chúng ta sẽ gọi là Morgoth). Hắn luôn sợ hãi trước sự to lớn của Ungoliant bởi mụ lúc nào cũng đói. Mặc dù đã đưa hết những báu vật cho Mụ nhưng có vẻ Mụ không hài lòng mà muốn chiếm đoạt luôn cả những viên Silmaril. Mụ trói chặt Morgoth bằng tơ của mình khiến hắn hét lên đau đớn. Chuyện này xảy ra ở vùng đất Lammoth, và người ta đồn rằng cho đến bây giờ, khi đi qua đấy, người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng hét của Morgoth năm xưa.

Tận sâu trong lòng đất Angband, lũ Balrog -tay sai của Morgoth, nghe thấy tiếng thét của chủ nhân. Chúng xuất hiện và đánh đuổi Ungoliant đi, giải cứu cho Morgoth. Morgoth quay trở về củng cố quyền lực. Hắn đính ba viên Silmaril lên chiếc vương miện của mình, xây những ngọn tháp Thangorodrim và bắt đầu tạo ra những giống quái vật mới.

Về phần Feanor và tộc Noldor. Họ đi đến thành phố Aqualonde bên bờ biển – thành phố của người Teleri ( những người đi theo Olwe – em trai Elwe). Feanor muốn hỏi mượn những chiếc thuyền của Teleri để vượt biển nhưng bị từ chối.  Feanor buộc phải dùng vũ lực để cướp thuyền. Vậy là nổ ra cuộc chiến đầu tiên của loài Elf, gọi là cuộc chiến Kinslaying giữa người Noldor và người Teleri.

Trận Kinslaying

Cướp được thuyền của người Teleri, đoàn người Noldor vượt biển đi về hướng Bắc. Họ gặp bão và bị dạt vào vùng đất Araman bên rìa Aman. Tại đây, thần Mandos hiện ra, cảnh báo cho đoàn người về kết cục bi thảm nếu họ vẫn tiếp tục tiến về Trung Địa, nhưng Feanor phớt lờ mọi lời cảnh báo.

Vì không còn đủ thuyền, Feanor cùng những người con trai và tùy tùng chiếm lấy thuyền và tiến về Trung Địa, bỏ lại một phần trong đoàn Noldor do anh em Fingolfin dẫn dắt. Từ đó gây ra mối bất hòa giữa Fingolfin và Feanor. Fingolfin tiếp tục dẫn dắt toàn Noldor vượt qua cánh đồng băng Helcaraxe, còn một số nhỏ theo một người em tên Finfarin quay trở lại Aman.

Người Sindar

Như đã kể ở trên,  Elwe không đến Aman mà ở lại Trung Địa cưới nàng Melian và lập nên vương quốc Doriath ở Beleriand, tự xưng là vua Thingol. Nhờ tài năng của nàng Melian, người dân Sindar trở thành một quốc gia cường thịnh. Melian lại đẻ cho Thingol một nàng công chúa xinh đẹp tên Luthien mà câu chuyện về nàng sẽ được kể ở những phần sau nữa.

Lại nói về những Người Lùn ( Dwarf). Cuối cùng họ cũng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài và cũng đến sinh sống tại vùng Beleriand, trên dãy núi Xanh ( Blue Mountains). Thủ lĩnh của họ là Nogrod và Belegost. Những người Lùn và người Sindar đã trở thành láng giềng hòa hảo của nhau.

Melian cảm nhận giông tố sắp đến với tộc người Sindar, nàng và vua Thingol đến nhờ cậy những người Lùn, nhờ họ xây dựng một thành phố dưới lòng đất, đó là một trong những kỳ quan của Trung Địa – thành phố ngầm Menegroth.

Menegroth

Sự xuất hiện của Mặt Trời – Mặt Trăng

Sau hàng loạt biến cố xảy ta, các Valor quyết định che giấu vùng đất Aman của họ mãi mãi. Một hòn đảo lớn được tạo ra để chắn lối cửa biển đi vào Aman, các dãy núi phía Đông ( dãy Pelori) cũng được nâng cao lên để không ai có thể vượt qua.

Hai cây thần trước khi héo tàn đã kịp để lại 2 bông hoa. Cây Laurelin để lại một bông hoa vàng, cây Telperion để lại một bông hoa bạc. Các Valar đã dùng 2 bông hoa này để tạo nên Mặt Trời và Mặt Trăng – món quà tuyệt vời nhất mà họ ban tặng cho thế giới này. Toàn cõi Arda lại một lần nữa được thắp sáng! 

Bình minh của loài Người

Nhờ có Mặt Trời, sự sống bắt đầu đơm hoa kết trái tại Trung Địa, và những đứa con của Đấng Iluvatar bắt đầu thức giấc trong vùng Hildorien – đó chính là Con người.

Không giống như người Elf tôn thờ các vì sao, Con Người tôn thờ Mặt trời. Và mặc dù được thần nước Ulmo ở bên dẫn dắt, nhưng với trí tuệ và khả năng có hạn, Con người không hiểu được những thông điệp của ông và thậm chí cảm thấy sợ hãi các Valor. Thay vào đó, họ lại học hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức từ tộc Elf Đen – những người Elf đã quyết định ở lại Trung Địa ngay từ thuở ban đầu.

Nếu so với người Elf, Con Người là một giống loài không có quyền năng, và cũng không trường sinh. Họ rất yếu đuối, rất dễ bị thương, nhiều bệnh tật và đoản mệnh. Tuy vậy, khi Con người chết đi, không ai biết số mệnh của họ tiếp theo là gì, đó chính là món quà mà Iluvatar tặng cho họ – khả năng tự định đoạt số phận.
Không giống như những người Elf, tuy sống lâu hơn, nhưng khi họ chết đi, số phận của người Elf đã được sắp đặt sẵn phải đến ngôi nhà của thần Mandos.

Cũng thật may mắn bởi Morgoth và bè lũ của hắn đã tạm thời lui sâu vào trong bóng tối của lòng đất và các hang động để tránh ánh sáng Mặt Trời, nhờ vậy mà thời kì đầu Con người vẫn được sống trong thanh bình. Họ kết thân với những người Elf và cố gắng học hỏi từ giống loài đi trước. 

Xóa bỏ mối bất hòa

Lại nói về đoàn người của Feanor, lúc này đã đi qua Lammoth, nơi Morgoth bị Ungoliant tấn công. Đoàn người dừng chân ở Mithrim. Tại đây, họ đụng độ với một toán quân của Morgoth nhưng đã đánh bại được chúng ( Trận chiến dưới các vì sao “Battle under Stars”).

Tuy vậy, Feanor lại quá hiếu thắng và nóng lòng trả thù. Ông vội vã tiến quân và đi lạc vào Angband. Ở đây, ông đụng độ con quái vật Balrog và bị nó đánh bại. Trước khi chết, ông vẫn không nguôi được mối căm hận và nhắc nhở các con trai không bao giờ được quên báo thù.

Biết tin Feanor chết, Morgoth gửi tin đến Maedhros – con trai cả của Feanor, xin được đàm phán.

Đây là một bài học nhớ đời đối với người Noldor rằng không bao giờ được tin những lời ngọt ngào của bè lũ bóng tối. Morgoth đã đánh lừa và bắt giữ Maedros làm con tin, buộc người Noldor phải rút khỏi Trung Địa. Tuy vậy, những người Noldor đã bị ràng buộc bởi lời thề với Feanor nên không thể rút quân. Maedros bị Morgoth xích trên đỉnh núi cao nhất ở Angband.

Trong lúc đó, đoàn người của Fingolfin cũng đã vượt qua cánh đồng băng giá và đặt chân đến Mithrim. Đoàn của Feanor sau khi mất đi thủ lĩnh, rất muốn nhờ sự giúp đỡ của Fingolfin nhưng quá xấu hổ vì khi xưa đã bỏ rơi họ. Con trai của Fingolfin là Fingon đã đứng ra hòa giải và đoàn kết cả hai đoàn Noldor lại. Chàng lại tự mình dấn thân vào Angband để giải cứu cho Maedhros – người anh họ và cũng là người bạn thân thuở nhỏ.

Nhờ sự trợ giúp của Thorondor – vua của loài Đại bàng, Fingon lên được đỉnh núi Thangorodrim. Chàng phải chặt đứt cánh tay của Maedhros bị trói bởi tà thuật để giải cứu anh mình.

Giải cứu được Maedhros, danh tiếng của Fingon vang xa. Hiềm khích giữa hai bên cũng được xóa bỏ. Người Noldor lại trở nên đoàn kết. Họ cùng nhau khám phá, mở mang Trung Địa, cuối cùng tìm đến tận xứ Beleriand, gặp gỡ những người Sindar.

Lãnh thổ Beleriand và sự phân bổ của người Elf đầu Kỷ đệ nhất

Đức vua Thingol của tộc Sindar không hài lòng khi thấy các hoàng tử Noldor ở trong vương quốc của mình. Tuy vẫn giữ mối giao hảo, nhưng ngài chỉ cho phép con cháu của Finarfin – em trai Fingolfin được cư ngụ trong vương quốc bởi vợ của Finarfin là cháu gái của ngài.

Finarfin có một người con trai là Finrod, con gái là Galadriel. Công nương Galadriel là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Địa sau này, nhưng tạm thời ta chưa kể về nàng vội.

Đoàn của Meadhros và Fingolfin tiếp tục di dân lên phía Bắc và cư ngụ tại đó. Qua nhiều thế kỷ, người Noldor và người Sindar ngày càng trở nên đoàn kết. Họ cùng nhau xây dựng những vương quốc hùng mạnh và đánh bại quân đội của Morgoth – vốn định đến thôn tính hai quốc gia này.
Người Noldor kéo quân đến sát Angband và đóng quân tại đó. Đây là thời kỳ cường thịnh của tộc Elf tại Trung Địa.

Đến đây xin được miêu tả kỹ hơn về lãnh thổ Beleriand và sự phân bổ của người Elf trong thời kỳ này:

– Như đã biết, vùng trung tâm của xứ Beleriand là vương quốc Doriath, nơi cư ngụ của tộc Sindar, do vua Thingol trị vì. Melian đã làm một vòng phép thuật bảo vệ bao quanh vương quốc mà nếu không có sự cho phép của vua Thingol, không kẻ nào có thể vượt qua.

– Tít trên cực Bắc xa xăm của Beleriand, chính là Utumno và Angband – sào huyệt chính của Morgoth. Tại đây, chúa tể bóng tối xây dựng nên 3 ngọn tháp Thangorodrim.

– Phía Tây Angband là Hithlum. Đây là vùng đất màu mỡ nơi người Noldor nuôi những con chiến mã. Fingolfin và Fingon cư ngụ ở đây.

– Tây Nam của Hithlum là Nervrast . Đây là nơi cư ngụ của Turgon – người con thứ hai của Fingolfin. Về sau, Turgon đã xây dựng nên vương quốc thần bí Gondolin – một kỳ quan của Trung Địa.

– Đông Nam Hithlum là cao nguyên Dorthonion, cai trị bởi Angrod và Aegnor, những người em của Finrod.

– Qua lời mách bảo của thần Ulmo, Finrod đã chọn lãnh địa của mình dọc theo con sông Sirion. Đây là con sông lớn chạy dọc lãnh thổ Beleriand, bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Hithlum, chảy qua một phần vương quốc Doriath. Tại vùng đất nằm giữa dãy núi phía Đông Nam Hithlum và dãy núi phía Tây Dorthonion, Finrod cho xây dựng tòa tháp canh khổng lồ Tol Sirion.
Phía Bắc vương quốc Doriath là vùng đất chết chóc Nan Dungotheb – nơi cư ngụ của mụ nhện khổng lồ Ungoliant. Con cháu của mụ sinh sôi nảy nở nơi đây và làm nhiễm độc nguồn nước. Ai uống phải nước nơi này sẽ bị điên loạn và trái tim trở nên xấu xa.

– Phía Đông Beleriand là Ossiriand, vùng đất của bảy con sông ( Gelion, Ascar, Thalos, Legolin, Brithor, Duilwen, Adurant). Giáp ranh với vùng này ở cực đông là dãy núi Xanh ( hay còn gọi là Ered Luin) – vương quốc của người Lùn.

– Khu vực phía Đông cao nguyên Dorthonion là nơi dễ bị tấn công nhất. Vì thế nơi nà được phân cho những người con của Feanor cai quản. Lãnh địa của Maedhros nằm ở phía Bắc vùng này, gọi là March of Maedhros.

Gondolin – Vương quốc thần bí

Lại kể về Turgon – con trai thứ của Fingolfin. Ông được thần Ulmo mách bảo, đã cùng tùy tùng của mình đi tìm kiếm một vùng đất hứa, cuối cùng dừng chân tại thung lũng trong vòng dãy núi phía Tây Dorthonion.

Tại đây, Turgon đã xây dựng nên thành phố bí ẩn Gondolin, một thành phố tráng lệ không thua kém Valinor ở Aman. Thần Ulmo đã dùng quyền năng của mình để che giấu cả thành phố để không kẻ địch nào có thể tìm ra đường vào.

Trong lúc đó, sự đoàn kết của người Elf không còn giữ được lâu. Morgoth bắt đầu tung những tin đồn về những gì đã xảy ra với người Noldor, về trận chiến Kinslaying, về lời thề của Feanor.

Tin đồn đó lan truyền trong cộng đồng người Sindar, rồi cũng đến tai vua Thingol. Đức vua giận dữ đuổi Firnafin ra khỏi lãnh thổ của mình, tuy nhiên ông đồng ý sẽ không chống đối lại họ hay Fingolfin.

Cuộc du hành của loài Người vào phương Tây

Finrod là Elf đầu tiên phát hiện ra Con Người ở Belerian. Ông tìm thấy họ đang đốt lửa, ca hát tại một khu rừng vùng Ossiriand. Đó là tộc người Beor – mà sau này sẽ sát cánh cùng người Elf trong các cuộc chiến. Ông gọi họ là những người Edain.

Finrod lại gần khi họ đã ngủ say, cầm lên một cây đàn và dạo một khúc nhạc thần tiên khiến những người Edain thức giấc. Họ tôn thờ Finrod như chúa tể và nguyện sẽ trung thành với gia đình Finarfin mãi mãi về sau.

Qua lời kể của Beor, Finrod biết được rằng phía bên kia dãy núi Xanh, Con Người rất đông đúc và họ đang tìm cách vượt qua dãy núi. Ông giúp họ vượt núi và dẫn họ đến cư ngụ tại Estolad – vùng đất phía Tây của con sông Gelion. Những tộc người Edain cuối cùng đã đến đích, người Marach sống cạnh người Beor, người Haladin cư ngụ tại Thargelion – vùng đất phía Đông sông Gelion. Họ được đức vua Fingolfin hoan nghênh và cho phép sinh sống trên các vùng lãnh thổ của người Noldor.

Ngược lại, vua Thingol lại có những ác mộng về sự xuất hiện của người Edain. Ông cho rằng đó là mầm mống cho sự hỗn loạn và diệt vong của vương quốc, vì vậy ông cấm tất cả người Edain không được phép bước vào Doriath. Tuy nhiên, vợ ông, nàng Melian lại có một tiên tri rằng một người phàm trần trong gia đình Beor sẽ đến Doriath, sẽ có một bản hùng ca về nó, và người ta sẽ nhắc đến nó như một sự kiện làm thay đổi lịch sử Trung Địa.

Người Edain đã sát cánh cùng người Elf trong rất nhiều cuộc chiến chống lại bè lũ của Morgoth, tạo ra những vị anh hùng phàm trần như Bereg nhà Beor, Amlach nhà Marach.

Còn người Haladin ở Thargelion liên tục hứng chịu những cuộc xâm lăng của bầy Orc. Nữ thủ lĩnh Haleth đã dẫn dân tộc mình lãnh thổ, tiến sâu vào gần vương quốc Doriath và dừng chân tại rừng Brethil, nằm phía Tây Bắc vương quốc Doriath.

Rừng Brethil thuộc quyền cai quản của vua Thingol. Finrod đã thuyết phục đức vua cho phép người Haladin ở lại vì sự gian khổ và lòng dũng cảm của họ. Thingol biết Con Người không thích chịu sự cai quản của ai nên đã cắt đất cho họ tự xưng vương. Ông cắt Dor Lomin ( vùng đất phía Nam Hithlum) cho Hador, cắt vùng Dorthonion cho Boromir thuộc gia đình Beor.

Từ đó, mối quan hệ giữa người Edain và người Elf càng trở nên khăng khít. Morgoth không còn có thể tấn công liên minh này được nữa. Tuổi thọ và trí tuệ của những tộc người Edain cũng được tăng lên sau khi đến cư ngụ tại Beleriand gần những người Elf.

Beleriand thất thủ và cái chết của Fingolfin

Trong nhiều năm yên bình của người Elf và Edain, Morgoth vẫn không ngừng củng cố lực lượng. Khói lửa bắt đầu lan tràn, nhiều người Noldor bị bắt và bị giết.

Trận chiến thứ tư đã bắt đầu nổ ra. Đó là trận Sudden Flame ( Dagor Bragollach), quân đội của Morgoth phá vỡ phòng tuyến Angband, cướp đi nhiều mạng sống của người Elf và người Edain. Finrod cũng suýt nữa bỏ mạng nếu không nhờ sự trợ giúp của Barahir thuộc nhà Beor.

Ngoài trừ Maedhros còn giữ được lãnh thổ, những người con trai khác của Feanor đều lần lượt thất thủ trước quân đoàn của Morgoth. Nhận thấy sự sụp đổ của người Noldor, Fingolfin một mình đi đến Angband thách đấu tay đôi với Morgoth.

Mặc dù đã chém đứt một bàn chân của Moroght,Fingolfin vẫn không thể đấu lại sức mạnh của chúa tể bóng tối. Ngài đã hi sinh và bị vứt cho lũ sói xé xác. May mắn có đại bàng chúa Thorondor xuất hiện, mổ mù một bên mắt Morgoth, quắp lấy thi thể Fingolfon và mang đến Gondolin cho người con trai Turgon.

Hai năm sau cuộc chiến, tên tay sai Sauron cũng đánh chiếm được ngọn tháp canh Tol Sirion. Hắn đổi tên nơi này thành Tol in Gaurhoth, nơi hắn xây dựng một binh đoàn chó sói hùng mạnh. Quân đội của Morgoth tràn sang tung hoành toàn lãnh thổ Beleriand.

Bấy giờ ở khu rừng Brethil, người Haladim vẫn kiên cường chống trả quân Orc và trụ vững nơi này nhờ những người anh hùng như Hurin và Huor và sự hỗ trợ của người Sindar.

Về phía Turgon, ông vẫn kiên quyết ngồi yên để bảo vệ sự bí mật của thành phố Gondolin. Ông bí mật cho thuyền vượt biển phía Tây, cầu cứu sự cứu viện của các Valor, tuy nhiên lối vào Aman đã bị giấu kín, không ai có thể tìm được.

Về phần Morgoth, khi biết tin Finrod và Turgon còn sống, hắn rất lo ngại và đưa quân lùng sục khắp Beleriand nhưng không thể tìm ra tung tích của họ.

Trải qua nhiều năm, người Edain và người Elf dần củng cố lực lượng và chiếm lại những vùng đất bị mất. Hurin của tộc Haladim trở thành người cai quản vùng Dor – lomin và là người dẫn đầu gia đình Hador.

Câu chuyện về Beren và Luthien

Chúng ta sẽ tạm ngưng dòng chảy lịch sử đầy biến động của Trung Địa lại để đến với câu chuyện tình của Beren và Luthien. Câu chuyện của họ, như một ánh sáng le lói của niềm tin và hi vọng giữa thời kỳ đen tối nhất, đã truyền nguồn khích lệ tinh thần to lớn cho những con người đang chịu cảnh lầm than dưới ngọn lửa của Morgoth.

Bài ca về tình yêu của Beren và Luthien sẽ được tóm lược lại bằng những dòng sau đây:

Sau trận Sudden Flame, quân đội của Morgoth tràn vào Beleriand. Barahir của nhà Beor cùng những chiến binh của mình phải rút về Tarn Aeluin – vùng hồ nước phía Đông cao nguyên Dorthonion.

Bằng nhiều thủ đoạn, cuối cùng Sauron – tên tay sai thân cận của Morgoth đã tìm ra căn cứ của Barahir và đánh úp ông trong đêm tối. Con trai của Barahir là Beren đi do thám nên may mắn thoát chết. Khi trở về, nhìn thấy xác chết của cha và đồng đội, Beren thề sẽ trả thù. Chàng đuổi theo toán Orc, phục kích và giết tên thủ lĩnh Orc, đoạt lại chiếc nhẫn chúng đã cướp từ cha chàng.

Kể từ đó, Beren lang thang trong lãnh địa Dorthonion. Bị quân đội của Morgoth săn lùng gắt gao, chàng phải từ bỏ vùng đất quê hương, vượt qua ngọn núi cao Gorgoroth, đi về phương Nam, tìm đến vương quốc Doriath huyền bí – nơi chưa một người phàm trần nào từng đặt chân đến.

Hành trình của Beren vô cùng gian nan mà có lẽ không một người Edain hay người Elf nào từng trải qua. Sau cùng, chàng cũng vượt qua bức tường mê cung mà hoàng hậu Melian tạo ra để bảo vệ vương quốc Doriath.
Chàng lang thang trong khu rừng Neldoreth và bắt gặp nàng Luthien xinh đẹp – con gái của đức vua Thingol.

Beren và Luthien nhanh chóng rơi vào tình yêu sét đánh. Ở bên nhau, họ cảm tưởng mọi khổ đau của thế gian đã lùi ra xa. Thế nhưng, cái tin này rồi cũng đến tai vua Thingol.
Đức vua tức giận vì đứa con gái xinh đẹp mà ông hết mực cưng chiều lại đem lòng yêu một kẻ phàm trần. Ông sai người bắt Beren đến để chất vấn. Đứng trước đức vua Thingol uy nghiêm, hoàng hậu Melian và những cận thần, Beren đã dũng cảm nói lên tình yêu của chàng với công chúa Luthien mà tôi xin được trích dẫn lại như sau:

” …dù ở đây tôi vẫn chưa tìm được những gì mình mong muốn, nhưng lại thấy nơi đây một báu vật mà tôi có thể sở hữu suốt đời. Bởi báu vật đó hơn cả vàng, hơn cả bạc, hơn tất cả châu báu trên trần gian. Không phải đá, không phải thép, không phải lửa của Morgoth, cũng không phải quyền lực của các vương quốc Elf. Tôi có thể giữ lấy báu vật mà tôi mong muốn, bởi Luthien, con gái của ngài, quý giá hơn mọi thứ trên cõi đời này.”

Vua Thingol yêu cầu Beren phải thực hiện một nhiệm vụ mà nếu thành công, ông sẽ chấp nhận chàng. Beren sẽ phải đến Angband, lấy cắp 3 viên ngọc Silmaril đính trên vương miện của Morgoth mà hắn đã đoạt của Feanor năm xưa.

Mặc dù ai cũng biết đây là một nhiệm vụ bất khả thi, không ai có thể thành công và Beren sẽ nắm chắc phần chết, nhưng chàng vẫn chấp nhận nhiệm vụ.

Hành trình của Beren đi xuôi theo con sông Sirion, xuống phía Tây Nam vương quốc Doriath. Chàng vượt qua thác Sirion và tìm đến vương quốc Nagothrond – nơi Finrod đang trị vì, xin được giúp đỡ.

Finrod nhớ lại khi xưa đã được Barahir cứu mạng và lời thề sẽ trả ơn của ông, vì thế mặc dù không được nhiều người ủng hộ, Finrod và những chiến binh trung thành vẫn quyết định lên đường cùng Beren, giúp chàng đoạt những viên Silmaril.

Thật không may cho đoàn người của Finrod và Beren, họ đụng độ Sauron và bị hắn bắt sống về tháp canh Tol – in – Gaurhoth. Hắn sai nhữn con sói ăn thịt dần từng người trong đoàn.

Lại kể về nàng Luthien ở nhà, nàng luôn cảm thấy bất an nên đến tìm mẹ mình. Qua sự thông tuệ của Melian, Luthien biết được Beren đang gặp nạn. Nàng lén trốn khỏi Doriath để đi cứu người tình. Khi đến địa phận Nagothrond, Luthien bị Celegorn và Curufin – những người con của Feanor bắt giữ. Sắc đẹp của Luthien làm Celegorn mê mẩn. Hắn muốn cưới nàng làm vợ, âm mưu thâu tóm vương quốc của Thingol và đoạt lấy những viên Silmaril năm xưa Morgoth đã cướp của cha mình. Thật may cho Luthien, con chó Huan – thú nuôi của Celegorn đã động lòng thương và giải cứu nàng, đưa nàng đi tìm Beren.

Huan là một linh thú đến từ Aman, món quà của thần Orome tặng cho Celegorn. Nó mạnh mẽ, thông minh và có thể nói mọi thứ ngôn ngữ. Nhờ Huan, nàng Luthien đến giải cứu Beren kịp thời. Tiếc thay, đức vua Finrod đã hi sinh. Ông đã chết một cách oai hùng, giữ được lời thề năm xưa với Barahir, ngay tại ngọn tháp mà chính tay ông xây dựng.

Huan đánh thắng Sauron sau một trận đấu quyết liệt, khiến tên tay sai phải bỏ trốn. Nàng Luthien lại dùng phép thuật để giải thoát cho các tù nhân bị hắn giam giữ trong tòa tháp.

Luthien cùng Beren quay trở lại biên giới Doriath. Beren vẫn muốn thực hiện lời hứa với vua Thingol. Hai người tiếp tục đi ngược lên phương Bắc, đến tận cánh cổng dẫn vào Angband. Bằng phép thuật của mình, nàng Luthien ru ngủ tay sai của Morgoth. Hai người dễ dàng đột nhập, tiến đến ngai vàng của Morgoth – kẻ thù mạnh mẽ nhất của loài Người và Elf.

Luthien đến trước mặt Morgoth, tự xưng tên và cầu xin được phục vụ hắn một bài hát. Morgoth nhìn theo vẻ đẹp kiều diễm của Luthien. Trong đầu hắn xuất hiện những ý nghĩ đen tối. Lần đầu tiên, chúa tể bóng tối bị xao động bởi dục vọng. Hắn chấp thuận để cho nàng hát và nhanh chóng bị giọng ca của nàng mê hoặc, chìm dần vào giấc ngủ say. Đến lúc đó, Beren mới dùng con dao Angrist và cắt những viên ngọc Silmaril từ trên vương miện của Morgoth. Chàng muốn lấy hết cả ba viên ngọc nhưng con dao của chàng vô cùng sắc bén đã cắt vào mặt Morgoth làm hắn giật mình thức giấc, lũ thuộc hạ cũng tỉnh cơn mê.

Hai người chạy thoát đến cánh cồng Angband thì Beren bị con chó sói Carcharoth của Morgoth cắn đứt một tay. Giữa tình huống hiểm nghèo đó, đại bàng chúa Thorondor lại bất ngờ xuất hiện và cứu thoát đôi tình nhân.

Tin tức về sự trở về của Beren và Luthien vang dội khắp Menegroth, như một điệu nhạc hân hoan trong lòng mọi người. Beren dẫn người tình đến trước mặt vua Thingol. Chàng nói: “Tôi đã quay về và giữ đúng lời hứa, và đến đây để lấy những gì thuộc về mình”.

Vua Thingol nói: “Hãy đưa viên ngọc cho ta”.

Beren không có viên ngọc nào để đưa cho vua Thingol cả bởi viên Silmaril duy nhất chàng lấy được đã bị con sói Carcharoth nuốt chửng cùng bàn tay phải của chàng. Beren kể lại cho đức vua Thingol cùng mọi người về hành trình của chàng và Luthien.

Vua Thingol lặng lẽ nhìn Beren và cảm thấy người đàn ông này không giống như một kẻ phàm tục tầm thường, và với tình yêu của Luthien, ông thấy nó vô cùng mới lạ, mầu nhiệm và mạnh mẽ. Cuối cùng, ông cũng chấp nhận lời thỉnh cầu của Beren. Beren nắm lấy tay Luthien trước ngai vàng của cha nàng.

Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Con sói Carcharoth của Morgoth đã đến gần Menegroth. Một cuộc săn lùng con quái vật diễn ra do đích thân vua Thingol dẫn đầu.Trong trận chiến đó, cuối cùng con sói Carcharoth cũng bị Huan – chó săn đến từ Valinor đánh bại. Nhưng những vết thương trong trận chiến cũng đã cướp đi sinh mạng của Huan. Còn Beren thì bị thương rất nặng. Họ mổ bụng con sói Carcharoth và tìm thấy viên Silmaril trong bụng nó.

Beren chẳng thể đợi Luthien được nữa. Chàng đã hoàn thành lời hứa đoạt lấy viên ngọc Silmaril. Linh hồn chàng lìa khỏi thể xác, đi đến ngôi nhà của thần Mandos. Chàng cố nán lại thế giới này để đợi nói lời tạm biệt với nàng Luthien tại bờ biển Outer Sea – nơi linh hồn con người sẽ rời khỏi thế giới này mãi mãi.

Lại nói về Luthien, giờ đây cũng không khác gì một người đã chết. Nàng tìm đến chỗ thần Mandos, quỳ xuống và cầu xin vị thần được gặp lại Beren. Thần Mandos có thể cho linh hồn họ gặp lại nhau, thế nhưng ông lại không có quyền cai quản linh hồn của con người hay thay đổi định mệnh của họ. Ông đến tìm Manwe – vị thần cai quản cõi Arda, Manwe lại đến tìm lời dạy bảo từ đấng Illuvatar. Và đây là lựa chọn cho Luthien.

Luthien có thể rời Mandos và đến một nơi là Valimar, nơi nàng sẽ sống đến tận ngày tàn của thế giới, quên đi mọi mỗi buồn đau mà nàng từng phải nếm trải. Tuy nhiên, Beren sẽ không thể đi cùng nàng. Lựa chọn thứ hai, nàng sẽ quay lại Trung Địa, đi cùng nàng là Beren. Hai người sẽ sống với nhau một lần nữa, nhưng sẽ không chắc chắn là hạnh phúc vĩnh cửu. Luthien sẽ trở thành một người phàm trần và cũng phải chịu sự đoản mệnh như họ.

Luthien đã lưa chọn rời khỏi vùng đất thần linh, quay trở về Trung Địa để chung sống cùng chàng Beren. Sự lựa chọn của nàng đã đưa hai giống loài Elf và Người đến gần nhau hơn, và là một quyết định quan trọng sẽ ảnh hưởng tới lịch sử của Trung Địa.

Trên hết, sau bao thăng trầm, hiểm nguy, nhờ tình yêu mãnh liệt, Beren và Luthien đã có thể ở bên nhau. Âu đó cũng là một cái kết có hậu cho một truyện tình giữa thời đại đầy biến động của Trung Địa lúc bấy giờ.

Loài Orc

Orc được miêu tả là những sinh vật có hình dáng giống người, bộ dạng méo mó và xấu xí với khuôn mặt tựa như lai giữa vượn và lợn cùng những chiếc răng nanh.Nước da của loài Orc thường có màu xám, xanh lá cây, hoặc đỏ.

Chúng là giống lòai rất hung hãn, tàn bạo và cũng rất khỏe.Một chủng loài man rợ không ngại ngần ăn thịt tất cả các loài sinh vật sống khác kể cả con người.

Tổ tiên của loài Orc chính là những người Elf xa xưa bị Morgoth bắt làm nô lệ. Họ bị tra tấn và dần biến dạng cơ thể cũng như bản tính, đến cuối cùng trở thành Orc – những sinh vật hung tợn, khát máu, tay sai cho chúa tể bóng tối trong những cuộc chiến nhằm tiêu diệt những chủng loài khác và cai trị Trung Địa.

Tuy là một chủng loài man rợ nhưng loài Orc không đơn thuần là những sinh vật hoang dã vô tri.Chúng cũng biết tổ chức xã hội giống như con người với những tên Orc chúa đứng đầu, thống lĩnh những tên Orc còn lại.Chúng cũng biết sử dụng binh khí như con người, đào hầm, xây thành và thường có thói quen sinh sống trong những hang động, lòng núi tăm tối.

Những tên Orc thường có quan hệ mật thiết với Warg – một loài sói khổng lồ và thường xuyên sử dụng những con sói Warg như vật cưỡi mỗi lần di chuyển hay đánh trận, khiến những tên Orc lại càng trở lên nguy hiểm gấp đôi.

Đông và hung hãn chính là hai tính từ đặc trưng nhất để miêu tả về giống loài này. Sự thù hận và những cuộc xung đột giữa Orc và người Elf, người Edain có lẽ sẽ không bao giờ kết thúc trên vùng đất Trung Địa này.

Liên minh Maedhros

Trong những ngày này, Maedhros – người con trưởng của Feanor nặng trĩu ưu tư vì không tìm cách nào chiến thắng được Morgoth. Tuy nhiên, câu chuyện về kì tích của Beren và Luthien đã lan rộng khắp Beleriand và Maedhros nhận ra Morgoth không phải bất khả xâm phạm như ông tưởng.

Maedhros đã triệu tập một cuộc họp giữa các giống loài, tạo thành một liên minh nhằm tiêu diệt Morgoth. Thế nhưng liên minh này đã xảy ra những bất hòa và chia rẽ ngay từ những ngày đầu thành lập.

Orodreth – người đang cai trị Nargothrond thay thế vua Finrod thì thề rằng sẽ không hành quân cùng bất cứ đứa con nào của Feanor sau những việc làm xấu xa của Celegorn và Curufin.

Từ Doriath cũng rất ít người đến trợ giúp, bởi những người con của Feanor vẫn giữ lời thề năm xưa, buộc vua Thingol phải giao trả viên Silmaril. Đức vua Thingol nhất quyết không giao trả viên ngọc mà con gái ông và Beren đã phải đổi bằng mạng sống để lấy được. Celegorn và Curufin căm giận và thề rằng sau cuộc chiến với Morgoth, sẽ tìm đến và giết ông. Vì vậy vua Thingol không chấp thuận gửi quân của mình gia nhập liên minh, ông chỉ cử hai chiến tướng Mablung và Beleg tham gia dưới ngọn cờ của gia đình Fingolfin.

Tuy vậy, liên minh của Maedhros cũng nhận được sự hỗ trợ của những Người Lùn, người nhà Bore, nhà Ulfang, nhà Haleth, những người đến từ phương Đông.. Tin tức từ chiến trận còn lan đến tận vương quốc thần bí Gondolin của Turgon.

Trận chiến Nirnaeth Arnoediad

Đội quân liên minh của Maedhros nhanh chóng đập tan bọn Orc ở phía Bắc, giải phóng Dorthonion. Họ tấn công Angband từ cả hai phía Đông – Tây. Kế hoạch của họ là cử một đội quân tuyên chiến với Morgoth tại Anfauglith, trong khi đó đội quân của Fingon sẽ đánh úp Angband từ những lối đi tắt của Hithlum. Tín hiệu họ dùng là lửa từ những hỏa đài ở Dorthonion.

Một ngày Trung Hạ, kèn trống của đội quân chào đón bình minh. Phía Đông là hùng binh của Feanor, phía Tây là hùng binh của Fingon. Đoàn quân của Fingon mai phục tại khu rừng Ered Wethrin. Fingon rất tự tin chiến thắng vì đi chung với ông còn có Gwindor đến từ Nagorthrond, Hurin và Huor – những anh hùng của Dor-lomin, và Haldir của vùng Brethil. Thế nhưng ông đợi mãi mà không thấy tín hiệu tấn công của Maedhros từ phương Đông. Ông không biết rằng Maedhros hiện đang bị cản trở bởi âm mưu của Uldor ( con trai út của Ulfang). Hắn tạo ra những tín hiệu giả về cuộc tấn công vào Angband.

Vào giây phút đó, liên quân bỗng trở nên hoan hỉ bởi sự xuất hiện bất ngờ của Turgon từ vương quốc thần bí Gondolin với hơn 10.000 hùng binh đến giúp sức. Fingon vui sướng biết bao khi gặp lại em trai trong giờ phút sinh tử.

Tuy vậy, Morgoth cũng không hề nao núng bởi hắn tin rằng chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về hắn. Hắn sai lũ Orc đến khiêu khích, xỉ nhục khiến đội quân của Fingon mất kiên nhẫn và tự ý xung trận mà chưa có tín hiệu từ cánh quân của Maedhros. Đội quân tiên phong do Gwindor dẫn đầu nhanh chóng đánh đến tận cánh cửa Angband. Nhưng họ bị mắc bẫy của Morgoth ở đây và toàn quân bị tiêu diệt. Gwindor bị bắt sống.

Vào ngày thứ tư của trận chiến, hay còn gọi là Nirnaeth Arnoediad – ngày của Vô Vàn Nước Mắt. Quân đội của Morgoth tấn công như vũ bão. Haldir – thủ lĩnh người Haladin và vô số người đến từ Brethil đều bỏ mạng.

Sang này thứ năm, quân của Turgon và Fingon hợp sức đánh bật bọn Orc. Người ta cũng có thể nghe thấy tiếng kèn chiến đấu của Maedhros từ phía Đông. Morgoth buộc phải tung ra đội quân cuối cùng của hắn, đội quân mạnh nhất kỵ binh, lũ sói, lũ Balrog và con rồng lửa Glaurung

Không phải đội quân của chó sói, hay lũ Balrog hay con rồng nào tạo ra chiến thắng của Morgoth, mà chính là con người yếu ớt đã làm thay đổi cục diện trận chiến. Nhà Ulfang đã liên minh với Morgoth và đánh lén những đồng minh của mình. Cánh quân của Maedhros bị đánh tan tành và phải rút chạy về phương Đông.

Lực lượng oai hùng trụ lại đến giây phút cuối cùng hóa ra lại là những Người Lùn râu dài của Belegost.

Tên chúa rồng Glaurung làm người Elf và Con Người phải run sợ thì nay lại bị bao vậy bởi những Người Lùn Belegost. Bộ da cứng cáp của nó cuối cùng cũng không thể chịu nổi những đòn tấn công dũng mãnh từ búa của Người Lùn. Azahael – đức vua của họ đã đâm một nhát kiếm chí mạng vào bụng con rồng khiến nó và bè lũ phải tháo chạy. Những Người Lùn khiêng xác vua Azahael ra đi trong những bước chân nặng nề và ca lên bài ca bi hùng.

Ở mặt trận phía Tây, Fingon và Turgon cũng đang bị bao vây bởi lũ Balrog và quân đoàn sói. Turgon và Hurin bị dồn về phía đầm lầy Serech. Fingon chiến đấu rất anh dũng nhưng đã bỏ mạng bởi nhát chém của Gothmog – tên chúa tể Balrog. Đó là cái chết của đức vua Noldor.

Trong tình cảnh nguy cấp đó, Hurin đã nói với Turgon rằng: “Xin ngài hãy đi đi.Ngài còn sống là còn hi vọng cho Eldar. Ngày nào còn Gondolin thì trái tim Morgoth còn e ngại vì sợ hãi”.
Và thế là quân đoàn Turgon thoát về phía Nam nhờ sự bọc hậu của Hurin và Huor. Họ biến mất vào những dãy núi và trốn tránh cặp mặt của Morgoth.

Những người còn lại của nhà Hador ở lại bọc hậu bị lũ Orc dồn xuống đầm lầy Serech và bị chúng tàn sát. Tất cả bị hạ, chỉ còn lại Hurin, nhưng chàng vẫn một mình chiến đấu. Máu đen của lũ Orc nhuộm đầy chiếc rìu của chàng. Mỗi một nhát chém, Hurin lại thét vang: “Bình minh sẽ đến !”. Chàng bị bắt sống và giải đến Angband.
Vậy là kết thúc cuộc chiến Nirnaeth Arnoediad. Một lần nữa, liên minh giữa Elf, Con Người và Người Lùn thất bại trước quân đoàn của Morgoth. 

Loài rồng ở Trung Địa

Loài rồng là một giống loài hùng mạnh, thông minh và cổ xưa ở Trung Địa. Chúng từng reo giắc cái chết và nỗi kinh hoàng trên khắp các vùng đất. Đến nay, nguồn gốc của loài rồng vẫn còn là một tranh cãi. Nhưng đa phần người ta nói rằng chúng được chúa tể bóng tối Morgoth tạo ra từ kỷ Đệ nhất trong cuộc chiến với tộc Elf và Con người.

Một con rồng có tuổi thọ rất cao. Chúng sinh ra từ thời kỷ Đệ nhất của thế giới, tồn tại xuyên suốt qua kỷ Đệ Nhị và Đệ Tam, và vẫn có thể tiếp tục sống lâu hơn nữa ( mỗi kỷ kéo dài khoảng 3000 năm ).

Như đã nói ở trên, loài rồng được Morgoth tạo ra để phục vụ cho chiến tranh, chúng tung hoành trong suốt kỷ Đệ Nhất. Ở kỷ Đệ Nhị, loài rồng lang thang và xâm chiếm các kho tàng của Người Lùn. Chúng nổi tiếng là những sinh vật tham lam và luôn thèm khát vàng. Kết thúc kỷ Đệ Tam, sau cái chết của con rồng Smaug,loài rồng dần suy tàn. Tuy vậy vẫn còn một số con sống sót và tồn tại cho trong kỷ Đệ Tứ.

Có thể phân loại rồng ở Trung Địa theo hình dạng và khả năng phun lửa.
– Theo hình dạng: có thể phân ra loài rồng có cánh, rồng không cánh và rắn khổng lồ.
– Theo khả năng: có thể phân ra loài Uroloki – rồng phun lửa, Cold Drake – rồng không phun lửa nhưng có thể nhả ra khói hoặc sương mù.

Vương quốc Doriath sụp đổ

Kể từ sau cuộc chiến Nirnaeth Arnoediad mà phần thua thuộc về liên minh Elf- Dwarf và Người với kết cục là người anh hùng Hurin bị Chúa tể Bóng tối bắt giữ, tra tấn trên đỉnh núi ở Angband, Morgoth không giết Hurin mà muốn ông phải chứng kiến sự sụp đổ của những giống loài chống đối lại hắn.

Trong khoảng thời gian này, không còn những cuộc chiến lớn chống loại loài Orc và bè lũ tay sai của Morgoth nữa, trái lại, những mối bất hòa, những cuộc nội chiến tranh chấp dần dẫn đến sự suy tàn của những vương quốc Elf mà khởi đầu là Doriath.

Lại nói, Morgoth bất ngờ thả tự do cho Hurin sau nhiều năm giam giữ. Hắn tỏ vẻ thương hại cho hoàn cảnh của Hurin khi mà vợ và các con đều đã chết, nhưng sâu bên trong, Chúa tể Bóng tối âm mưu lợi dụng Hurin để gây ra những mâu thuẫn trong liên minh tộc Elf.

Hurin trở về quê nhà Hithlum, nhưng cuộc đời thật quá phũ phàng. Nếu Hurin chết trong tay Morgoth, có lẽ mọi người đã tôn vinh ông như một vị anh hùng đáng kính. Nhưng ông lại sống sót trở về, dấy lên trong lòng mọi người mối nghi kỵ, phải chăng qua nhiều năm bị giam cầm, Hurin đã bị Morgoth mua chuộc và bây giờ trở lại với vai trò một tên gián điệp của hắn?

Không được chào đón ở quê nhà, Hurin gia nhập cùng những kẻ ngoài vòng pháp luật, cùng đi đến vương quốc Gondolin xin được nương nhờ. Thế nhưng ngay đến những cánh cổng của Gondolin cũng không còn chào đón ông nữa. Hurin căm hận đứng bên ngoài gọi tên và nguyền rủa sự bội bạc của Turgon.

Turgon hối hận và nhờ đại bàng Thorondor đi đón Hurin nhưng đã quá muộn, Hurin đã bỏ đi trong sự căm thù.

Ông cùng với những kẻ ngoài vòng pháp luật, đi đến Nagothrond – nơi có chứa kho báu của con rồng Glaurung. Năm xưa, người anh hùng Turin – con trai của Hurin đã có công tiêu diệt con rồng, thế nhưng kho báu của nó lại bị tên người lùn Mim cướp đoạt. Vì thế Hurin cho rằng ông phải đến đòi lại kho báu vốn từng thuộc về con trai ông. Cả đám người không biết rằng kho báu của con rồng Glaurung đã bị nguyền rủa, khiến những kẻ trong đoàn dần giết nhau để tranh đoạt. Cuối cùng Hurin đem gửi đống của cải bị nguyền rủa đó đến vương quốc Doriath của vua Thingol, có thể ông ta chỉ vô tình, hoặc cũng có thể Hurin trong lòng đầy hận thù, đã cố tình nguyển rủa cả vương quốc Doriath.

Vua Thingol nhận được đống kho báu mà Hurin gửi đến với danh nghĩa là món quà cảm ơn vì những năm tháng đã cưu mang Turin con trai ông. Thingol ngay lập tức bị mờ mắt bởi đống của cải. Ông mời đến những người lùn ở Belegost và Nogrod để chế tác đống kho báu. Họ đã tạo ra một tuyệt tác đó là chiếc vòng cổ Nauglamir. Vua Thingol đính viên Silmaril quý giá mà ông ta đang nắm giữ lên chiếc vòng, mê mẩn vì vẻ đẹp của báu vật. Có ngờ đâu, những người lùn ở Nogrod cũng bị chiêc vòng cổ và viên đá Silmaril mê hoặc, cũng muốn chiếm lấy làm của riêng. Một trận đánh nổ ra giữa hai bên, những người lùn bị giết sạch, chỉ còn 2 người trốn thoát được. Nhưng người lùn đâu dễ bỏ qua một chuyện như vậy, những kẻ sống sót trở về, dựng ra một câu chuyện về việc người Elf ở Doriath đã giết hại người lùn thế nào, vậy là người lùn đem quân tiến đánh Doriath. Trong trận đánh, vua Thingol bi phục kích và chết trận, kể từ đây cũng như đặt dấu chấm hết cho sự an bình thịnh trị của vương quốc Doriath vốn nổi tiếng trường tồn.

Còn về số phận của Hurin, ông nhận ra hành động của mình đã gây ra hậu quả như thế nào, và có lẽ đúng như người ta vẫn nghi ngại, ông đã bị Morgoth thao túng và điều khiển mà không biết chăng? Quá hổ thẹn, Hurin tự sát bên bờ biển.

Gondolin thất thủ

Gondolin – thành phố bí ẩn do Turgon lập nên nằm giữa Beleriand và Trung Địa, là thành trì kiên cố nhất của người Noldor, nơi mà Morgoth và bè lũ chưa từng tìm thấy lối vào. Thế nhưng không có gì là có thể tồn tại mãi mãi, trong một tập thể tốt vẫn luôn tồn tại 1 đứa phá game. Sự sụp đổ của Gondolin, tiếc thay lại đến từ ngay bên trong những bức tường thành kiên cố.

Nguyên vua Turgon có một người cháu là Maeglin, một hoàng tử Elf cao quý, dũng cảm và có tài năng rèn binh khí. Maeglin đem lòng yêu Idril – con gái của Turgon nhưng bị nàng khước từ tình cảm. Trái lại, Idril lại trao trái tim cho Tuor – một anh hùng thuộc chủng tộc con người. Tuor và Idril tổ chức đám cưới trước sự căm hận tột độ của Maeglin.

Một ngày nọ, Maeglin rời khỏi Gondolin, lên đường tìm kiếm kim loại quý để rèn vũ khí. Anh ta xui xẻo bị quân của Morgoth bắt được và giải về Angband. Morgoth đe dọa và dụ dỗ, cuối cùng đã thuyết phục được Maeglin chỉ lối vào Gondolin cho hắn, với lời hứa sẽ cho Maeglin trị vị vương quốc cũng như có được nàng Idril. Maeglin hăm hở trở về làm nội ứng cho Morgoth. Khi quân của Chúa tể Bóng tối kéo đến tàn phá Gondolin, Maeglin chiến đấu với Tuor và bị giết chết. Cái chết của một kẻ phản bội không quan trọng bằng việc vương quốc Gondolin cuối cùng cũng bị lũ Orc tàn phá. Cả một tòa thành trắng nguy nga tráng lệ tồn tại hơn 400 năm bị hủy hoại trong phút chốc.

Cuộc chiến Căm Hận

War of Wrath là sự kiện cuối cùng đặt dấu chấm hết cho Kỷ Đệ Nhất của Trung Địa. Đây có thể coi là sự kiện lớn nhất, cuộc chiến vĩ đại nhất trong kỷ nguyên đó nói riêng và trong toàn bộ dòng lịch sử đầy biến động của Trung Địa nói chung bởi War of Wrath là cuộc chiến không chỉ có sự góp mặt của Elf, Dwarf, Con người, mà còn có sự xuất hiện của các Valar – các vị thần tưởng chừng như đã bỏ rơi Trung Địa từ lâu nay lại tái xuất, với quyết tâm trục xuất Morgoth khỏi thế giới này một lần cuối cùng.

Các Valar, dẫn đầu là vị thần gió Manwe, đem theo cả những đội quân của người Vanyar và Noldor ở đảo Aman, cùng người Teleri, tất cả giong thuyền tiến về Trung Địa. Còn Morgoth thì sao? Sau khi các vương quốc lớn như Doriath và Gondolin thất thủ, quyền lực của hắn bành trướng khắp xứ Beleriand. Hắn ngạo mạn và nghĩ rằng các Valar đã bỏ quên Trung Địa, sẽ chẳng có ai đến cứu giúp những giống loài này nữa. Nhưng hắn đã mắc sai lầm lớn.

Các Valar đụng độ quân đoàn của Morgoth tại vùng đồng bằng Anfauglith – một cánh đồng rộng lớn nằm ở phía Nam pháo đài của Morgoth. Quân đội của Morgoth đông đến nỗi đứng chật cả cách đồng khổng lồ này. Thế nhưng với sức mạnh của các Valar, quân của Morgoth dần bị tiêu diệt, lũ tay sai Balrog bị giết gần hết, chỉ còn một số chạy thoát, lẩn trốn xuống lòng đất tối tăm, lũ Orc thì chết như ngả rạ, những đội quân Con Người chiến đấu cho Morgoth cũng bị đánh đuổi dạt hết về phương Đông.

Đối mặt với thất bại cuối cùng, Morgoth tung ra con át chủ bài với hi vọng lật ngược thế trận, đó là lũ rồng có cánh đã được hắn tạo ra bên trong thành lũy Angband từ rất lâu nhưng “ém hàng”. Chúng là những sinh vật khổng lồ, mạnh mẽ, khi bay có thể phun ra lửa hoặc tạo ra sấm sét với sức hủy diệt ghê gớm. Liên quân đến từ phương Tây cũng như các Valar chưa bao giờ gặp phải sinh vật nào như lũ rồng này, lực lượng của họ bị càn quét và tổn thất nghiêm trọng. Thế cờ dường như đảo ngược và nghiêng về phía Morgoth thì cứu tinh của liên quân phương Tây đã kịp thời xuất hiện, đó là Earendil (Con trai của Tuor và Idril) trên con thuyền bay Vingilot, theo sau là những con đại bàng khổng lồ do Thorondor dẫn đầu đến tiếp viện. Cuộc không chiến giữa đại bàng và lũ rồng diễn ra khốc liệt, cuối cùng họ cũng tiêu diệt được Ancalagon the Black – con rồng hùng mạnh nhất của Morgoth. Liên quân tràn vào Angband, các Valor bắt được Morgoth đang ẩn nấp trong hầm tối của hắn.

Cuối cùng sau nhiều thế kỷ gieo rắc đau thương sợ hãi cho Trung Địa, chúa tể Morgoth cũng đến ngày tận mạng. Hắn bị các Valar áp giải về Aman. Các Valar đoạt lại 2 viên Silmaril mà Morgoth nắm giữ. Để trục xuất chúa tể Bóng tối vĩnh viễn khỏi Trung Địa, các Valar đi đến quyết định chặt đầu và tống thân xác hắn qua Cách cửa Đêm (Door of Night) – bắt hắn vĩnh viễn lưu lạc bên ngoài khoảng không hỗn mang vô định. Đến đây, cũng là kết thúc của Kỷ Đệ Nhất – một kỷ nguyên đầy biến động với sự trỗi dậy và suy tàn của người Elf, sự xuất hiện của người Edain (Con người), cũng như những cuộc chiến khốc liệt với phe Bóng tối.

Thế giới sau cuộc đại chiến War of Wrath

Cho dù phe chính nghĩa chiến thắng, thế nhưng với một cuộc chiến kéo dài hơn chục năm như War of Wrath, vẫn để lại nhiều hậu quả cho thế giới Trung Địa. Chúng ta sẽ dành bài viết này để nói về tình hình Trung địa thời kỳ hậu chiến.

Lúc này, hầu hết vùng đất Beleriand (trong đó có vương quốc Doriath năm xưa), tính đến gần dãy núi Xanh của người lùn, đã bị chìm xuống dưới mực nước biển do tác động của chiến tranh. Rất nhiều sinh mạng đã bị cướp đi.

Đa phần những người Elf chọn đi theo các Valar trở về đảo Aman ở phương Tây. Chỉ một số ít những người Elf do Gil-Galad, Galadriel, Celeborn và Elrond không đi theo mà dẫn người của mình đi tiếp về phương Đông.

Con người, lúc bấy giờ được gọi là tộc Edain, do có công góp sức trong cuộc đại chiến nên các Valar đã tạo ra một hòn đảo lớn nằm giữa vùng biển trước đây là xứ Beleriand đã bị chìm, tặng cho người Edain làm chốn dung thân, gọi là đảo Numenor, do Elros – em trai của Elrond làm người cai trị.

Tuy thua cuộc, nhưng bè lũ của Morgoth vẫn không bị xóa sổ hoàn toàn. Loài Orc gom góp tàn binh, sống lẩn khuất đâu đó ở Trung Địa, chờ đợi ngày trỗi dậy. Lũ rồng của Mogoth cũng chưa hề bị tiêu diệt hết, những con sống sót chui vào trú ẩn sâu bên trong những dãy núi, sau này sẽ trở thành một mối nguy hại đối với tộc Người Lùn.

Thế còn số phận của những viên Silmaril thì sao?
Kể từ ngày đầu tiên được Feanor tạo ra, 3 viên ngọc Silmaril đã trở thành nguồn gốc của tai họa, bất hòa và những cuộc chém giết, dẫn đến những sự kiện đầy biến động của Kỷ Đệ Nhất.

Ở giữa giai đoạn này, Morgoth trong thời kỳ cực thịnh của mình, đã chiếm được 2/3 viên ngọc. Viên còn lại do vua Thingol nắm giữ. Sau cái chết của Thingol và sự sụp đổ của vương quốc Doriath, được Earendil ( con trai của Tuor và Idril thành Gondolin) đem đến phương Tây dâng cho các Valar như một bằng chứng của lòng thành kính, thuyết phúc các Valar về Trung Địa đánh bại Morgoth. Các Valar đem viên Silmaril tạo thành một ngôi sao trên trời.

2 viên Silmaril còn lại, phải đến khi bắt được Morgoth, các Valar mới đoạt lại được. Maedhros và Maglor – 2 người con trai của Feanor, bị ràng buộc bởi lời thề năm xưa với phụ thân rằng bằng mọi giá phải đoạt lại những viên Silmaril, giờ không còn cách nào khác ngoài việc phản bội liên minh, đánh cắp 2 viên ngọc. Thế nhưng 2 viên Silmaril, không chấp nhận sự chiếm đoạt đó, tỏa ra sức nóng khủng khiếp khiến người lạ không thể cầm được. Maedhros đành mang theo viên Silmaril, lao mình xuống hố lửa, như một phương án cuối cùng để giữ trọn lời thề với cha. Maglor cũng mang theo viên Silmaril còn lại, nhảy xuống biển tự sát. Như vậy, cả 3 viên Silmaril vẫn còn tồn tại trong cõi Arda này, một ở trên trời cao, một ở trong lòng đất và một ở dưới biển sâu.

Earendil

Như đã kể trong những phần trước, Tuor của tộc Edain kết hôn với công chúa Idril của thành Gondolin và có với nhau một người con trai là Earendil mang 2 dòng máu Elf – Con người. Ông là nhân vật đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn vong của Trung Địa cuối kỷ Đệ Nhất.

Năm Earendil lên 7, thành Gondolin thất thủ, ông cùng cha mẹ trốn đến Avernien – vùng đất phía Tây Nam Beleriand. Sau này, Earendin kết hôn với nàng Elwing – con gái của vua Elf Dior Eluchil ( ông này là con trai của Beren và Luthien).

Ở những phần trước, chúng ta đã biết vua Thingol tử trận trong cuộc chiến tranh giành viên Silmaril với người Lùn, dẫn đến sự suy tàn của vương quốc Doriath. Viên Silmaril được truyền lại cho cháu ngoại Dior Eluchil – lúc này là người thừa kế duy nhất. Ông trị vì vương quốc yên bình được vài năm thì những người con trai của Feanor đến đòi viên Silmaril của cha họ. Họ đem quân tiến đánh Doriath, bắt và giết cả hoàng tộc, chỉ trừ có công chúa Elwing là trốn thoát được, mang theo viên ngọc Silmaril quý giá. Nàng chạy đến vùng Avernien, gặp gỡ Earendil ở đây và họ kết hôn với nhau. Hai năm sau, họ có với nhau 2 người con trai là Elrond và Elros (mà một người sau này sẽ trở thành lãnh chúa Rivendell, một người trở thành vua của đảo quốc Numenor hùng mạnh).

Nhờ sự trợ giúp của Cirdan – một Elf tộc Teleri, Earendil chế tạo thành công con thuyền bay Vingilote để đi tìm tung tích cha mẹ. Trong thời gian ông vắng nhà, những người con của Feanor đã lần ra tung tích của Elwing và đem quân đến đánh để đòi lại viên ngọc. Elwing cầm theo viên Silmaril, gieo mình xuống biển tự sát. Hai người con trai Elrond và Elros được Maglor (1 trong số những người con của Feanor) đem về cưu mang.

Hóa ra nàng Elwing lại không chết, nàng được thần biển Ulmo cứu sống và cho gặp lại chồng. Thế là 2 vợ chồng giong buồm về phương Tây, nhờ sức mạnh của viên Silmaril trong tay, họ tìm được lối vào Aman, Earendil trở thành người phàm trần đầu tiên đặt chân được đến vùng đất của sự bất tử. Ông được cho vào diện kiến thần Manwe. Earendil dâng viên Silmaril cho các Valar và cầu xin họ hãy tha thứ cho những lỗi lầm của Elf hay con người, mong họ hãy đến cứu rỗi Trung Địa thoát khỏi sự thống trị của chúa tể Morgoth.

Sau một cuộc họp, các Valar quyết định quay về Trung Địa trợ giúp Elf và Con Người. Trong cuộc chiến cuối cùng ở Kỷ Đệ Nhất, chính Earendil trên con thuyền bay Vingilote (đã được các Valar buff thêm phép), cùng với những con đại bàng của Thorondor, đến tiếp viện cho liên minh phương Tây, đánh bại lũ rồng của Morgoth. Ông được cho là người đã “bật ulti”, kết liễu con rồng khổng lồ Ancalagon the Black, nhưng đồng thời khiến xác con rồng rơi xuống mặt đất, góp phần nhấn chìm cả xứ Beleriand xuống đáy biển.

Sau chiến tranh, Earendil được trở lại đảo Aman và sống hạnh phúc với vợ ở vùng đất bất tử này. Tương truyền viên ngọc Silmaril sau đó được gắn trên trán của Earendil, tỏa sáng như ngôi sao đêm sáng nhất phương Tây, cư dân ở Trung Địa nhìn thấy và gọi đó là Gil-Estel (Ngôi sao Hy vọng).

Kỷ Đệ Nhị

Kỷ nguyên tiếp theo kéo dài hơn 3000 năm, khởi đầu với sự hình thành của những lãnh thổ mới ở Trung Địa. Như đã kể ở những phần trước, sau cuộc chiến War of Wrath, hầu hết phần lục địa Beleriand bị nước biển nhấn chìm, vì thế mà dãy núi Xanh (Blue Mountains) của người Lùn bỗng dưng có view biển. Cirdan – một người Teleri – tộc Elf thạo đi biển nhất, đã xây dựng nên Mithlon, hay còn gọi là Cảng Xám (Grey Havens) ở phía Nam dãy núi Xanh. Đây là cảng biển quan trọng, cửa ngõ giao thông của người Elf khi muốn tiến về phương Tây.

Đồng thời, trong khoảng thời gian này, Gil- galad – con trai của Fingon, vị vua cuối cùng của tộc Noldor ở Trung Địa, đã lập nên vương quốc Lindon. Đây là vương quốc nằm sát bên bờ biển phía Tây Trung Địa, giáp ranh biển Lớn, những gì còn sót lại của bán đảo Beleriand đã chìm xuống đáy biển, sau này sẽ trở thành vương quốc hùng mạnh bậc nhất trong suốt Kỷ Đệ Nhị, là lực lượng duy nhất có thể đối đầu cân bằng với phe Bóng tối. Gil – Galad sẽ trở thành vị vua cao quý, được tất cả các tộc Elf tôn trọng, là linh hồn của các cuộc chiến chống lại Sauron – tên tay sai của Morgoth trong giai đoạn này.

Vương quốc Lindon, dưới sự trị vì của Gil- galad đại đế, chào đón tất cả những người Noldor và người Sindar (thần dân cũ của vương quốc Doriath) đến gia nhập. Trong thời kỳ đỉnh cao, lãnh thổ của Lindon trải dài đến tận bờ Tây của Mirkwoods. Tuy nhiên sau hơn 1000 năm, những mâu thuẫn xảy ra, Celebrimbor tự tách ra và lập vương quốc riêng ở Eregion (vùng đất giáp ranh Dãy núi Mù Sương), nhiều người Sindar thì theo Celeborn và Galadriel đến cư ngụ tại rừng Lothlorien

Ở ngoài khơi xa, hòn đảo Numenor trở thành một vương quốc cường thịnh của người Edain (tức là Con người). Hòn đảo với hình ngôi sao 5 cánh trở thành ngôi nhà của người Edain, mà sau này còn gọi là người Numenorian hay người Dunedain. Vị vua trị vì vương quốc này là Elros, một vị Elf lai, con trai của Earendil người anh hùng trên con thuyền bay năm xưa . Dưới sự trì vì của ông, lần đầu tiên trong lịch sử, con người trở thành một giống loài hùng mạnh không kém cạnh gì các vương quốc của tộc Elf. Ở thời đại của Elros, con người có tuổi thọ lên đến vài trăm năm Tiềm lực của Numenor phát triển mạnh mẽ đến nỗi các Valar phải cấm không cho họ giong thuyền về phương Tây vì sợ rằng họ sẽ đến được vùng đất bất tử của các vị thần. Căm giận vì điều đó, người Numenorian đem quân tiến sâu về phía Đông mở mang bờ cõi, chiếm đóng nhiều vùng đất ở Trung Địa mà phần này sẽ được kể nhiều hơn về sau nay.

Sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến số phận của những người Lùn – những nghệ nhân tài hoa và cũng là những chiến binh quả cảm trong suốt Kỷ đệ nhất. Những người lùn ở 2 xứ Belegost và Nogrod đều rời bỏ rặng núi Xanh, di dân đến khu mỏ Moria (hay còn gọi là Khazad-dum), gia nhập vào vương quốc của Durin. Đến đây muốn biết về Durin, ta lại phải ngược dòng thời gian về thuở bình minh của Arda, trước khi cả có người Elf, các vị thần đã tạo ra 7 người lùn. Durin chính là một trong số họ, có thể coi ông là thủy tổ của người Lùn cũng được. Sau khi thức tỉnh khỏi giấc ngủ ở Gundabad thuộc dãy núi Mù Sương (Misty Mountains), có vẻ như nhờ yếu tố địa lý mà Durin không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến khốc liệt ở Beleriand trong Kỷ Đệ Nhất. Tại đây, ông tìm thấy khu mỏ Moria khổng lồ và lập nên vương quốc cho riêng mình. Ông được mệnh danh là Durin Bất tử (Durin the Deathless) bởi ông ta sống lâu hơn bất kỳ người Lùn nào từ trước đến nay và người ta còn đồn rằng, những hậu duệ của ông sau này (mà lần lượt được gọi là Durin II, Durin III…) đều là một hóa thân tái sinh của ông mà thôi.

Sauron trỗi dậy

Sauron (trước đây còn được gọi là Thauron hay Mairon), là tên tay sai đắc lực nhất của chúa tể Morgoth. Hắn từng là một Maia phục vụ thần thợ rèn Aule (Maia là các thực thể quyền năng được Đấng Illuvatar tạo ra để hỗ trợ cho các Valar). Vì phục vụ thần Aule, nên Sauron sớm đã học được những kỹ năng chế tác kim loại của thần, hắn cũng được coi là Maia mạnh nhất, về sức mạnh chỉ thua kém các Valar và Morgoth mà thôi.

Sauron luôn ám ảnh với tính trật tự và sự hoàn hảo. Hắn bị thu hút bởi Morgoth (lúc này vẫn gọi là Melkor) vì nhìn thấy tiềm lực của chúa tể Bóng tối có thể giúp hắn thực hiện những lý tưởng riêng. Thế là, tuy ở bên các Valar, nhưng Sauron đã trở thành gián điệp cho Morgoth từ lúc nào. Chỉ đến khi Morgoth thành lập những thành lũy ở Angband, Sauron mới rời khỏi Aman, công khai ủng hộ chúa tể bóng tối.

Trong suốt kỷ Đệ Nhất, vai trò của Sauron không đáng kể, hắn vẫn chỉ là tên bề tôi trung thành, nhường “sân chơi lớn” cho chúa tể của hắn. Sauron là một pháp sư đầy quyền năng, rất giỏi biến hình, là chúa tể của tộc người Sói và Ma cà rồng. Nhận lệnh Morgoth, Sauron mang quân chinh phạt thành công Tol Sirion, rồi đổi tên thành Tol – Gaurhoth, biến nơi đây thành sào huyệt của lũ người sói mà hắn nuôi. Đây là hoạt động đáng chú ý nhất của Sauron trong thời đại này, sau đó chẳng mấy ai biết được hắn mai danh ẩn tích ở đâu, có lẽ một phần cũng vì muốn chạy trốn khỏi cơn thịnh nộ của Morgoth vì để xổng mất Beren và Luthien trên chính địa bàn của hắn.

Kể từ sau sự sụp đổ của Morgoth và Trung Địa bước sang Kỷ Đệ Nhị, vẫn chưa ai biết được tung tích của Sauron. Hắn lẩn trốn hơn 500 năm, tích cực âm thầm xây dựng lực lượng riêng ở Mordor – vùng đất phía Đông Nam Trung Địa. Tại đấy, Sauron xây dựng lên tòa tháp tối Barad-Dur, tập hợp quân đội gồm lũ Orc, Troll và những sinh vật khác nữa, mua chuộc những tộc người ham quyền lực và của cải như Haradrim và Esterling làm tay sai.

Tuy đã gây dựng lực lượng thành công, nhưng Sauron vẫn chưa hài lòng. Hắn cảm thấy con người quá yếu đuối, hắn muốn thao túng cả tộc Elf, vì thế hắn tạo ra một danh tính mới là Annatar – Chúa tể của quà tặng (ông già Noel???), đến kết thân với người Elf.

Thế nhưng, Gil-galad và Elrond đều rất “quách tỉnh”, cảm nhận được sự mờ ám của tên Annatar này nên luôn đề phòng hắn. Chỉ có người Elf ở Eregion là chào đón Sauron. Hắn truyền dạy cho họ nhiều kiến thức về luyện kim cũng như tặng họ những món quà giá trị. Chẳng bao lâu, Sauron đã chiếm được lòng tin của xứ Eregion và được đức vua Celebrimbor “add friend”. Chính hắn đã dụ Celebrimbor rèn ra những chiếc nhẫn quyền lực nhằm giúp hắn thực hiện mưu đồ chi phối tộc Elf.

Kể từ nửa sau của Kỷ Đệ Nhị, Sauron chính thức bước ra “sân chơi lớn”, trở thành Chúa tể Bóng tối thế hệ 2. Những cư dân của Trung Địa, vừa được hưởng yên bình trong hơn 1500 năm, nay lại sắp sửa bị cuốn vào những cuộc chiến khốc liệt kéo dài hàng nghìn năm. Khói lửa đã bắt đầu nổi lên…

Những chiếc nhẫn quyền lực

Bài này sẽ dành để giới thiệu với bạn đọc về những chiếc nhẫn quyền lực của Sauron, những tạo vật mạnh mẽ và cũng hắc ám nhất Trung Địa, những tạo vật đưa Sauron đến với biệt danh nổi tiếng “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, đồng thời cũng đưa Trung Địa bước vào những giai đoạn biến động liên miên trong suốt 2 kỷ nguyên tới.

“Ba nhẫn cho các Tiên chúa sống dưới gầm trời xanh

Bảy cho các chúa Người Lùn dưới sảnh đá bất diệt

Chín cho Con Người Phàm Trần định mệnh đành phải chết

Một cho Chúa tể Hắc Ám ngự cao trên ngai đen

Ở vùng đất đen Mordor nơi trú ngụ Bóng Đêm

Một Nhẫn Chúa thống trị tất cả, một Nhẫn Chúa tìm ra hết

Một Nhẫn Chúa tập hợp tất cả, trong bóng tối trói buộc hết

Ở vùng đất đen Mordor nơi trú ngụ Bóng Đêm”

Đây chính là bài thơ mở đầu của bộ sách “Chúa tể những chiếc nhẫn”. Như chúng ta đã biết, chúa tể Sauron đã hóa thân thành trai đẹp Annatar đến kết thân với Celebrimbor và dẫn dụ ông này tạo ra 19 chiếc nhẫn quyền lực. Kế hoạch của Sauron như sau: ba chiếc nhẫn dành cho 3 chúa Elf, 7 chiếc dành cho 7 chúa người Lùn, và 9 chiếc dành cho 9 lãnh chúa loài người. Còn Sauron, đích thân hắn rèn ra chiếc nhẫn thứ 20, hay còn gọi là Nhẫn Chúa (Master Ring). Chiếc nhẫn này được rèn từ lửa của ngọn núi Doom ở Mordor, có nhiệm vụ giúp kẻ đeo nhẫn có thể chi phối 19 người đeo chiếc nhẫn kia, giống như một máy chủ kết nối với các máy khác bằng một hệ thống mạng LAN vậy.

Một trong những quyền năng của đám nhẫn này đó là đem đến cho người đeo nó tuổi thọ vượt xa quy luât tự nhiên (hãy xem Bilbo Baggins đã sống lâu thế nào trong thời gian nắm giữ chiếc Nhẫn Chúa) và tăng cường sức mạnh cho họ. Đương nhiên “tác dụng phụ” của chúng chính là khiến chủ sở hữu dần bị tha hóa và chịu sự điều khiển của Sauron – kẻ nắm giữ Nhẫn Chúa. Thế nhưng, kế hoạch hoàn hảo của chúa tể những chiếc nhẫn đã không diễn ra theo ý hắn.

3 chiếc nhẫn dành cho tộc Elf là 3 chiếc nhẫn mạnh nhất trong bộ 19 chiếc, do đích thân Celebrimbor tạo ra (những chiếc còn lại được các nghệ nhân của xứ Eregion rèn). Bao gồm:

– Narya – chiếc nhẫn Lửa, có gắn một viên ruby. Narya được mô tả là có sức mạnh truyền động lực cho người khác chống lại sự bạo ngược và thống trị, khơi gợi những niềm hy vọng mới.

– Nenya – chiếc nhẫn Nước, có gắn một viên đá tựa kim cương. Nó đem lại sức mạnh phòng vệ và giúp ngăn cản sự xâm phạm của những thứ tà ác.

– Vilya – chiếc nhẫn Khí, có gắn một viên Sapphire, là chiếc nhẫn mạnh nhất trong bộ ba, nghe nói mang theo năng lực chữa lành và bảo vệ.

Điều Sauron không ngờ tới đó là những chúa Elf như Gil-galad, Celebrimbor hay Elrond đều rất “tỉnh”. Họ nhận ra sự liên kết hắc ám của chúa tể Bóng tối với 3 chiếc nhẫn này khi đeo chúng. Gil-galad đã trao chiếc nhẫn Narya cho Cirdan, Nenya cho công nương Galadriel cất giữ, đây đều là những nhân vật mạnh mẽ và đáng tin cậy không thể bị tha hóa bởi nhẫn, còn bản thân ông thì cầm chiếc nhẫn Vilya (sau này trao lại cho Elrond). Tung tích về 3 chiếc nhẫn đều được giấu kín cho đến tận cuối kỷ Đệ Tam.

Thất bại thứ hai trong kế hoạch cuả Sauron đó là 7 chiếc nhẫn dành cho 7 gia tộc người Lùn. Sauron đã đánh giá thấp họ. Có lẽ những người Lùn với bản chất cứng rắn và mạnh mẽ đã kháng lại được sự chi phối của chúa tể Bóng tối. Tác dụng phụ duy nhất của 7 chiếc nhẫn chỉ là khiến họ trở nên tham lam của cải một cách mù quáng. Chúng khiến họ trở nên giàu có và đồng thời cũng khiến họ mờ mắt vì vàng, dẫn đến sự suy tàn của người Lùn. Sauron chỉ có thể thu hồi lại 3 chiếc, còn 4 chiếc đã bị lửa rồng tiêu hủy trong các cuộc chiến.

Con Người, đáng buồn thay, lại dễ dàng bị nhẫn của Sauron chi phối. Họ là giống loài mềm yếu, non trẻ và nhiều dục vọng nhất. 9 vị lãnh chúa sở hữu nhẫn đều đạt được sự bất tử, quyền lực và giàu có. Sau hàng trăm năm đeo nhẫn, ý chí của họ dần bị khuất phục và bắt đầu chịu sự điều khiển của Sauron. Họ trở thành những bóng ma vô hình, mà được gọi chung bằng cái tên Nazgul – những tên nô lệ, thi hành mọi mệnh lệnh của Sauron. Cũng không rõ rằng sau khi trở thành Nazgul, các vị này có còn đeo nhẫn nữa hay không hay đã bị Sauron thu hồi, số phận của 9 chiếc nhẫn này cũng dần rơi vào quên lãng giống 4 chiếc của người Lùn.

Chiếc Nhẫn Chúa, được Sauron tạo ra vô cùng đơn giản, chỉ là một chiếc nhẫn vàng không hoa văn chạm khác hay đá quý gì gắn lên cả, nhưng khi hơ vào lửa, một dòng thơ cổ đầy ám ảnh sẽ hiện ra ở mặt trong của nhẫn:

Một Nhẫn Chúa thống trị tất cả, một Nhẫn Chúa tìm ra hết

Một Nhẫn Chúa tập hợp tất cả, trong bóng tối trói buộc hết

Để có thể thực hiện âm mưu điều khiển những người mang nhẫn, Sauron đã phải truyền vào trong chiếc Nhẫn Chúa một phần lớn linh hồn và sức mạnh của hắn. Điều đó cũng có nghĩa rằng số mệnh của Sauron sẽ bị phụ thuộc vào sự tồn tại của chiếc nhẫn. Tuy vậy để làm tổn hại được Nhẫn Chúa không hề đơn giản, ngay đến cả lửa rồng cũng không thể nung chảy nó được. Cách duy nhất để tiêu hủy là vứt nó vào chính ngọn lửa đã tạo ra nó trên đỉnh núi Doom ở Mordor, từ đó mới dẫn đến cuộc hành trình của anh chàng Frodo Baggins trong bộ Lotr.

Là một tạo vật hắc ám, ẩn chứa một phần linh hồn của Sauron vì thế chiếc Nhẫn Chúa dường như có suy nghĩ riêng. Nó luôn biết cách để người nào đó phải tìm ra nó một cách tình cờ, dẫn dụ người ta đeo nó vào ngón tay. và cũng bằng cách nào đó, tự động rơi ra khỏi tay người đeo khi chiếc nhẫn cảm thấy đến lúc cần rời bỏ.
Kẻ nào giữ nhẫn càng lâu thì càng nhanh chóng bị nó tha hóa, (như trường hợp của Gollum), trở thành nô lệ của chiếc nhẫn. Những lợi ích như giúp kẻ đeo nhẫn kéo dài tuổi thọ hay giúp họ trở nên vô hình chỉ là một cái mồi câu, bởi chiếc Nhẫn Chúa không bao giờ muốn phục vụ một kẻ mang nhẫn nào khác, mục đích duy nhất của nó chỉ là cố gắng tìm về với Sauron – chủ nhân đích thực của nó mà thôi. Với những kẻ bình thường, với trí lực mềm yếu hay quá nhiều dục vọng, chỉ cần nhìn thấy chiếc nhẫn, sẽ ngay lập tức trở nên mất bình tĩnh, nổi lòng tham và muốn chiếm được chiếc nhẫn làm của riêng bằng mọi cách. Ngay đến pháp sư hùng mạnh như Gandalf cũng chỉ dám cầm chiếc nhẫn này trong vài giây để xem xét mà thôi, đủ biết ma lực của nó khủng khiếp mức nào.

Cuộc chiến giữa tộc Elf và Sauron

Đây là cuộc chiến tranh diễn ra sau gần 100 năm kể từ sự kiện Celebrimbor rèn nhẫn cho Sauron và Sauron sử dụng chiếc Nhẫn Chúa với mưu đồ chi phối lãnh đạo của các tộc .

Vương quốc Lindon đâu để yên chuyện này, Gil-galad ngay lập tức tập hợp quân đội, chuẩn bị chiến tranh. Ông cũng kêu gọi đảo quốc Numenor đem quân tương trợ.

Thế nhưng Sauron đã nhanh chân hơn. Hắn hành quân từ Mordor, vượt qua khúc sông cạn Isen rồi tiến nhanh lên hướng Bắc, càn quét xứ Eregion, bắt giữ Celebrimbor để đòi nhẫn. Celebrimbor không chịu nói ra tung tích của 3 chiếc nhẫn Elf, bị Sauron xử tử và cắm xác trên cọc, chết rất thê thảm. Elrond nhận lệnh của Gil-galad đem quân đến ứng cứu nhưng không kịp, đành đưa những người sống sót lên hướng bắc, đến lập căn cứ ở vùng Rivendell.

Người Lùn ở Khazad-dum (mỏ Moria) ở ngay sát xứ Eregion, thuộc diện hàng xóm thân thiết (thân ai thằng ấy lo) thấy có biến, đã đóng chặt các cánh cổng của khu mỏ lại, tự cố thủ bên trong lòng núi, không màng sự đời.

Thế địch mạnh như vũ bão, quân đoàn của Sauron nhanh chóng đánh chiếm khắp vùng Eriador (phần lớn diện tích của vương quốc Lindon), đốt cháy các cánh rừng, xua đuổi và giết hại người Elf, bao vây chia cắt Lindon và Rivendell.

Đương trong vòng thập tử nhất sinh thì cứu viên từ Numenor đến. Con người giờ đây lại xuất hiện đầy oai hùng, trở thành nhân tố thay đổi cục diện cuộc chiến. Lính thủy đánh bộ Numenor, kết hợp với quân của Gil-galad, đánh sml quân của Sauron trong trận Gwathlo, hay còn gọi là trận chiến bên bờ sông Greyflood, cách khoảng 100 dặm về hướng Bắc của Rivendell. Elrond đang nằm ở Rivendell thấy thế cũng kéo quân ra gank, quân của Sauron 10 phần chết mất chín, lết về được Mordor cũng là may mắn.

Trong thời gian này, người Numenor cũng tranh thủ đem người của mình, bắt đầu thiết lập các tiền đồn với ý định định cư lâu dài, rải rác quanh Trung Địa.

Về phần Sauron, sau khi về thành hồi máu khoảng hơn 1000 năm, xây dựng lại quân đội, một lần nữa dấy binh chinh phạt Trung Địa, lần này có sự xuất hiện lần đầu tiên của lũ Ma Nhẫn (Ringwraith). Sauron tự xưng bằng những danh xưng kiêu ngạo như “Chúa tể của Trái Đất”,”Vua của Con Người”. Người Numenor cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Trời ơi, cái thằng Sauron này đúng là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, dám bật cả thượng quốc. Thế là đức vua Ar-Pharazon – vị vua thứ 25 của Numenor, thân chinh đem quân đến hỏi tội Sauron. Chưa bao giờ trong lịch sử Trung Địa mà loài người lại hoành tráng như thế.

Quân của người Numenor áp sát Mordor. Sauron nhìn cục diện biết là đánh không lại nên chủ động cầu hòa. Vua Ar-Pharazon chấp nhận với điều kiện Sauron phải đến Numenor làm con tin. Uy danh của đế quốc Numenor vang dội khắp lục địa, thế nhưng hành động đưa Sauron đến Numenor là một sai lầm chết người, chẳng khác gì rước hổ vào nhà, sẽ góp phần dẫn đến sự diệt vong của vương quốc này, muốn biết thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

Sự trỗi dậy và suy tàn của Numenor

Lại nói, con người được các Valar ban tặng cho hòn đảo làm chốn dung thân. Vương quốc Numenor được lập nên từ đó, trải qua cả nghìn năm của kỷ Đệ Nhị, trở thành một quốc gia hùng mạnh. Người dân Numenorean có tuổi thọ lên đến vài trăm năm. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, Numenor có thể đem quân về lục địa, tiến sát Mordor và buộc chúa tể Bóng tối phải đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, việc đưa Sauron đến Numenor làm con tin lại là một quyết định sai lầm, dẫn đến họa diệt vong cho cả vương quốc.

Sauron, bề ngoài thì tỏ ra đau khổ khi bị bắt về làm con tin, nhưng trong lòng lại vô cùng hoan hỉ. Giống với “tiền bối” của hắn là Morgoth, Sauron rất giỏi trong việc thao túng, gây mẫu thuẫn, phá hoại ngầm từ bên trong, và đây chính là cơ hội tốt để hắn hủy diệt kẻ thù cực mạnh này.

Đã từ lâu, người Numenorean vẫn không hài lòng khi các Valar cấm họ không được giong thuyền về hướng Tây, sợ rằng họ sẽ đến được vùng đất bất tử mà theo luật không một người trần tục nào được đến. Chính vì vậy, người Numenor đành hướng tham vọng vủa mình về phương Đông, nơi mảnh đất Trung Địa rộng lớn. Họ đổ nhiều quân lên Trung Địa, chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ.

Sauron từ khi đến Numenor, đã sử dụng sự khôn khéo của mình để chiếm được lòng tin của vua Ar-Pharazon, trở thành người thân cận của nhà vua. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Sauron đã khiến nhiều nhân vật trung thành với vua bị tống giam, quyền lực dần rơi về tay hắn.

Nắm bắt tâm lý thèm muốn sự bất tử của con người, Sauron đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu người Numenorean rằng chúa tể Morgoth là vị thần có thể giúp họ thực hiện khát vọng, đồng thời khiến họ quay sang phỉ báng các vị thần Valor. Ngay chính giữa vương quốc, Sauron đã được cấp phép xây dựng cả một đền thờ để thờ cúng Morgoth và thực hiện những nghi lễ hiến tế người sống. Trong khi đó, đức vua lại ngả theo tư tưởng của Sauron, bài xích các vị thần và tộc Elf. Ngôn ngữ Elf trong thời kỳ này bị cấm sử dụng ở Numenor.

Nội bộ của Numenor xảy ra mâu thuẫn sâu sắc. Một phe gồm những người ủng hộ đức vua, bài xích Valar, tôn thờ Morgoth, được gọi là phe King’s Men. Phe còn lại vẫn tin tưởng và trung thành với các Valar, giữ mối giao hảo với tộc Elf, gọi là phe Failthful. Đứng đầu của Faithful là lãnh chúa Amandil.

Lại nói, đức vua Ar-Pharazon nghe lời xúi giục của Sauron, cuối cùng quyết định đem quân tấn công vào thành phố Valinor của các vị thần ở phương Tây, buộc các vị thần phải ban cho ông ta sự bất tử. Người Numenorean đã xây dựng hạm đội Great Armament khổng lồ, tiến thẳng về hướng Tây. Vậy là, vào cuối kỷ đệ Nhị, người Numenorean đã thực hiện được mơ ước của mình, đặt chân lên đảo Aman. Họ không lường trước được hậu quả của hành động ngu ngốc này, Đấng Illuavatar hiển linh, chỉ một cái phẩy tay, nhấn chìm cả đảo quốc Numenor để trừng phạt người Numenorean. Còn về số phận của hạm đội Numenor tiến đánh đảo Aman, Đấng không giết mà lấy những ngọn núi đá đè lên, giam cầm họ vĩnh viễn trong một cái hang mà sau đó được gọi là Hang động bị lãng quên. Đấng tha chết cho họ bởi theo một lời tiên tri, số phận của hạm đội này sẽ còn phải tham gia vào một trận đánh cuối cùng trong ngày tận thế của toàn cõi Arda.

Để tránh cho việc những kẻ phàm trần còn nuôi ý định đến được vùng đất bất tử, Đấng lluvatar bẻ cong toàn cõi Arda vốn đang là mặt phẳng trở thành hình cầu, đưa thành phố Valinor tách xa hoàn toàn khỏi Trung Địa và không một kẻ nào có thể tìm ra được nữa. Đấng chỉ để lại một con đường duy nhất, một cây cầu vô hình dẫn từ Trung Địa đến Aman để dành cho tộc Elf đến phương Tây mà thôi.

Vậy là, vì sự ngông cuồng của đức vua Ar-Pharazon, cả đảo quốc Numenor hùng mạnh một thời giờ đã nằm dưới đáy biển. Thân xác của Sauron cũng bị phá hủy trong cơn đại biến này, tuy vậy phần hồn của hắn vẫn chạy thoát về Mordor, dần dần khôi phục một thân xác mới, tiếp tục âm mưu thống trị Trung Địa.

Cũng may thay, nòi giống Numenorean không bị tuyệt diệt. Elendil – con trai của Amandil (người đứng đầu phái Faithful), đã nghe lời cha, dẫn theo những người cùng lý tưởng, rời khỏi đảo quốc Numenor trước khi xảy ra biến cố này. Họ đến Trung Địa, lập ra hai vương quốc của loài người là Arnor ở phương Bắc và Gondor ở phương Nam, sau này cũng phát triển hưng thịnh ở Kỷ Đệ Tam.

Người Numenorean ở Trung Địa

Sau khi vương quốc Numenor sụp đổ, những người Numenorean lưu vong, mà giờ được gọi là người Dunedain, do Elendil dẫn đầu, tiến về Trung Địa và lập ra một vương quốc mới gọi là Arnor ở vùng Tây Bắc lục địa, giáp ranh với vùng đất Eriador của Gil-galad (trên thực tế, trước khi Elendil đến, vùng đất này đã có một số lượng người Numenorean đến chiếm đóng và định cư ở đây từ lâu, kết quả từ những cuộc thám hiểm mở mang lãnh thổ của Numenor năm xưa).

Để ông bô cai trị miền Bắc, hai người con trai của Elendil là Isildur và Anarion đi về phương Nam , vượt sông Anduin và lập nên vương quốc Gondor (phía Tây giáp biên giới Mordor, phía Đông giáp vịnh Belfalas). Thủ đô của vương quốc này là Osgiliath. Họ cũng thành lập hai thành phố lớn khác là Minas Ithil và Minas Anor. Trước khi rời Numenor, họ còn kịp mang theo một báu vật, đó là hạt giống từ Cây Trắng Nimloth. giờ đem trồng ở Minas Tirith như một sự tưởng nhớ đến cố quốc. Cây trắng Gondor trở thành một kỳ quan và quốc huy của nước này từ đó.

Hai vương quốc Arnor và Gondor có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và thường được gọi chung là “Vương quốc của những người Dunedain lưu vong”. Vua của Arnor vẫn là người có quyền lực cao nhất, được gọi là High King, sau này sẽ do con trai cả là Isildur kế vị, còn vua của Gondor do người con thứ là Anarion cai trị thì chỉ được gọi là “King” và phải thần phục Arnor.

Tuy dân số của người Numenorean có mặt ở Trung Địa khá lớn nhưng lại không hòa hợp hoàn toàn với nhau. Có một số người Numenorean đã đến định cư gần con sông lớn Anduin từ xưa thì không chấp nhận thần phục Elendil làm vua. Vùng lãnh thổ Umbar ở phía Nam của vương quốc Gondor lại thuộc sự cai quản của những người Numenorean thuộc phe King’s Men năm xưa (tôn thờ Morgoth) nên đương nhiên cũng không chịu thần phục Arnor và Gondor. Những người này được gọi chung là Black Numenorean.

Cuộc chiến của Liên minh Cuối cùng

Theo “truyền thống” của Trung Địa, có vẻ như dấu mốc kết thúc một kỷ nguyên luôn được “chốt hạ” bởi một cuộc chiến lớn, kéo dài trong nhiều năm. Ở kỷ Đệ Nhất, đó là cuộc chiến Thịnh nộ (War of Wrath), còn ở Kỷ Đệ Nhị này, chúng ta sẽ đến với sự kiện “Cuộc chiến của Liên minh cuối cùng” (War of the Last Alliance).

Có lẽ cả 2 phe đều biết được rằng, qua những sự kiện đưa đẩy suốt mấy nghìn năm qua, đến cuối cùng sẽ phải giải quyết bằng một trận đánh quyết định. 8 năm sau khi Sauron từ Numenor trở về, hắn dần hồi phục lại thân xác đã mất, tập hợp quân đội, chỉ chờ ngày xuất binh.

Ở phía bên kia chiến tuyến, hoàng đế Gil-galad biết rằng mình sẽ là lãnh tụ cao nhất của cuộc chiến này chống lại chúa tể Bóng tối. Ông liên lạc với các vương quốc khác, tập hợp một liên minh cuối cùng, liên minh lớn nhất từ trước đến nay giữa Elf và con người. (tuy tên gọi là vậy nhưng còn rất nhiều giống loài khác đến tham gia vào liên quân này). Chúng ta có thể gọi đây là “Liên minh Cuối cùng” bởi từ sau cuộc chiến này, sẽ không bao giờ, người ta còn được nhìn thấy người Elf lãnh đạo một liên minh hùng mạnh đến như thế, không bao giờ nữa.

Trong liên minh của Gil-galad có sự góp mặt của Elendil – vị vua tối cao của vương quốc Arnor và Gondor đại diện cho con người đến hội quân. Ngoài ra, còn một số chúa Elf khác, đó là Elrond đến từ Rivendell, là Oropher đến từ Mirkwoods và Amdir đến từ Lothlorien (2 vị này thuộc tộc Elf Sindar – thần dân của vương quốc Doriath năm xưa). Ngoài ra, thật bất ngờ, còn có sự góp mặt của Durin IV – dẫn theo đội quân Người Lùn hùng mạnh từ Khazad-dum đến tương trợ.

Gil-galad mất 2 năm để tập hợp xong liên minh, sau đó lại mất thêm 3 năm nữa ở Rivendell để rèn đủ binh khí. Trong thời gian đó Sauron đã chủ động tấn công trước. Hắn đem đại quân vây hãm Minas Ithil – một pháo đài của Gondor – vương quốc gần với hắn nhất. Chỉ sau 1 năm, Sauron đã chiếm được thành, đốt Cây Trắng – biểu tượng của Gondor, đổi tên thành pháo đài Minas Morgul. Isildur phải chạy về phương Bắc cầu cứu vương quốc Arnor của cha mình, còn người em Anarion thì ở lại tử thủ kinh thành Osgiliath.

Liên quân của Gil-galad tiến thẳng về Mordor. Họ đụng độ quân của Sauron ở vùng đồng bằng Dagorlad phía Bắc Mordor, mà còn gọi là Đồng Chiến Trận. Ở trận này, liên minh thắng chung cuộc, tuy vậy cũng thiệt hại rất lớn. Oropher – lãnh chúa Mirkwood và Amdir lãnh chúa Lothlorien không chịu nghe lệnh Gil-galad, tự mình dẫn quân xông lên trước, kết cục Oropher thì bị chết ở Cổng Đen (Black Gate) – ngay lối vào Mordor, còn Amdir cùng quân của mình thì bị quân Orc dồn ra vùng Đầm Lầy Chết và bị tàn sát tại đây. Xác chết của họ vẫn nằm ở đầm lầy này cho đến ngày nay, như một chứng tích kinh hoàng của ngày hôm đó.

Liên quân sau khi phá sập được Cổng Đen thì bắt đầu cuộc vây hãm tòa tháp Barad-dur của Sauron. Cùng thời gian này, Anarion – vua của Gondor trong một cuộc vây hãm, ăn cả tảng đá vào đầu đã tiên du giá hạc.

Sau 7 năm vây hãm rất căng, cuối cùng Sauron cũng phải xuất hiện. Trận đấu quyết định của toàn Trung Địa đã đến, Gil-galad và Elendil cùng lên “đả lôi đài”. Hai “đại biểu” của Elf và người khó khăn lắm cuối cùng cũng đánh gục được Sauron, tuy nhiên cả hai cũng đều vong mạng. Ngay thời khắc quan trọng đó, Isildur – con trai Elendil, nhảy ra KS, nhặt thanh gươm gãy của cha mình cắt phăng ngón tay đeo nhẫn của Sauron. Mất nhẫn, ba hồn bảy vía Sauron tiêu tán, chúa tể Bóng tối giờ chỉ là cái xác không hồn. Cuộc chiến của Liên minh cuối cùng đã kết thúc với phần thằng thuộc về Elf và con người, Sauron bị đánh bại hồn phi phách tán, đồng thời cũng là sự kiện đánh dấu chấm hết cho Kỷ Đệ Nhị.

Kỷ Đệ Tam

Sau kết thúc của cuộc chiến dai dẳng giữa Liên minh và Sauron mà phần thắng thuộc về phe Liên minh, Trung Địa chính thức bước sang kỷ Đệ Tam. Tuy giai đoạn này chỉ kéo dài hơn 3000 năm, về thời gian còn ngắn hơn chút so với kỷ Đệ Nhị, thế nhưng số sự kiện quan trọng diễn ra ở giai đoạn này nhiều gấp đôi so với 2 kỷ trước, mang tính quyết định cho số phận của lục địa. Cả 2 tác phẩm tiêu biểu của tác giả Tolkien là “The Hobbit” và “Lord of the Rings” đều là những câu chuyện diễn ra trong kỷ nguyên này.

Thông thường, việc thắng trận là sự mở đầu cho những điều tốt đẹp, sự thịnh vượng và hòa bình cho tất cả các vương quốc. Thế nhưng cuộc chiến cuối cùng ở Kỷ Đệ Nhị lại là một cái kết buồn cho những người chiến thắng. Những tổn thất do chiến tranh là không gì bù đắp nổi.

Đầu tiên phải kể đến tộc Elf. Những người Elf đã cống hiến rất nhiều cho Trung Địa. Ngay từ những ngày đầu tiên của kỷ Đệ Nhất, họ vẫn luôn là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống lại chúa tể Bóng tối. Và ở cuộc chiến của Liên minh cuối cùng cũng vậy, rất nhiều lính tộc Elf đã bỏ mạng, 10 phần chết 8-9, và điều đáng tiếc hơn là hoàng đế Gil-galad cũng tử trận. Ông là vị vua cuối cùng của dòng máu Noldor cao quý ở Trung Địa, không có người kế vị, vương quốc Lindon phồn thịnh một thời dần suy tàn, nguyên khí của người Elf bị hao tổn nghiêm trọng, không bao giờ còn có thể vực dậy thời huy hoàng như xưa được nữa.

Đối với người Dunedain, tức con người, tình hình cũng chẳng khá hơn. Cả hai vị vua của 2 vương quốc Arnor và Gondor đều tử trận, Isildur thay cha cai quản Arnor, đồng thời cũng giúp người cháu Meneldil trong việc triều chính ở Gondor.
Isildur sau khi đoạt được chiến nhẫn của Sauron, khiến hắn ta hồn phi phách tán, đáng lẽ ra phải đem tiêu hủy chiếc nhẫn sớm nhất có thể thì Isildur lại bị ma lực của chiếc nhẫn mê hoặc, quyết định giữ lại làm của riêng.
2 năm sau cuộc chiến, Isildur cùng các con trai và 200 hộ vệ, rời Minas Arnor đi về phía dãy núi Mù Sương. Ngờ đâu, đoàn người bị phục kích bởi một đội quân Orc, có lẽ là dư đảng của Sauron vẫn còn sống sót. Họ bị chặn đánh ở cánh đồng Gladden bên dòng sông Anduin.
Bị áp đảo về quân số, bên Isildur bắt đầu bị thảm sát. Hai con trai của ông đều tử trận. Cậu con cả tình nguyện ở lại cầm chân để Isildur chạy thoát, cũng được coi là anh hùng. Tiếc thay, Isildur chạy đến giữa dòng sông, đeo chiếc nhẫn của Sauron vào để tàng hình, có ngờ đâu chiếc nhẫn, như có suy nghĩ riêng, tự động rơi ra khỏi ngón tay của Isildur bằng một cách nào đó.
Mất đi chiếc nhẫn, Isildur có chút hụt hẫng, nhưng ngay sau đó là một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Cái cảm giác mà suốt 2 năm cầm chiếc nhẫn ông ta không có được. Ông cảm thấy hối hận vì đã không tiêu hủy thứ tạo vật hắc ám này khi còn có thể. Không còn tàng hình, bị lũ Orc phát hiện ra, Isildur mình găm đầy tên, chết trên dòng sông Anduin, không tìm được xác.
Sau cái chết của Ilsidur, 2 vương quốc Arnor và Gondor dần dần rơi vào vòng xoáy chém giết, tranh dành quyền lực nội bộ cũng như bị ảnh hưởng của những cuộc chiến với các quốc gia khác, nhanh chóng suy yếu.

Sự kiện vui mừng duy nhất trong khoảng thời gian này có lẽ là đám cưới của Elrond với Celebrian (con gái Celeborn và Galadriel), Rivendell và Lothlorien kết thành “thông gia”.

Tình hình Arnor và Gondor kỷ Đệ Tam

1. Vương quốc Arnor

Sau cái chết của Ilsidur bởi cuộc tập kích của lũ Orc ở Gladden Fields, người con út của Ilsidur là Valandil, hoàng tử duy nhất sống sót, trở thành người kế vị ở Arnor. Tình hình vương quốc không có gì biến động hơn 800 năm. Tuy nhiên, sau khi vị vua thứ 10 của Arnor là Earendur qua đời, 3 người con trai của ông tranh giành ngôi vua, dẫn đến nội chiến và khiến Arnor vị xé lẻ ra thành 3 tiểu vương quốc (giống Tam quốc phân tranh). Bao gồm:

– Vương quốc Arthedain do người con trai cả là Amlaith thành lập. Đây được coi là vùng lãnh thổ có người dân Numenorean thuần chủng nhất còn sót lại ở Trung Địa. Arthedain tồn tại lâu nhất trong cả 3 vương quốc, kéo dài hơn 1000 năm thì bị vương quốc Angmar ở phương Bắc tiêu diệt, trở thành vùng đất hoang tàn. Những con dân còn lại của Arthedain, sống lang thang lay lắt, trở thành một nhóm người gọi chung là “Người bảo vệ phương Bắc” (Ranger of the North).

– Vương quốc Cardolan: được lập nên bởi 1 trong 2 hoàng tử còn lại, Cardolan tồn tại hơn 700 năm. Trước mối đe dọa của Angmar ở phương Bắc, Cardolan phải liên kết với Arthedain, tiếc thay vẫn không thể trụ vững được, bị tiêu diệt và trở thành vùng đất hoang vu cho đến tận cuối kỷ Đệ Tam.

– Vương quốc Rhudaur do hoàng tử còn lại của Arnor lập nên. Vương quốc này thường gây chiến với 2 vương quốc trên để tranh giành đất đai. Vì là vương quốc có thành phần dân cư tạp nham nhất, chẳng mấy chốc, những người kế vị sau của Rhudaur không còn là dòng chính thống hoàng gia nữa. Vương quốc này đầu hàng Angmar và nhanh chóng bị sát nhập sau hơn 500 năm tồn tại.

Vậy là từ đây, vương quốc Arnor hùng mạnh một thời của người Numenorean thần thánh năm xưa chính thức sụp đổ, trở thành những vùng đất hoang vu, còn người dân trở thành những kẻ lang thang không chốn dung thân.

2. Vương quốc Gondor:

Ngược lại với Arnor ở phương Bắc, Gondor trong thời kỳ đầu của kỷ Đệ Tam phát triển rất hưng thịnh với chỉ số tăng trưởng ổn định qua các năm, ngoại trừ một thời gian ngắn phải chống lại sự xâm lược hung hãn của người Easterling ở phương Đông.

Gondor từ năm 830 đến năm 1149 của kỷ Đệ Tam là hơn 300 năm cực thịnh, được gọi là thời kỳ vàng son của Gondor, do 4 đời vua cai trị. Đặc biệt là ở triều đại của vua Hyarmendacil (1015-1149), lãnh thổ Gondor được mở rộng nhất, chiếm gần 1/2 lục địa. Thời kỳ này Gondor giàu có đến nỗi người ta nói rằng đá quý ở xứ này, trẻ con còn mang ra chơi như đá cuội.

Tuy nhiên “Không ai giàu ba họ”, Gondor hùng mạnh lẫy lừng như Numenor năm xưa cũng đến lúc suy tàn do phải trải qua 3 biến cố lớn, bao gồm:

– Nội chiến. Vâng, lại là nội chiến tranh giành quyền lực. Nguyên do là vua lúc bấy giờ của Gondor là Eldacar mang dòng máu lai vì có mẹ là người phương Bắc, dẫn đến vụ binh biến của đô đốc hải quân Castamir – vốn là người thuộc dòng máu thuần chủng Gondor. Eldacar đâu có để yên, cũng chạy về phương Bắc gọi đồng minh đến viện trợ để đòi lại ngai vàng. Phe của Castamir thua chạy phải dạt tít về phía Nam.

– Sau khoảng 200 năm kể từ cuộc nội chiến, Gondor lại phải hứng chịu một dịch bệnh hoành hành.Giống như “Cái chết Đen” trong lịch sử châu Âu, dịch bệnh này lây lan khắp cả phía Nam Trung Địa, và nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là thủ đô Osgiliath, rất nhiều người đã chết, đến nỗi chính quyền phải rời kinh đô về Minas Anor. Dịch bệnh sau đó còn lan lên phương Bắc, gây nhiều thiệt hại ở Rhudaur và Cardolan. Chính trong khoảng thời gian này, vì dịch bênh khiến Gondor suy yếu nên quân đội của Sauron ở Mordor bắt đầu manh nha trỗi dậy mà không bị phát hiện.

Sứ mệnh Erebor

Far over the misty mountains cold.
To dungeons deep, and caverns old.
We must away, at break of day.
To find our long forgotten gold.
The pines were roaring on the height.
The winds were moaning in the night.
The fire was red, it flaming spread.
The trees like torches blazed with light

Tôi xin phép được trích dẫn những câu hát của bài “Misty Mountain” trong phim “The Hobbit” làm mở đầu cho bài viết này, một bài hát mà mỗi lần nghe không khỏi khiến tôi nổi da gà. Chất giọng trầm ấm của những chú lùn thật dễ khiến người nghe có cảm giác như đang ngồi trước lò sưởi rực cháy, bên ngoài mưa bão lạnh giá, chỉ ít phút nữa thôi, ta sẽ phải rời nơi ấm áp an toàn này, bước ra ngoài kia, dấn thân vào một hành trình hiểm nguy nhưng lại có sức mê hoặc thật khó cưỡng.

Câu chuyện về hành trình của 13 người lùn, 1 lão phù thủy và 1 anh chàng Hobbit, vượt trăm ngàn dặm đường, từ xứ Shire đến tận núi Cô Đơn để đòi lại kho vàng và vương quốc Erebor bị con rồng Smaug chiếm giữ dường như là một kỳ tích. Tuy đây chỉ là một sự kiện nhỏ, mang tính “ân oán cá nhân” giữa người Lùn và Smaug, tuy nhiên lại có những tác động nhất định đến tiến trình lịch sử chung của Trung Địa cuối kỷ Đệ Tam.

Để bắt đầu câu chuyện về sứ mệnh Erebor, chúng ta hãy quay ngược thời gian về quãng năm 2799, sau cuộc chiến đẫm máu giữa Người Lùn và Orc ở cổng Đông mỏ Moria với kết cục chung cuộc thuộc về Người Lùn, tuy rằng mất mát của họ cũng không hề nhỏ.

Chiến thắng không giúp cho những Người Lùn vong quốc có cuộc sống khá khẩm hơn. Sau chiến tranh, vua Thrain II cùng con trai Thorin và các tùy tùng thân tín quay trở lại Dunland, sau đó lại di cư đến rặng núi Xanh ở tít phía Tây lục địa, sống trong những tàn tích hoang tàn của xứ Belegost hồi kỷ Đệ Nhất.

Cuộc sống dường như ổn định hơn, nhưng càng cao tuổi, vua Thrain II càng day dứt khôn nguôi, hướng mắt về hướng Đông nơi có ngọn núi Cô Đơn – quê nhà tổ tiên của ông. Nhiều năm sau, ông cùng một đoàn tùy tùng, rời rặng núi Xanh, đi mãi về phía Đông một cách vô định. Sau một đêm nghỉ lại bìa rừng Mirkwoods, sáng hôm sau cả đoàn hoảng hốt khi phát hiện vua của họ đã mất tích. Thực tế là, Thrain II đã bị tay say của Necromancer (danh tính tạm thời của Sauron) bắt cóc đem về pháo đài Dol Guldur. Mục đích của Sauron là muốn thu hồi chiếc nhẫn quyền lực cuối cùng của tộc Người Lùn, hiện đang do Thrain II nắm giữ. Thrain bị tra tấn và giam giữ dưới hầm ngục của pháo đài.

Trong thời gian này, Gandalf cảm nhận thấy một mối nguy chưa thành hình xung quanh pháo đài bỏ hoang Dol Guldur và đã đột nhập vào để điều tra, phát hiện ra Necromancer chính là Sauron. Lão tìm được Thrain đang hấp hối trong ngục tối. Do bị tra tấn quá nhiều, Thrain không còn tỉnh táo, ông ta quên mất cả tên của chính mình. Điều duy nhất ông ta còn nhớ được, cũng là tâm nguyện day dứt lớn nhất của ông, là trao cho Gandalf tấm bản đồ ngọn núi Cô Đơn và chiếc chìa khóa mở cửa vương quốc Erebor, nhờ cậy Gandalf hãy trao lại tận tay cho con trai ông. Đáng tiếc là thần trí ông không còn đủ tỉnh táo để nhớ được tên con trai mình. Vậy là …Vua Thrain II – vua dưới gầm quả núi đời thứ 3, chính thức qua đời, trong hầm ngục tăm tói của Dol Guldur, với giấc mơ phục quốc còn dang dở.

Rất nhiều năm về sau, trong một đêm nọ, Gandalf tình cờ gặp gỡ Thorin II – hay còn gọi là Thorin Khiên gỗ sồi ở một quán rượu vùng Bree. Qua cuộc nói chuyện dài, lão phù thùy nhận ra đây chính là con trai của Người Lùn đã chết ở Dol Guldur mà lão đã gặp năm xưa. Lão trao lại cho Thorin di chúc của Thrain, cùng bản đồ và chiếc chìa khóa. Cả hai quyết định lập một đội thật cừ, cùng nhau quay trở lại ngọn núi Cô Đơn, đòi lại vương quốc Erebor và của cải trong đó.Thế là từ đây, sứ mệnh Erebor bắt đầu.

Thorin và phù thủy Gandalf, sau cuộc gặp gỡ ở Bree, quyết định tập hợp một nhóm người dũng cảm và tháo vát, cùng thực hiện sứ mệnh Erebor, đoạt lại vương quốc và kho báu của Người Lùn từ lão rồng Smaug.

Đoàn người có tất cả 15 mạng, bao gồm Gandalf và anh chàng Hobbit Bilbo Baggins thì chúng ta đã biết rồi. 13 người còn lại, đều là Người Lùn – những người được quyền thừa kế hợp pháp kho của cải khổng lồ trong núi Cô Đơn. Bài viết này sẽ giới thiệu về 13 nhân vật đó, bao gồm Thorin Oakenshield – đồng chí trưởng đoàn, và 12 tùy tùng.

Thorin Oakenshied

Dịch nôm na là Thorin Khiên Gỗ Sồi, hay còn được biết đến là Thorin II, là con trai của vua Thrain II, tức là người thừa kế ngai vàng chính thống của Erebor (cho dù vương quốc này đã bị con rồng Smaug thiêu rụi).

Tuy mang thân phận cao quý nhưng Thorin sớm đã phải nếm trải cuộc sống cơ cực, vất vả của một hoàng tộc lưu vong, hết từ Dunland cho đến Rặng núi Xanh, chính vì thế có lẽ đã tôi rèn cho Thorin bản lĩnh can trường, kinh nghiệm chiến đấu dày dạn, đã được chứng tỏ qua cuộc đại chiến thần thánh của Người Lùn với bọn Orc ở cổng Đông Moria. Trong trận này, chiếc khiên của ông bị đánh vỡ, Thorin đã nhặt tạm một khúc gỗ sồi dưới đất thay cho khiên, từ đó mà có biệt danh Thorin Khiên Gỗ Sồi. Nói theo kiểu phim Tàu thì Thorin thuộc hạng mang dòng máu hoàng tộc lưu lạc trong dân gian, tuy nghèo nhưng có số có má, rất được võ lâm đồng đạo tôn trọng.

Balin

Là người nhiều tuổi nhất trong đoàn của Thorin, có thể xếp vào hạng trưởng lão. Balin là chứng nhân lịch sử cho hầu hết các sự kiện cả đau thương lẫn hào hùng của Người Lùn ở Erebor, từ cuộc thảm sát của con rồng Smaug, đến cuộc đại chiến với lũ Orc ở Moria. Ông cũng là em họ và là một trong những tùy tùng thân cận của tiên vương Thrain II, về sau cũng trở thành một lãnh đạo trong cộng đồng Người Lùn – kiều ở… hải ngoại và là cố vấn tin cậy của Thorin, trong sứ mệnh Erebor thì nắm chức phó trưởng đoàn.

Là người từng trải và có nhiều kinh nghiệm nhất, không lạ gì khi Balin luôn là nhân vật bình tĩnh, biết nhìn xa trông rộng, đánh giá sự việc khách quan nhất trong đoàn. Ông cũng là người tình cảm, sau sứ mệnh cũng là người duy nhất trong đoàn lặn lội đến Shire thăm hỏi bạn cũ Bilbo.

Mãi về sau, khi câu chuyện về sứ mệnh Erebor kết thúc, Balin nuôi khát vọng đòi lại cả Moria – vương quốc của Durin năm xưa, tiếc thay ông lại bỏ mạng trong một trận chiến với lũ Orc, để lại giấc mơ tái thiết vương quốc còn dang dở.

Dwalin

Là em trai của Balin, Dwalin cũng từng trải qua cuộc chiến đánh bọn Orc và tham gia đoàn tùy tùng của vua Thrain II. Ông là chiến binh dày dạn kinh nghiệm, co vóc dáng to cao rắn rỏi nhất trong đoàn của Thorin. Sau khi kết thúc sức mệnh, Dwalin ở lại sống tại Erebor và được coi là người sống lâu nhất trong đoàn.

Fili và Kili

Đây là hai anh em ruột, hai người trẻ nhất trong đoàn tùy tùng. Mẹ của họ là em gái của Thorin vì thế xét theo vai vế, thì gọi Thorin bằng bác xưng cháu, về lý thuyết thì sau này người anh Fili sẽ thừa kế ngai vàng chính thống từ bác mình, có thể nói là 2 người có thân phận cao quý nhất trong đoàn chỉ xếp sau Thorin. nhìn mặt quả cũng có chút khí chất vương giả. Tuy vậy, cả Fili và Kili không lấy gì làm kiêu ngạo về điều đó, họ là 2 chàng trai vui vẻ, nhiệt huyết, nhờ sự nhanh nhẹn nên thường được cử đi làm trinh sát cho cả đoàn, phụ trách cho lũ ngựa ăn, cũng như có thế mạnh trong việc đào hố tạo bẫy.Trong phim thì đã sáng tạo thêm một tình tiết là anh soái-lùn Kili nói nhăng nói cuội vớ vẩn thế nào mà lại tán được nàng Elf Tauriel, hớt tay trên bao công chăn dắt của anh hotboy Legolas, thật không phải chuyện vừa.

Dori, Nori và Ori

Đây cũng là 3 anh em trai trong đoàn cua Thorin. Đóng vai trò không được nổi bật như các nhân vật trước, câu chuyện và tiểu sử của họ cũng không được kể ra rõ ràng. Chỉ biết rằng 3 người là anh em họ hàng xa với Thorin, sinh sống ở rặng núi Xanh.
Dori là anh cả, luôn lo lắng cho cậu em út Ori – vốn ít kinh nghiệm. Không những là một chiến binh giỏi, Dori còn là một người có vẻ tinh tế, ăn mặc chỉn chu, đúng kiểu lớp trưởng gương mẫu.
Nori là anh hai, có tài thổi sáo và tính thích ăn uống đầy đủ, tươm tất, rất hợp tính với Bilbo Baggins.

Còn người em út Ori, kinh nghiệm thực chiến không hề có, vũ khí chỉ là cây súng cao su, vốn dĩ là người thích viết lách, ghi chép nhật ký, nổi tiếng với nét chữ rất đẹp. Sau sự kiện Erebor, Ori tham gia cùng đoàn của Balin tiến về khu mỏ Moria để tái thiết. Họ đụng đọ Balrog và lũ Orc ở đây, Balin tử trận và được chôn cất trong một căn phòng. Ori là những người cầm cự đến cuối cùng sau đó cũng qua đời trong khu mỏ này. Về sau khi đoàn người hộ tống Frodo đi qua khu mỏ, họ đã nhặt được một cuốn nhật ký và nhận ra bút tích của Ori năm xưa.

Oin và Gloin

Oin là anh trai của Gloin. Hai anh em này phụ trách mảng khói lửa trong đoàn. Họ là anh em họ của Balin và Dwalin.Oin cũng thuộc hạng lão tướng dày dạn kinh nghiệm, sau sự kiện ở Erebor, ông cũng theo Balin tiến về Moria. Ông được giao nhiệm vụ dẫn một đội tiến sâu vào tầng hầm thứ 3 của khu mỏ để tìm kho vũ khí, về sau bị quân Orc chặn mất đường ra, phải chạy thoát theo lối cổng phía Tây, ngờ đâu ở hồ nước trước mặt cổng này có một con thủy quái sinh sống, Oin bị nó ăn thịt tại đây.

Trong phim, Oin là một ông già bị bệnh lãng tai nhưng lại đóng vai trò “Medic” trong đội, phụ trách hồi sức, cấp cứu, bơm máu và chế thảo dược cho cả đoàn.

Gloin là em trai của Oin, cũng chính là cha của anh chàng Gimli – bạn đồng hành thân thiết của Legolas trong phần truyện Chúa Nhẫn. Nhân vật này cũng khá mờ nhạt, sau sự kiện Erebor, Gloin chỉ xuất hiện thêm một lần khi đưa con trai là Gimli đến tham dự cuộc họp của Hội đồng của Elrond ở Rivendell bàn về số phận của Nhẫn Chúa mà Frodo đang nắm giữ. Về sau không thấy kể thêm gì về nhân vật này nữa, chắc giao trọng trách hết cho thằng con, rồi về nhà vui thú điền viên, an hưởng tuổi già.

Bifur, Bofur và Bombur

Đây là 3 người anh em họ với nhau. Bifur là nghệ nhân làm đồ chơi, có tài thổi kèn Clarinet. Nhân vật này phụ, không được kể nhiều trong chuyện.

Về Bofur, ông này vốn có nguồn gốc là dân ở rặng núi Xanh từ xa xưa di cư về phương Đông, chứ không thuộc dòng dõi Durin ở Moria, vì thế cũng không mặn mà lắm với việc đòi lại vương quốc Erebor đã mất, quan trọng là thích phiêu lưu, thấy vui thì nhập cuộc thôi, tính tình khá là vui vẻ lạc quan.

Về phần Bombur – em trai của Bofur, đây là thanh niên mập nhất đoàn, đương nhiên cũng là đứa ngốn nhiều lương thực nhất. Bombur ăn rất khỏe, và ngủ cũng giỏi không kém, tuy vậy cũng không phải là vô dụng hoàn toàn. Với vũ khí là một chiếc muôi sắt, cùng lợi thế là trọng lượng của mình, thanh niên này cũng là mội đối thủ đáng gờm. Về sau, nghe đâu là Bombur đã béo đến nỗi phải cần đến mấy người mới khiêng được thanh niên này lên bàn ăn.

Lại nói, Thorin Oakenshield và Gandalf tập hợp 1 đoàn, tổng cộng 15 mạng để thực hiện sứ mệnh tiến về Erebor, khởi hành ở xứ Shire vào một ngày tháng 4 của năm 2941 kỷ Đệ Tam. Theo biên bản hợp đồng, số kho báu sẽ được chia đều làm 14 phần (Gandalf không lấy phần nào), các chi phí phát sinh đều sẽ thanh toán, bao gồm chi phí đi lại. ăn ở và cả… dịch vụ mai táng trong trường hợp bỏ mạng trong hành trình (ực).

Cũng giống như thầy trò Đường Tăng đi Tây thỉnh kinh, đoàn người của Thorin đi Đông thỉnh…vàng cũng gặp phải vô số kiếp nạn, đường dài bất tận, hiểm nguy rình rập, dãi nắng dầm mưa, thật là khổ không kể xiết. Vì chuyện rất dài, bài viết sau đây chỉ tóm tắt sơ lược và liệt kê lại các kiếp nạn và sự kiện mà đoàn người của thầy trò Thorin gặp phải trên hành trình đến ngọn núi Cô Đơn.

Kiếp nạn 1:

Từ Shire, đoàn người đi theo con lộ chính Great East Road lối thẳng đến Rivendell ở hướng Đông. Mọi chuyện có vẻ suôn sẻ cho đến khi họ đến Trollshaws – một cánh rừng nằm ngay gần Rivendell. Cả đoàn đụng độ 3 tên Troll núi và bị tụi này bắt, định bụng đem làm thịt. May sao nhờ mưu kế câu giờ của Gandalf, 3 trên Troll mải cãi nhau không để ý trời sáng. Ánh mặt trời làm chúng bị hóa đá, cả đoàn người thoát chết.

Sự kiện 1:

Vượt qua rừng Trollshaws, đoàn người vất vả tìm kiếm, cuối cùng cũng tìm được lối vào Rivendell. Đây là một “trạm nghỉ” lý tưởng. Họ được Elrond tiếp đón chu đáo. Gandalf nhờ vị chúa Elf thông thái dịch hộ những chữ Rune cổ viết trên tấm bản đồ Erebor, Nhờ Elrond, đoàn người nắm được 1 thông tin quan trọng về lối vào bí mật vương quốc: “Hãy đứng bên cạnh tảng đá khi con chim hét kêu, mặt trời lặn và ánh sáng cuối cùng của ngày Durin sẽ chiếu vào lỗ khóa”. Chính là lỗ khóa của chiếc chìa mà Thror trước khi chết đã trao cho Gandalf.
(Chú thích: ngày Durin là ngày cuối cùng của mùa thu, cũng là ngày cuối cùng của năm cũ trong lịch của Người Lùn).

Kiếp nạn 2:

Tạm biệt Elrond, Bilbo và các chú lùn rời Rivendell trong sự tiếc nuối để đối mặt với những đường đèo hiểm trở hòng vượt qua dãy Mù Sương. Trong đêm tối mưa bão, cả đoàn trốn vào trú trong một cái hang và bị lũ Orc ở đây bắt giữ.
Một lần nữa, Gandalf lại xuất hiện kịp thời và giải nguy cho cả bọn, giết chết tên Orc chúa. Trong lúc chạy trốn, Bilbo Baggins bị lạc đoàn, rơi vào hang ổ của Gollum và nhặt được một chiếc nhẫn – chính là Nhẫn Chúa của Sauron. Giống như hiệu ứng cánh bướm, một sự kiện nhỏ bé tưởng chừng như vô hại nhưng lại liên quan rất nhiều đến vận mệnh của cả lục địa về sau này.

Kiếp nạn 3:

Vượt qua được dãy núi Mù Sương, đoàn người thở phào nhẹ nhõm tưởng như thoát khỏi lũ Orc khát máu nơi đây. Nào ngờ đi chưa xa, Orc đã đuổi tới, nhờ sự hỗ trợ của lũ Warg – loài sói lớn ở Trung Địa , thường được Orc sử dụng làm thú cưỡi. Cả đám bị dồn vào đường cùng nhưng vị thần may mắn vẫn mỉm cười với họ. Từ trên không bất ngờ xuất hiện những con đại bàng khổng lồ – đám con cháu của đại bàng Thorondor anh hùng năm xưa. Những con đại bàng đánh dạt lũ Orc và bầy sói, quắp lấy cả đoàn Thorin và đưa hỏ ra xa khỏi vùng núi Mù Sương.

Sự kiện 2:

Thoát khỏi núi Mù Sương, đại bàng đưa đoàn người hạ cánh an toàn xuống đồi Carrock – một địa danh nằm sát bên bìa rừng Mirkwoods. Tại đây, họ được Beorn tiếp đón bằng bánh mì và mật ong hảo hạng của ông (nhân vật này sẽ được giới thiệu kỹ hơn vào lúc khác). Beorn chỉ cho họ cách vượt qua rừng Mirkwoods (không được đi chệch con đường mòn), đồng thời còn cho họ mượn ngựa cho đến tận bìa rừng.

Kiếp nạn 4:

Trước khi tiến vào khu rừng u ám Mirkwoods, Gandalf bất chợt tách đoàn đi giải quyết công chuyện riêng. Thiếu lão phù thủy, có lẽ cả đoàn có phần mất tự tin. Bilbo và các Người Lùn nhanh chóng bị lạc trong Mirkwoods và không khí hắc ám nơi đây chiếm dần lí trí họ, khiến họ trở nên mất bình tĩnh và mê sảng. Họ bị lũ nhện khổng lồ – con cháu của mụ nhện Ungoliant bắt giữ. Lần này, anh chàng Bilbo lại là người gánh team. Nhờ thanh kiếm Sting sắc bén mà Bilbo đuổi được lũ nhện đi.

Kiếp nạn 5:

Thiếu Gandalf cái là liên tục sml ngay. Vừa thoát khỏi bầy nhện, các chú lùn lại bị các chiến binh Elf của vương quốc Woodland bắt giam vì bị tình nghi là thành phần chống phá vương quốc. Lại một lần nữa, tên trộm Bilbo lại chứng tỏ được khả năng “gánh team” của mình (đương nhiên nhờ chiếc Nhẫn Chúa). Anh chàng là người duy nhất không bị bắt và đã nhanh nhẹn trộm được chìa khóa phòng giam cũng như tìm được lối thoát bí mật qua những thùng rượu thả trôi sông về phía Thị trấn Hồ (trong truyện thì Bilbo phải mất 2 tuần lễ mới tìm ra được hết các phòng giam và nghĩ ra phương án này chứ không hề đơn giản).

Sự kiện 3:

Xuôi theo dòng sông trong những chiếc thùng rượu, cả đoàn người đến được Thị trấn Hồ (Esgaroth). Đây là thị trấn của con người, đầu mối giao thương duy nhất của tộc Elf ở Woodlands, nằm ở phía Đông rừng Mirkwoods và phía Nam núi Cô Đơn. Đến được đây là cả đoàn người đã rất gần đích đến cuối cùng rồi. Tại nơi đây, sau khi xưng danh tính và mục đích, Thorin và cả đoàn ngay lập tức được viên thị trưởng và toàn bộ thị trấn đón chào như khách vip, được ngồi ở hàng ghế chính và ăn uống tiệc tùng thỏa thích. Cũng chẳng phải cư dân nơi đây yêu quý gì Người Lùn hay là những người thân thiện mến khách gì cả, đơn giản là họ ngửi thấy mùi vàng và tiềm năng ăn chia lợi nhuận nếu như Thorin chiếm lại được vương quốc Erebor. Sau 2 tuần ăn chơi bù khú, cả đoàn lại lên đường tiến về ngọn núi.

Sự kiện cuối cùng: Cái chết của rồng Smaug

Cuối cùng cũng đến được ngọn núi Cô Đơn sau bao khó khăn. Nhờ Bilbo, cả đoàn tìm được lối vào bí mật. Họ vào được bên trong lòng núi, tận mắt thấy cơ man bao nhiêu là tiền vàng của cải chất đống trong đó, nhưng điều mà họ lo sợ suốt từ đầu cuộc hành trình đã trở thành sự thật. Lão rồng Smaug vẫn chưa chết. Nó vẫn ngày đêm túc trực bên kho báo không rời nửa bước. Trong tình huống ngặt nghèo này, hóa ra Bilbo lại là người bình tĩnh và tháo vát nhất. Anh chàng tình nguyện mò xuống kho vàng tìm lão rồng Smaug để thám thính, qua đó mà biết về chiếc vảy bị mất bên ngực trái và cũng là điểm yếu duy nhất của Smaug.

Không tìm bắt được Bilbo và đám Người Lùn, Smaug nổi giận và quyết định bay đến Thị trấn Hồ, trừng trị lũ con người đã trợ giúp cho Thorin. Đây là một quyết định ngu ngốc nhất đời của con rồng khôn ngoan. Đám dân yếu ớt của thị trấn Hồ nhanh chóng bị Smaug cho làm BBQ hết, tuy nhiên vẫn còn một nhóm cung thủ kiên cường kháng cự. Đứng đầu đám này là Bard – hậu duệ của lãnh chúa Girion thành Dale. Bard được con chim hét ở núi Cô Đơn mách cho điểm yếu của lão rồng ở ngực trái, nhờ thế mà bắn chết được Smaug, từ đó mà được người dân tôn làm vua.

Thông tin lão rồng Smaug chết nhanh chóng lan đi khắp phương Bắc. Cả một núi vàng giờ không người canh gác, những thế lực ở gần bắt đầu nghĩ chuyện đến “hôi của”. Chuyện này ở phần sau sẽ nói kỹ. Đến đây là chấm dứt chuyến hành trình từ Bag End của Bilbo đến ngọn núi Cô Đơn.

Trận chiến 5 cánh quân

Đây là một trận đánh lớn, xảy ra vào cuối cuộc hành trình Erebor của Thorin và đoàn tùy tùng. Như chúng ta đã biết, sau khi con rồng Smaug bị Bard Cung Thủ bắn chết, thông tin nóng hổi này liên tục lan đi khắp phương Bắc. Cả một ngọn núi đầy vàng đang bỏ ngỏ trở thành một mục tiêu thu hút nhiều ánh nhìn thèm khát. Mọi con mắt đều đang hướng về Erebor.

Thorin và những tùy tùng đã nhanh tay chiếm lại được vương quốc. Tuy nhiên, thanh niên này lại lật kèo, không chịu chia sẻ kho vàng cho cư dân Thị trấn Hồ. Người dân thị trấn Hồ liên minh với Elf ở Woodland, kéo quân đến bao vây núi Cô Đơn, đòi chia phần. Thorin vẫn cứng đầu không nhượng bộ, cương quyết thủ thành Ông ta tự tin như thế bởi đang chờ đợi cứu viện đến từ IronHills cách đó không xa.

Trong tình hình căng thẳng và chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Bilbo đã làm một việc liều lĩnh, lén lút đem viên Arkenstone quý giá, trốn ra khỏi thành, đem nộp cho Bard và vua Elf. Đúng như Gandalf đã từng nói, chúng ta sẽ không bao giờ hết ngạc nhiên về giống người Hobbit bé nhỏ. Anh chàng Bilbo giao nộp viên Arkenstone không phải một sự phản bội lại Thorin và những người Lùn, mà anh chàng đủ tỉnh táo để nhận ra những cơn gió tuyết đầu tiên của mùa đông sắp tràn đến, một cuộc chiến trong điều kiện giá lạnh và tình trạng thiếu lương thực sẽ chẳng có ích gì cho cả 2 phe. Anh chàng tình nguyện giao viên đá quý giá nhất cũng như chấp nhận chiết khấu 1 phần lợi nhuận của mình trong kho báu để đổi lấy hòa bình. Không những thế, là một người tình nghĩa, Bilbo khước từ lời đề nghị ở lại của vua Elf, sẵn lòng quay trở lại đồng cam cộng khổ với đám Người Lùn bên kia chiến tuyến cho dù không biết được Thorin sẽ xử lý mình thế nào khi biết viên Arkenstone đã bị ăn trộm.

Cuối cùng thì Dain Ironfoot – người anh em họ của Thorin cũng đến cứu viện, dẫn theo hơn 500 chiến binh mạnh nhất. Thế nhưng cuộc chiến giữa họ còn chưa kịp bắt đầu thì từ hướng Bắc, một đội quân hung hãn khác đang kéo đến. Đó là lũ Orc và bầy sói Warg ở Gundabad, do Bolg – con trai của Azog dẫn đầu. Nếu các bạn còn nhớ thì Azog đã bị Dain Ironfoot chặt đầu ở cổng Moria trong trận chiến năm xưa. Con trai hắn vẫn chưa quên trận đó và nay đã dẫn quân đến rửa hận. Thế là nổ ra trận chiến không mong đợi mà sau này người ta gọi là trận chiến 5 đạo quân: một bên là lũ Orc và bầy Warg, một bên là con người, Elf và Người Lùn.

Cuộc hỗn chiến xảy ra vô cùng khốc liệt. Có lẽ đây là trận đánh khủng khiếp nhất tính từ kỷ Đệ Tam đến giờ, vượt xa cả trận đánh của Người Lùn ở cổng Đông Moria năm xưa. Người Elf là những người đầu tiên xông lên ngăn chặn quân địch, những chiến binh Người Lùn ở Ironhills tiếp theo ngay sau đó, cuối cùng là những người dân ở thị trấn Hồ. Trong thế cục hỗn loạn đó, cổng thành của Erebor bỗng sụp đổ, Thorin Oakenshied và 12 chú Lùn xông ra chiến tuyến. Thorin đi đầu, vung những nhát rìu mạnh mẽ, đi đến đâu thì xác lũ Orc đổ rạp đến đấy. Nhờ sự xuất hiện của “Vua dưới gầm núi”, có lẽ tinh thần của các cánh quân được xốc lại. Elf cũng như con người, tất cả cùng tập hợp lại bên Người Lùn, đánh thẳng vào đội hình đối phương.

Tuy có sự xuất hiện của Thorin, thế nhưng do bị áp đảo về quân số, thế cục lại bắt đầu nghiên về phía bọn Orc. Chúng bao vây thành vòng tròn, dồn phe kia vào giữa để tiêu diệt dần. Giữa giờ phút sinh tử như thế, kỳ tích lại một lần nữa xuất hiện. Từ trên không, những chiến binh của tộc Đại bàng khổng lồ – những con cháu của Thorondor vĩ đại, tiếp nối truyền thống của tổ tiên, luôn xuất hiện vào phút cuối để cứu nguy. Bầy đại bàng đã rảnh tay quét sạch lũ Orc ở trên dãy Mù Sương trước khi đến đây cứu viện. Sự xuất hiện của những chiến binh trên không rõ ràng là một đoàn bất ngờ đối với lũ Orc, thế nhưng đại bàng cũng sẽ không thể diệt hết bọn này nếu không có sự tiếp ứng đúng lúc của Beorn – ông chủ đồi Carrock.

Beorn, trong hình hài một con gấu khổng lồ, điên cuồng lao vào cắn xé lũ Orc. Tên chủ tướng Bolg cũng bị ông ta giết chết trong trận này. Mất tướng, đám Orc dần yếu thế và rút chạy dần. Chúng bị truy đuổi tít về phương Nam, đến tận rừng Mirkwoods. Người ta nói, trong trận này, 3/4 quân số Orc ở phương Bắc đã bị giết, điều này giúp cho vùng đất phương Bắc được yên bình trong rất nhiều năm, cũng như làm suy giảm đi đáng kể những kẻ ủng hộ chúa tể Sauron.

Chiến thắng nào cũng đánh đổi bằng nhữngmất mát. Đáng tiếc là Thorin, cùng Fili và Kili đều hi sinh. Do hậu duệ của vua Thror không còn ai, ngai vàng của Erebor được truyền lại cho Dain Ironfoot – em họ của Thorin. Dain mai táng cho Thorin trọng thể, đồng thời đem số kho báu khổng lồ ở núi Cô Đơn, chia đều cho những người xứng đáng. Ai cũng hài lòng với phần của mình.

Thế là đến đây kết thúc hẳn cuộc phiêu lưu của Bilbo Baggins đến ngọn núi Cô Đơn. Tính cả thời gian đi và về, anh chàng mất hơn 1 năm xa nhà. Nhưng có hề gì, Bilbo đã đổi lấy 1 năm chăn ấm nệm êm để có được 1 cuộc phiêu lưu để đời, 1 đống tài sản khổng lồ, trở thành người bằng hữu danh dự trong những bàn tiệc của Con Người, Người Lùn cũng như Elf từ Tây sang Đông. Quá nhiều so với một anh chàng Hobbit nhỏ bé. Và hơn hết, anh chàng con mang về một chiếc nhẫn, một tạo vật sẽ tiếp tục kéo cả lục địa này vào một cuộc chiến lớn mang tính quyết định vận mệnh của Trung Địa sau vài chục năm nữa.

Giai đoạn Nhẫn Chiến và chiến lược của Sauron

Như chúng ta đã biết, ở cuối kỷ Đệ Tam, Trung Địa sẽ trải qua một cuộc chiến mới vô cùng ác liệt, với quy mô trải rộng khắp cả lục địa và sự tham gia của tất cả những lực lượng còn tồn tại đến giai đoạn này, đó chính là Nhẫn Chiến (War of the Ring) – cuộc chiến mà chúa tể Sauron gây ra nhằm đoạt lại chiếc Nhẫn Chúa của mình, thống trị Trung Địa một lần nữa.

Trên thực tế, Nhẫn Chiến không phải bắt đầu sau khi chàng Hobbit Frodo Baggins nhận lấy chiếc nhẫn từ Bilbo, mà nó đã âm thầm diễn ra ngay từ khoảnh khắc Thorin Oakenshield cùng đoàn tùy tùng xuất hiện trong căn nhà của Bilbo Baggins gần 80 năm về trước.

Cuộc hành trình của Thorin và đoàn tùy tùng quay trở lại Núi Cô Đơn đòi lại kho báu của tổ tiên, có vẻ như là một phi vụ giải quyết ân oán cá nhân, nhưng ẩn đằng sau, những tác động của nó không biết vô tình hay cố tình, lại ảnh hưởng đến kết cục của Nhẫn Chiến sau này. Chính trong giai đoạn này, Nhẫn Chúa được tái xuất sau thời gian dài mất tung tích và dường như bị lãng quên khỏi dòng chảy lịch sử, cũng là nguyên nhân thành lập đoàn Hộ Nhẫn và hành trình đến đỉnh núi Doom sau này. Liệu Gandalf tham gia đoàn người của Thorin trong hành trình tìm về núi Cô Đơn có đơn thuần là một cuộc phiêu lưu trong danh sách của lão phù thủy? Hay thực ra, Gandalf muốn nhắm đến con rồng Smaug – sinh vật mà nếu không tiêu diệt sớm, trong tương lai có thể trở thành một đồng minh vô cùng đắc lực của Chúa tể bóng tối, có khả năng như một con át chủ bài giúp đảo ngược cục diện chiến trường.

Không thể lôi kéo Smaug – con rồng cuối cùng còn sót lại của giống loài khủng khiếp này, nhưng kế hoạch phát động chiến tranh của Sauron vẫn tiếp tục tiến hành. Học hỏi từ những thất bại trước đây, giờ Chúa tể Bóng tối có chiến lược gì cho cuộc chiến lần này?

Năm 2951 của kỷ Đệ Tam, Sauron quay lại Mordor, chính thức công khai danh tính và sự trở lại của mình. Hắn tích cực xây dựng một đội quân Orc đông đảo, đồng thời liên minh với các lực lượng con người biến chất như hải tặc Umbar, Harad và Easterling ở phương Đông. Trong thời gian này, Sauron cũng bắt được Gollum và đã tra khảo sinh vật này, qua đó biết được thông tin về Bilbo Baggins và số phận của chiếc nhẫn. Hắn cử đám Ringwraith đi thu hồi lại bảo bối.

Có lẽ, Sauron không muốn các giống loài một lần nữa có thể hội quân tề tựu và thành lập một Liên minh vững mạnh chống lại hắn như thời cuối kỷ Đệ Nhị (Liên minh Cuối cùng do Gil Ga-lad lãnh đạo), vì thế Chúa tể Bóng tối âm mưu khơi mào chiến tranh cục bộ, đã đồng loạt xuất binh ở cả 2 miền Bắc- Nam của lục địa để các lực lượng tự do không thể hợp sức tương trợ nhau được.

Mục tiêu chính, kẻ thù nguy hiểm nhất của Sauron chắc chắn chính là vương quốc Gondor – nằm sát bên lãnh địa Mordor. Con mắt của hắn luôn hướng về vương quốc phía Tây Nam này. Và như các bạn sẽ thấy trong bộ Lotr, chẳng sớm thì muộn, Sauron sẽ tung lực lượng mạnh nhất của mình, với lũ Orc, Troll, Nazgul và người Harad.. tiến đánh vào Osgiliath – phòng tuyến quan trọng bảo vệ Gondor. Nếu Osgiliath thất thủ, đại quân của Sauron có thể thẳng tiến đến thủ phủ Minas Tirith cách không xa, mà theo tính toán của hắn, lực lượng bảo vệ cho đô thành này đã bị dàn mỏng do phải cắt quân đi bảo vệ bờ biển phía Tây, nơi mà lũ hải tặc Umbar đang ra sức quấy phá.

Để đề phòng quân Rohan ở sát bên đến cứu viện cho Gondor, Chúa tể liên minh với Saruman – lão pháp sư quyền lực nay đã biến chất. Saruman sẽ có trách nhiệm chinh phạt Rohan từ Isengard, đảm bảo cho kỵ binh Rohan không thể rảnh tay mà xuống ứng cứu Gondor.

Còn ở phía Bắc thì sao? Với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Sauron không thể để cho phương Bắc có thể gửi bất kỳ tiếp viện nào xuống phía Nam. Hắn sử dụng quân đội của người Easterling ở phương Đông, tấn công thành Dale và vương quốc Erebor của người Lùn. Một đạo quân Orc khác ở tòa tháp Barad Dur phía Nam Mirkwoods sẽ có trách nhiệm “chăm sóc” Lothlorien, sau đó cùng hội quân với người Easterling, giải quyết vương quốc Woodland của Thranduil, cuối cùng là vượt dãy Mù Sương và chinh phạt Rivendell, vô hiệu hóa tất cả các lực lượng còn lại của tộc Elf ở Trung Địa.
Và sau đó, khi chẳng còn một lực lượng nào chống đối, và khi chiếc Nhẫn Chúa quay trở lại chủ cũ, Sauron sẽ hoàn toàn chinh phục Trung Địa.

Nghe có vẻ là một kế hoạch hoàn hảo, thế nhưng theo định luật Murphy: “If anything can go wrong, It’ll go wrong”, sẽ luôn có những biến số bất ngờ làm ảnh hưởng đến những dự tính của chúa tể Sauron, mà như chúng ta thì có câu đơn giản hơn rằng: “Người tính không bằng trời tính”.

Hành trình của Đoàn Hộ Nhẫn

Vào ngày 25 tháng 12 năm 3018 của kỷ Đệ Tam, tại cuộc họp Hội đồng của Elrond ở Rivendell nhằm định đoạt số phận của chiếc Nhẫn Chúa, một đoàn Hộ Nhẫn đã được thành lập với nhiệm vụ hộ tống Người Mang Nhẫn – Frodo Baggins đem chiếc Nhẫn Chúa đến ngọn núi Doom ở Mordor để tiêu hủy. Đây được coi là sứ mệnh bí mật, vô cùng gian nan, nguy hiểm và mang tính quyết định đến số phận của toàn lục địa.

Đoàn người bao gồm 9 thành viên: 4 chàng Hobbit (Frodo Baggins, Samwise Gamgees, Peregrin Took, Meriadoc Brandybuck), 2 người đàn ông ( Aragorn, Boromir), một Elf (Legolas Greenleaf), một Người Lùn (Gimli – con trai của Gloin) và một pháp sư (Gandalf). 9 người bộ hành sẽ đối trọng với 9 Ma Nhẫn của Sauron.

Bài viết này sẽ tóm lược một cách ngắn gọn nhất hành trình của Đoàn, những nơi họ đã đi qua và những gì họ đã gặp phải.

Đoàn Hộ Nhẫn xuất phát từ Rivendell, họ ra đi lặng lẽ không kèn không trống trong đêm tối, cố gắng gây càng ít chú ý nhất có thể càng tốt. Cả đoàn đi dọc theo dòng sông Bruinen, men theo sườn phía Tây của dãy Mù Sương. Họ dự định sẽ vượt qua Caradhras – một trong những ngọn núi cao nhất của dãy Mù Sương tuy nhiên trái với mong đợi, bão tuyết quá mạnh khiến họ phải quay lại. Khởi đầu chẳng mấy tốt đẹp.

Đoàn Hộ Nhẫn quyết định lựa chọn con đường khác để vượt qua dãy Mù Sương, đó là đi xuyên qua khu mỏ Moria đã bỏ hoang từ lâu. Đây là một quyết định mạo hiểm bởi chẳng còn ai dám lai vãng đến đó kể từ thời Balin dẫn quân tiến vào và không bao giờ trở lại. Cả đoàn nhanh chóng tìm được lối vào ở cổng Tây Nam của Moria, nơi suýt nữa thì họ bị một con thủy quái khổng lồ tấn công.

Hành trình bên trong Moria hoang tàn, u tối cũng không suôn sẻ gì. Đoàn Hộ Nhẫn tìm được những bút tích của Balin để lại trước khi chết và bị một toán Orc phục kích. Họ vừa đánh vừa mở đường thoát, chạy đến cây cầu cổng Khazad – dum hiểm trở mà bên dưới là vực sâu không đáy thì đụng độ Balrog – Tai ương của Durin, sinh vật hùng mạnh và cổ xưa có từ thời Morgoth chinh phục thế giới. Tại đây, Gandalf đã tình nguyện ở lại ngăn chặn con quái vật cho những người còn lại chạy thoát. Ông ta cùng Balrog rơi xuống vực sâu, không rõ tung tích.

Thoát khỏi mỏ Moria nhưng không còn Gandalf, cả đoàn dường như mất đi một nguồn sức mạnh to lớn. Aragorn cố gắng dấn bước, tiếp tục đưa cả đoàn đi theo lộ trình Gandalf đã vạch sẵn, xuôi xuống phía Đông Nam, thẳng đến khu rừng Lothlorien.

Tại lãnh thổ Lothlorien, Đoàn Hộ Nhẫn được lãnh chúa Celeborn và công nương Galadriel tiếp đón chu đáo. Họ được chu cấp lương thực, quần áo và thuyền để xuôi theo dòng sông Cả xuống phía Nam, đến tận thác Rauros.

Sau 10 ngày vừa lênh đênh trên sông, vừa vác thuyền lội bộ, Đoàn Hộ Nhẫn đã đến sát thác nước Rauros ở phía Nam , vượt qua cổng Argonath và tạm nghỉ chân ở thảm cỏ Parth Galen. Tại đây, một lần nữa hành trình không còn suôn sẻ, một biến cố lớn đã xảy ra khiến Đoàn Hộ Nhẫn tan rã. Boromir bị chiếc Nhẫn Chúa cám dỗ, nảy sinh tà tâm, muốn cướp đoạt. Frodo nhận thấy nếu chiếc nhẫn còn ở gần Đoàn Hộ Nhẫn thì các thành viên khác rất có thể sẽ bị chi phối như Boromir, vì vậy cậu quyết định bỏ đi, một mình đem nhẫn đến Mordor. Sam đuổi kịp Frodo và cả hai cùng lên thuyền xuôi tiếp về phương Nam.

Về phần những thành viên còn lại trong đoàn, Boromir, Merry và Pipin bị lũ Orc phục kích. Boromir tử trận, còn 2 anh chàng Hobbitt thì bị bắt đi. Aragorn, Legolas và Gimli quyết định rằng số phận của Người Mang Nhẫn không còn phụ thuộc vào họ nữa, đoàn Hộ Nhẫn đã làm xong nhiệm vụ của mình, và cả ba lên đường lần theo dấu vết của toán Orc với hi vọng giải cứu cho Merry và Pippin.

Vậy là, vào ngày 26 tháng 2 năm 3019 của kỷ Đệ Tam, Đoàn Hộ Nhẫn đã chính tức tan rã và phân tán, người chết, người bỏ đi, người mất tích chưa rõ số phận. Hành trình của họ kéo dài 2 tháng ròng rã, vượt qua nhiều hiểm nguy từ Rivendell đến tận thác Rauros, giao điểm giữa Mordor và Gondor.

Từ đây, số phận của mỗi thành viên còn lại trong Đoàn Hộ Nhẫn sẽ có những thăng trầm khác nhau, gắn liền và tác động ít nhiều lên những sự kiện trọng đại cuối kỷ Đệ Tam này mà chúng ta sẽ cùng kể rõ ở những bài sau.

Trận Hornburg

Hay còn được gọi là Trận Helm’s Deep, là trận đánh lớn đầu tiên trong giai đoạn Nhẫn Chiến đầy căng thẳng ở Trung Địa, diễn ra vào tháng 3 năm 3019 của kỷ Đệ Tam.

Vua xứ Rohan lúc bấy giờ là Theoden đã trở nên suy yếu và lẩm cẩm do sự thao túng của tên cận thần Grima Lưỡi Sâu – gián điệp của Saruman. Ông tin dùng Grima, để hắn lũng đoạn triều chính, trục xuất người cháu trai chính trực và cũng là người thừa kế của mình là Eomer ra khỏi vương quốc, các vùng biên giới Rohan thì liên tiếp bị đám Orc từ Isengard và đám người Dunlending xâm phạm… May thay, Gandalf Trắng đã dùng quyền năng của mình thức tỉnh Theoden và giúp ông thoát khỏi sự chi phối của Grima. Nhà vua trục xuất hắn và thống lĩnh quân đội đến phòng tuyến Isen, nơi thống chế vùng Mark là Erkenbrand đang phải đối chọi với đám Orc của Saruman. Đáng tiếc khi đến nơi thì phòng tuyến Rohan đã bị phá vỡ, quân của Erkenbrand đã phải rút chạy. Gandalf khuyên nhà vua dẫn quân và hộ tống người tị nạn đến Helm, còn ngay chính lão phù thủy thì một mình phi ngựa đi đâu đó chẳng ai được biết.

Pháo đài Hornburg trong quá khứ từng là nơi Helm Tay Búa – vị vua thứ 9 của Rohan tử thủ suốt nhiều tháng trời trước vòng vây của quân Dundlending, sau đó hi sinh trước cổng pháo đài. Vậy là sau hơn 200 năm, chính tại đây, người Rohan lại một lần nữa tạo nên một trận đánh hào hùng trong chương sử Trung Địa.

Đoàn người của vua Theoden bước qua cánh cổng tòa thành Helm chẳng được bao lâu thì kẻ thù đã tiến sát hào lũy. Đến đây, lại xin dành ra vài dòng mô tả để các bạn đọc có thể dễ dàng hình dung ra kết cấu của pháo đài Hornburg.

Tại vùng thung lũng Deeping Coomb, lọt thỏm ở phần phía Bắc của Dãy Núi Trắng, có 3 ngọn núi Thryhirne, được coi là điểm cực Bắc của dãy. Đứng ngay bên dưới chân 3 ngọn núi này là một khối đá cao lớn hiểm trở được gọi là Hornrock, pháo đài Hornburg (hay Helm), chính là được xây dựng trên khối đá này, 2 mặt dựa vào núi, một mặt thì được che chắn bằng Deeping Wall – một lớp tường thành cao và kiên cố, bề ngang dày đủ để 4 người đàn ông có thể xếp hàng ngang. Muốn tiếp cận pháo đài, cách duy nhất là đi qua cổng chính bằng một con dốc cao và hẹp. Ngay phía trước Hornburg, lại có một hào nước, khiến việc công thành càng thêm khó khăn.
Pháo đài rộng 3 lớp, gồm nhiều tầng. Trên cùng là nơi đặt chiếc tù và huyền thoại của vua Helm năm xưa. Mặt sau có cổng thoát hiểm, nối vào một công trình bí mật ăn sâu vào trong lòng dãy núi Trắng, đó là hệ thống Hang Động Lấp Lánh (Glittering Caves) khổng lồ và kì vĩ, gồm nhiều lối đi, nhiều hầm và buồng trú có thể sử dụng khi cần thiết. Có thể nói, pháo đài Hornburg là một cứ điểm chiến lược, hoàn toàn phù hợp cho việc phòng ngự.

Đại quân của Saruman, bao gồm Orc, Uruk-Hai và đám Dunlendings tấn công ngay trong đêm tối. Chúng dễ dàng vượt qua được hào nước và áp sát tường thành. Quân Rohan liên tiếp nã tên và giáo xuống khiến chúng chết như rạ. Nhưng với chiến thuật lấy thịt đè người, có ưu thế về quân số, những xác chết của đám Orc dưới chân tường thành vô tình trở thành một bậc thang giúp đồng đội chúng leo lên được Deeping Wall.

Những chiến tướng trong trận này như Aragorn, Eomer, Legolas, Gimli, Gambling Già… cùng toàn bộ quân lực đều được huy động hết lên tường thành tử thủ, đồng thời bảo vệ chặt chẽ lối cổng chính, không cho kẻ thù leo được lên con dốc dẫn đến cổng. Thế nhưng, họ đã bỏ quên một chi tiết, một “gót chân Achilles” của pháo đài Hornburg. Dòng suối Deeping Stream khởi nguồn từ đâu đó trên Dãy núi Trắng, chảy vắt qua Hornrock và xuyên qua tường thành, là nơi cung cấp nước ngọt vô tận cho cả pháo đài trong trường hợp bị vây hãm. Một lỗ ở chân tường thành được đục ra làm lối thoát nước cho dòng chảy, vô tình trở thành mắt xích dễ tổn thương nhất của cả pháo đài. Và mặc dù được một người đáng tin cậy như Aragorn phụ trách bảo vệ khu vực này, nhưng đám Orc, nhờ những trò quỷ thuật của Saruman, đã sử dụng những ngọn lửa ma thuật (hoặc thuốc nổ) để đục một lỗ hổng lớn nơi đây, giúp đám Orc tràn vào trong.

Mất vòng ngoài pháo đài, các lực lượng Rohan buộc phải rút lui vào các lớp thành bên trong. Đức vua Theoden quyết định mở đường máu xông ra quyết tử. Ông nói: “Kết cục chẳng còn xa. Nhưng ta sẽ không đón kết cục đấy ở đây, bị bắt như một con lửng già nằm trong bẫy…. Anh có đi cùng ta không, con trai của Arathorn? Có lẽ chúng ta sẽ mở một con đường hoặc sẽ làm nên một kết thúc xứng đáng được một bài ca – nếu còn ai sống sót để hát về chúng ta sau này.”

Vậy là, khi bình minh đến, vua Theoden ra lệnh cho thổi vang chiếc tù và Helm. Tiếng tù và rung động cả pháo đài khiến kẻ thù run sợ, còn các chiến binh Rohan thì như được tiếp thêm sĩ khí. Giữa những tiếng hét của binh sĩ, đức vua Theoden dẫn đầu đoàn kị sĩ xông ra, ngựa của ông trắng như tuyết, khiên của ông ngời ánh vàng, bên cạnh ông là Aragorn cùng các lãnh chúa khác. Ánh sáng tỏa khắp bầu trời, màn đêm tan biến.Thế như chẻ tre, đoàn kị binh của vua Theoden đánh dạt vòng vây lũ Orc, mở một con đường đến tận hào lũy.

Đang trong thế trận gay go, vào đúng giây phút sinh tử đó, họ bỗng nhìn thấy một kị sĩ trắng đứng trên triền núi, tỏa ánh sáng rực rỡ. Đó chính là Gandalf Trắng đã quay trở lại. Nhưng ông không đến một mình. Đằng sau ông, 1.000 chiến binh quả cảm của thống chế Erkenbrand vung gươm lao xuống. Có thêm tiếp viện, quân của vua Theoden cũng vững tin đánh ra, khiến kẻ thù bị rơi vào thế gọng kìm. Chúng sợ hãi, không còn hàng ngũ, tìm cách chạy thoát thân. Thế trận đã rõ ràng. Đám Orc và Uruk-Hai bị tiêu diệt không còn một tên. Đám lính Dunlandings run sợ đầu hàng, được tha chết với lời tuyên thệ không bao giờ được phép xâm phạm Rohan nữa.

Đức vua tập hợp quân đội, nhanh chóng hành quân đến Isengard để giải quyết Saruman nhưng thật bất ngờ, khi họ đến nơi, nơi này dường như vừa trải qua một trận đánh. Toàn bộ lãnh địa của Saruman ngập trong biển nước. Tộc Ent của rừng Fangorn đã cho thấy thiên nhiên có thể làm gì khi bị chọc giận. Vậy là Saruman đã bị đánh bại, quân đội của lão không còn là mối đe dọa đến Trung Địa, đồng thời liên minh của lão với Sauron cũng không thể diễn ra theo kế hoạch được nữa, quả là những tin tức tốt lành hiếm hoi trong thời kì này.

Trận Đồng Pelennor

Nổ ra vào ngày 14- 15 tháng 3 năm 3019 của kỷ Đệ Tam, đại quân của chúa tể Sauron tiến đánh kinh đô Minas Tirith của Gondor, chiến trường diễn ra trên cánh đồng rộng lớn Pelennor – ngay phía trước thành lũy kiên cố cuối cùng của những người tự do.

Sau trận Hornburg mà chiến thắng thuộc về Rohan, quân đội và căn cứ của Saruman bị tiêu diệt sạch sẽ, khiến cho kế hoạch liên minh giữa 2 tòa tháp ở Mordor và Isengard đổ bể. Chúa tể Sauron hiểu rằng cần đẩy nhanh cuộc chiến, xóa sổ kẻ thù lớn nhất của hắn, chính là Gondor.

Vào rạng sáng ngày 10 tháng 3, 5 ngày trước thời điểm tấn công đô thành Minas Tirith, Sauron dùng quyền năng của mình tạo ra những đám mây đen che lấp ánh Mặt Trời. Mọi vật chìm trong một màn đêm u tối, nặng nề, đầy căng thẳng. Yếu tố này gây cho phe con người tâm lý lo âu sợ hãi, đồng thời, bóng tối lại giúp cho những cánh quân của Sauron ít bị phát hiện hơn. Người ta gọi ngày hôm đó là The Day Without Dawn – Ngày không có bình minh.
Sauron cử một đạo quân Orc từ Mordor nhanh chóng đánh chiếm Cair Andros – một cứ điểm án ngữ trên sông Anduin phía Bắc kinh thành Minas Tirith. Mục đính chính của Chúa tể khi chiếm cứ điểm này đó là ngăn chặn quân Rohan từ phương Bắc xuống cứu viện cho đồng minh.

Ngày 12 tháng 3, một trận đánh lớn khác diễn ra ở Osgiliath. Nơi đây từng là kinh đô cũ của Gondor, nhưng giờ chỉ còn là một thành phố hoang tàn, đổ nát, được sử dụng như phòng tuyến cuối cùng bảo vệ kinh đô Minas Tirith trước Mordor. Đích thân Faramir – con trai của quan nhiếp chính Gondor chịu trách nhiệm bảo vệ phòng tuyến quan trọng này. Thế nhưng, sự chênh lệch về lực lượng, giữa một bên là khoảng 2.000 lính Gondor, một bên là khoảng 10.000 lính Orc, 5.000 lính Harad, hải tặc Umbar và sự xuất hiện của đám Ma Nhẫn Nazgul do Witch King cầm đầu, Osgilliath nhanh chóng thất thủ. Faramir trúng tên, bị thương nặng.

Ngày 14 tháng 3, Tàn quân từ trận Osgilliath rút chạy về kinh thành Minas Tirith, bị quân Orc truy sát sau lưng. Quan nhiếp chính Denethor thống lĩnh đội quân tinh nhuệ của mình, từ bên trong cổng thành đánh ra, lại thêm sự xuất hiện bất ngờ của đội kỵ binh Dol Amroth – những hiệp sĩ mang biểu tượng thiên nga do hoàng thân Imrahil đến tiếp viện, đánh thọc sườn vào đám kị binh Orc và Harad, khiến chúng vỡ đội hình. Những kẻ đi săn phút chốc trở thành kẻ bị săn. Nhưng Denethor không muốn mạo hiểm cho quân của mình đi quá xa, ngài ra lệnh rút quân về thành.

Vẫn không có dấu hiệu gì là những người đồng minh Rohan ở phương Bắc sẽ đến tương trợ, Minas Tirith bắt đầu bị vây hãm ngay trong đêm đó. Khoảng 130.000 lính Orc, 18.000 lính Easterling và Harad, lũ Mumakil khổng lồ, lũ Troll, các máy bắn đá và phương tiện công thành được điều động từ Cổng Đen. Chúa tể Sauron dốc hết lực lượng quyết đè bẹp Gondor.
Chúng chặt phá, đốt sạch cây cối trên cánh đồng Pelennor, đào những công sự lớn và dùng những ngọn lửa ma thuật để bao vây kinh đô. Chúng bắn những quả đạn pháo kì lạ vào trong thành mà sau đó người dân kinh hoàng nhận ra đó là thủ cấp của những chiến binh đã ngã xuống để bảo vệ phòng tuyến Osgilliath. Những gương mặt thể hiện một cái chết đau đớn, bị đóng dấu vết ô nhục hình con mắt thực sự là một đòn đánh tâm lý hiệu quả, khiến những con người bên trong tường thành sợ hãi và mất bình tĩnh.

Tưởng rằng con trai đã chết, quan nhiếp chính Denethor suy sụp tinh thần và không còn thiết đến đại địch trước mắt, Gandalf thay ông ta để gánh vác trách nhiệm nặng nề đó, cổ vũ và đốc thúc toàn quân vững lòng kháng cự.
Với lợi thế về quân số, Witch King không hề kiêng dè hàng phòng thủ của Minas Tirith. Hắn liên tục nướng quân tại tường thành. Những cuộc công thành dữ dội diễn ra liên tiếp. Mục đích của hắn là đo lường sức mạnh của Gondor cũng như khiến họ phải bận rộn chống đỡ ở nhiều nơi. Mục tiêu chính của Witch King chính là Cổng Lớn – có thể cổng thành rất kiên cố, được chế tạo từ sắt và thép, được canh gác cẩn mật bởi hệ thống tháp canh và pháo đài không thể khuất phục, nhưng đây cũng chính là điểm mấu chốt, điểm yếu nhất trên toàn bộ bức tường thành không thể xuyên thủng của Minas Tirith.

Một vũ khí bí mật đã được Sauron để dành cho cánh cổng này. Đó là Gond – một súc gỗ công thành khổng lồ, lớn như một cây rừng cao hàng trăm bộ, được rèn trong những lò rèn tăm tối của Mordor, với cái đầu tạo hình sói được làm từ sắt đen và hẳn là đã được chúa tể yểm lên đó những bùa phép tàn phá. Đám Troll to khỏe chịu trách nhiệm đẩy Gond đến phá Cổng Lớn.
Quanh Cổng Lớn, các kị binh anh dũng xứ Dol Amroth và quân thủ thành Gondor kháng cự quyết liệt. Đạn và tên rơi xuống như mưa, xác quân thù chất đống la liệt, nhưng điều đó càng làm lũ Orc thêm điên dại và tiếp tục lao lên. Súc gỗ công thành Gond vẫn chầm chậm được đẩy đến. Witch King xuất hiện và sử dụng một loại bùa chú phép thuật nào đó, sau ba lần mũi sắt lớn đầu sói thúc vào Cổng Lớn, cuối cùng cánh cổng không thể bị xuyên thủng cũng đã bị xuyên thủng. Quân Orc tràn qua lớp tường thành đầu tiên.

Vậy là hết, Minas Tirith sẽ thất thủ thật ư?

Những ánh bình minh le lói báo hiệu một đêm công thành ác liệt vừa kết thúc. Tiếng gà trống gáy lanh lảnh, hòa âm cùng một âm thanh văng vẳng mơ hồ đến từ phía Bắc. Những tiếng tù và rúc lên từng hồi ngày một to dần. Đó là những tiếng tù và phương Bắc. Kỵ binh Rohan cuối cùng đã đến.

Lại nói, đại đội kị binh của Rohan do vua Theoden dẫn đầu, làm thế nào có thể dễ dàng vượt qua cánh quân của Sauron chặn ở Cair Andros để có thể đến cứu viện kịp lúc như vậy? Vận may rõ ràng chưa bỏ rơi những người Rohirrim cũng như những giống loài tự do khác ở Trung Địa. Một bộ lạc Druedain, hay còn gọi là Wose – một giống người hoang dã cư ngụ trong rừng Druadan đã dẫn người Rohirrim đi đường tắt xuyên qua cánh rừng, đến tận ngọn đồi Mindolluin – phía Đông Bắc Minas Tirith mà không phải đụng độ kẻ thù nào., nhờ thế mà kỵ binh Rohan mới có thể đến tiếp viện cho Gondor kịp lúc ngay khi lớp tường thành đầu tiên thất thủ.

Và thế là, 6.000 kị binh áo trắng Rohan, theo hiệu lệnh của đức vua Theoden anh dũng, lao vào quân địch như một mũi tên trắng rạch ngang bức màn đêm. Con cháu của Eorl chưa bao giờ xuất hiện trong hình ảnh hùng dũng đến như vậy. Trong khi phân nửa quân địch đang bận đánh chiếm bên trong tường thành Minas Tirith, thì ở phía ngoài, người Rohirri làm chủ thế trận, chiếm lĩnh nửa phía Bắc của đồng Pelennor, đánh tan tác đội quân của Harad. Tên thủ lĩnh của Harad cũng bị vua Theoden giết trong đợt này.

Thế nhưng, thế cục vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ. Witch King – tên phù thủy xứ Angmar, cưỡi trên con thú bay Fellbeast của mình, đột ngột xuất hiện. Hắn tấn công vua Theoden, làm ngài ngã ngựa. Những vệ binh xung quanh ngài đều đã bỏ mạng trước Witch King. Chỉ còn duy nhất một hiệp sĩ vẫn kiên cường bảo vệ nhà vua trước tên thủ lĩnh Nazgul, đó là Dernhelm, hay thực ra chính là công nương Eowyn, cháu gái của vua Theoden, em gái của Eomer. Nàng giết được con quái thú Fellbeast chỉ bằng một nhát chém, và nhờ anh chàng Hobitt Merry đâm lén Witch King một nhát từ sau lưng, Eowyn đã có thời cơ đâm nhát kiếm chí mạng vào phần giữa mũ miệng và áo choàng của hắn, kết liễu tên tướng mạnh nhất của Sauron.

Tiếc thay, cái giá đánh đổi cũng không hề nhỏ. Đức vua Theoden đã bỏ mạng. Quân lực mới của kẻ thù đang vội vã tiến tới từ phía sông Anduin. Lũ Orc ở tường thành giờ cũng đã quay lại đối đầu với người Rohirrim qua giây phút bị đột kích bất ngờ, xa xa phía Nam, một đội kị binh Harad cùng đám Mumakil khổng lồ cũng đang tập hợp lại.

Cái chết của vua Theoden khiến những kị binh Rohan thêm phẫn nộ. Họ tập hợp lại đội hình theo hiệu lệnh chỉ huy của Eomer – mà giờ sẽ kế vị Theoden, quyết tử với quân thù. Từ bên trong tường thành, những kị binh Dol Amroth và quân đội Gondor cũng xông ra phản công.

Cuộc chiến lan tỏa cuồng nộ trên khắp những cánh đồng Pelennor, tiếng vũ khí vang dậy om sòm, tiếng người thét, tiếng ngựa hí và tiếng lũ Mumakil rống lên khi bị xua vào cuộc chiến. Lũ Mumakil khổng lồ dường như là một trở ngại lớn đối với kỵ binh Rohan. Một đạo quân nữa do tên phó tướng Orc là Gothmog từ Osgilliath tràn vào tham chiến, hắn kéo theo cả đám người Esterling, người vùng Khand, lũ chiến binh vùng Far Harad… nhanh chóng ập tới sau lưng người Rohirrim.

Chính trong lúc tình thế chuyển sang bất lợi cho Gondor như thế, lại thêm một nỗi kinh hoàng dường như đè bẹp nốt chút hi vọng cuối cùng của loài người. Từ đằng xa phía sông Anduin nối từ vịnh Belfalas ở phía Đông, những cánh buồm đen của lũ hải tặc Umbar kín đặc dòng nước. Những quân đoàn Mordor thêm phần phấn chấn vì tiếp viện của chúng đã đến, còn Gondor và Rohan thì tuyệt vọng. Họ không sợ chết, các chiến binh muốn đánh một trận chiến oai hùng và hi sinh trên chiến trường cho đến người cuối cùng.

Nhưng rồi kinh ngạc ập đến, cả niềm vui sướng mãnh liệt. Trên con tàu dẫn đầu, một lá cờ lớn xổ tung, in hình Cây Trắng đang nở hoa với 7 ngôi sao điểm quanh, dấu hiệu của Gondor. Aragorn – con trai Arathorn, Elessar – người kế vị Isildur đã tới, đi đằng sau Aragorn, còn có Legolas, Gimli, những Ranger phương Bắc, và những lãnh chúa từ Lebennin và Lamedon ở dãy núi Trắng… Quân đoàn Mordor lại chìm trong hoảng loạn, và trong mắt chúng, dường như chỉ có ma thuật vĩ đại mới khiến tàu của chính chúng lại chở đầy kẻ thù. Một nỗi sợ hãi đen tối trùm lên chúng, và chúng biết rằng định mệnh đã lại gần.

Trận chiến, tuy thế vẫn diễn ra khốc liệt và khổ cực cho đến tận cuối ngày. Khi Mặt Trời lặn, đồi núi nhuộm màu máu, lửa sáng trên sông, trên cánh đồng Pelennor, không còn một kẻ thù nào còn sống sót. Tất cả đều bị giết, trừ những kẻ may mắn trốn thoát về phương Đông tới Morgul hay Mordor. Rất ít người Harad còn sống sau trận này. Chúng trở về miền lãnh thổ cực nam của mình, mãi mãi bị ám ảnh nhiều thế hệ về cơn thịnh nộ và sự khủng khiếp của Gondor. Trận đánh lớn nhất của kỷ Đệ Tam cũng đã kết thúc, nhưng chúa tể bóng tối thì vẫn chưa bị tiêu diệt.

Trận Cổng Đen

Còn được gọi là trận Morannon, đây là trận đánh lớn cuối cùng của thời đại Nhẫn Chiến cũng như là của kỷ Đệ Tam đầy khốc liệt này. Sau thất bại ở trận Pelennor, uy thế của chúa tể Sauron bị suy giảm nặng nề, tuy vậy, hắn vẫn còn hàng ngàn lính Orc, một số lượng quân Harad và Easterling vẫn tiếp tục liên minh.

Cách duy nhất để tiêu diệt tận gốc chúa tể Sauron lại phụ thuộc vào sứ mệnh đi tiêu hủy chiếc Nhẫn Chúa của Frodo và Sam. Gandalf đưa ra kế hoạch cần đánh lạc hướng sự chú ý của chúa tể bóng tối để hai anh chàng Hobbit có thể dễ dàng xâm nhập vào Mordor, thậm chí, để cho Sauron tin rằng một trong những con người ngồi đây đang nắm giữ Nhẫn Chúa và sẽ tranh đoạt nhau vì bảo vật.

Vậy là, dù sau trận đại chiến ở đô thành Minas Tirith, chỉ 8 ngày sau, Aragorn tập hợp một đội quân khoảng 7000 chiến binh còn đủ sức chiến đấu, lên đường hành quân đến Cổng Đen, đánh tận vào sào huyệt cuối cùng của chúa tể bóng tối. Đây đều là những người tình nguyện dấn thân vào vùng đất Mordor, bao gồm những chiến binh Gondor, kỵ binh xứ Dol Amroth, kỵ binh Rohan, quân đội ở các thái ấp phương Nam và miền biển vừa được giải phóng, những người Dunedain phương Bắc, cộng thêm sự góp mặt của các con trai của Elrond ở Rivendell. Hoàng thân Imrahil của Dol Amroth đã phải bật cười thốt lên:
“Chắc chắn đây là trò đùa lớn nhất trong lịch sử Gondor, rằng chúng ta xuất trận với 7000 người, chỉ bằng một đội quân tiên phong của chúng ta trong những ngày hưng thịnh, đi tấn công những ngọn núi và cánh cổng không thể xuyên thủng của vùng Đất Đen”.
Rõ ràng, tuy thắng trận, nhưng binh lực của Gondor và các đồng minh cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Trên quãng đường hành quân đến Cổng Đen, đoàn quân gặp vài trận phục kích nhỏ của quân Harad và Easterling. Khi đến ranh giới lãnh địa Mordor, lại thêm một số chiến binh trẻ không đủ dũng cảm bước tiếp. Aragorn đã cắt cử họ quay trở lại chiếm cứ điểm Cair Andros. Vậy là chỉ còn chưa đầy 6.000 quân tiếp tục đi theo các thủ lĩnh phương Tây tiến đến Cổng Đen. Đó là vào ngày 25 tháng 3 của kỷ Đệ Tam.

Một tên chỉ huy trong đám Orc, được coi là “phát ngôn viên” của Sauron, được cử ra để chiêu hàng đội quân trước mặt, nhưng hắn nhanh chóng nhận ra đây là một hành động vô ích. Vậy là Cổng Đen mở rộng, hàng ngàn tên Orc tràn ra và nhanh chóng bao vây đội quân miền Tây với quân số đông hơn gấp chục lần. Rõ ràng, mặc dù thua trận Pelennor nhưng tiềm lực của chúa tể bóng tối chưa hề giảm sút và lợi thế vẫn luôn nghiêng về hắn.

Bị áp đảo hoàn toàn về quân số, nhưng đội quân phương Tây lại có ưu thế về sự quy củ và việc chiến đấu theo đội hình đem lại chút cân bằng cho họ. Cuộc tấn công của Mordor nổ ra như những ngọn sóng ập tới, cùng tiếng gào thét điên loạn, tiếng binh khí va chạm nhau. Ở trên không, những tên Nazgul cưỡi trên những con Fellbeast, dường như thống trị khoảng không và bất khả xâm phạm. Nhưng rồi Gandalf đưa mắt nhìn về phương Bắc và hét vang lên: “Đại bàng đang tới!.

Và quả đúng như lời lão phù thủy, Gwaihir Chúa Gió – vua của loài đại bàng khổng lồ, dẫn theo đàn của ông ta đến tiếp ứng đội quân phương Tây. Những con cháu của Thorondor vĩ đại một lần nữa trở thành những cứu tinh giúp thay đổi cục diện trong những tình thế cam go nhất. Đàn đại bàng nhanh chóng áp đảo đám Nazgul, đánh đuổi lũ Ma Nhẫn phải lẩn trốn vào trong bóng tối của Mordor. Thế rồi, từ phía tòa tháp tối, tiếng gọi kinh hoàng của Sauron vọng lại. Hắn đã phát hiện ra những kẻ đột nhập vào Mordor, mang theo Nhẫn Chúa của hắn đến gần với sự diệt vong. Hắn cuống cuồng gọi đám Nazgul quay trở lại ngăn cản Người Mang Nhẫn, nhưng đã quá muộn, chiếc nhẫn đã tan chảy trong lòng dung nham của đỉnh núi Doom, ngay chính tại nơi nó được sinh ra. Tòa tháp sụp đổ, những bước tường của Mordo vỡ nát, Cổng Đen đổ sập, sức mạnh cuối cùng của Sauron đã không còn, đám Orc sợ hãi tháo chạy. Triều đại của Sauron đã kết thúc.

Hành trình của Người Mang Nhẫn

Sẽ thật thiếu công bằng nếu chúng ta không nhắc đến hai anh chàng Hobbit – Frodo Baggins và Sam Gamgee, tuy rằng cuộc phiêu lưu của họ không được hào hùng, bi tráng như những trận đánh lớn mà các thành viên khác của Đoàn Hộ Nhẫn trải qua, nhưng kì tích mà hai anh chàng bé nhỏ này làm được đã cứu cả Trung Địa thoát khỏi sự diệt vong. Bài viết này sẽ điểm qua về hành trình thầm lặng và vô cùng gian khổ của Frodo và Sam.

Sau khi tách ra khỏi Đoàn Hộ Nhẫn ở Amon Hen, ngay trước ngã rẽ giữa Gondor và Mordor, Frodo và Sam lạc lối trong những đoạn đường quanh co thuộc dãy núi Emyn Muil, nổi tiếng với những lớp đồi đá lởm chởm, phức tạp như mê cung.Tại đây, Gollum – kẻ bị ám ảnh bởi Nhẫn Chúa đã bám theo họ từ những ngày đầu, định bụng tấn công Frodo và Sam trong đêm tối để cướp nhẫn nhưng đã bị thuần phục. Hắn hứa sẽ chỉ đường cho cả hai thoát khỏi dãy núi và đến được Mordor nhanh nhất.

Vượt qua những dãy đồi lởm chởm đá, cả nhóm lại phải vượt qua Đầm Lầy Chết. Đúng như tên gọi, khu vực này chẳng khác gì một nghĩa địa khổng lồ, nơi chôn thây của hàng nghìn chiến binh Numenor, người Elf và lũ Orc từ trận đánh Dagorlad của Liên minh cuối cùng (do vua Elf Gil-galad lãnh đạo) chống lại chúa tể Sauron ở cuối kỷ Đệ Nhị. Đây là một đầm lầy u ám, đầy mùi tử khí, mùi hôi thối của cây cỏ mục ruỗng (và cả những tử thi, những bóng ma của thời đại cũ). Họ mất khoảng 5 ngày để vượt qua được đầm lầy này.

Đi qua Đầm Lầy Chết, nhóm của Frodo gần như đã tiếp cận Cổng Đen – lối vào lãnh thổ Mordor. Họ nhanh chóng nhận ra việc đi vào Mordor qua cổng chính là điều bất khả thi nếu không muốn bị những toán quân Orc canh phóng phát hiện. Gollum đã đề xuất một lối đi bí mật, đó là lối đi qua đèo Cirith Ungol, một địa danh gắn liền với những đồn đại khủng khiếp mà nếu Gandalf biết được, lão sẽ ngay lập tức cảnh báo họ tránh xa lối đi đó. Để qua lối đó, Gollum dẫn Frodo và Sam đi tiếp về hướng Nam, đến vùng đất biên giới Ithilien. Tại đây cả đoàn vô tình chứng kiến một trận phục kích giữa các Ranger Ithilien do Faramir chỉ huy và một đội quân Harad. Họ bị Faramir bắt giữ nhưng sau đó đã thuyết phục được anh ta để cho Frodo tiếp tục cuộc hành trình dang dở.

Vượt qua Ithilien, Gollum dẫn hai chàng Hobbit tiến lên những bậc thang đá vô tận của Cirith Ungol dẫn sâu vào trong lòng núi hiểm trở. Cả hai không ngờ rằng Gollum đã lừa dẫn họ đi thẳng đến hang ổ của mụ nhện khổng lồ Shelob. Chàng Sam tháo vát đã dùng thanh kiếm Mũi Đốt và lọ nước thần của công nương Galadriel trao tặng để đánh đuổi mụ nhện, tuy nhiên Frodo đã bị trúng nọc độc của mụ ta và bị đám lính Orc đi tuần bắt được. Chúng lôi cậu về nhốt tại tháp canh.

Một lần nữa, Sam lại cứu sống Frodo. Hai anh chàng trốn thoát khỏi tháp canh và tiếp tục cuộc hành trình cuối cùng. Giờ đây, cả hai đã lọt vào bên trong địa phận Mordor. Họ mất nhiều ngày lang thang trong Mordor mới có thể đến được đỉnh núi Doom. Rất may, trong khoảng thời gian này, con mắt của Sauron còn mải hướng về Gondor, và toàn thể binh lực của hắn đã được huy động ra phía Cổng Đen để đối đầu với đội quân Phương Tây. Đây chính là thời điểm diễn ra trận đánh Morannon phía bên ngoài cổng.

Càng gần đến núi Doom, Frodo càng cảm thấy kiệt sức. Ma lực của chiếc nhẫn dường ngày một mạnh mẽ hơn và đang cố khống chế Người Mang Nhẫn. Chính trong giây phút đứng trước dòng dung nham, Frodo đã có thể trút bỏ gánh nặng của mình, nhưng cậu lại bị chiếc nhẫn mê hoặc trong giây phút cuối cùng này và đã đeo chiếc nhẫn vào tay. Gollum xuất hiện bất ngờ, đánh gục Sam và tranh giành chiếc nhẫn với Frodo. Hắn cắn đứt ngón tay chàng Hobitt, và đoạt được chiếc nhẫn, sau cả trăm năm theo đuổi “vật báu”, cuối cùng, hắn cũng được toại nguyện. Trong khoảnh khắc vui mừng khôn xiết đó, Gollum trượt chân, cả người cả nhẫn rơi xuống dòng dung nham của núi Doom. Vậy là… chiếc Nhẫn Chúa quyền năng, tạo vật hắc ám nhất thế gian, bị tiêu hủy như vậy, đồng thời cũng là dấu chấm hết cho sự thống trị của chúa tể Sauron. Mọi cư dân ở Trung Địa, nên có một lời cảm ơn đến Frodo, đến Sam, và đương nhiên… đến cả Gollum nữa, những vị cứu tinh nhỏ bé!

Frodo Baggins, bắt đầu rời Shire cùng chiếc nhẫn vào ngày 23 tháng 9 năm 3018 của kỷ Đệ Tam. Cậu gia nhập Đoàn Hộ Nhẫn và bắt đầu thực hiện sứ mệnh của mình ở Rivendell vào ngày 8 tháng 1 năm 3019, và kết thúc sứ mệnh trên đỉnh núi Doom vào ngày 25 tháng 3 cùng năm ấy.

Trận Bywater

Mặc dù chỉ là một trận đánh nhỏ với quy mô vài trăm người, nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến trận này như một sự kiện thú vị cuối cùng khép lại chương sử hào hùng của kỷ Đệ Tam.

Trận chiến diễn ra sau những sự kiện ở Mordor, Nhẫn Chúa bị phá hủy, chúa tể Sauron đại bại, hòa bình lập lại, 4 anh chàng Hobbit: Frodo, Sam, Merry và Pippin lên đường trở về xứ Shire yêu dấu và bất ngờ nhận ra quê hương đã thay đổi rất nhiều.
Không còn là xứ Shire trù phú, thân thiện, yên vui.. thay vào đó là một bầu không khí ảm đạm, sợ hãi, những ngôi nhà tiêu điều, tối tăm, những rào chắn, những lệnh giới nghiêm, cấm đường… Hóa ra, trong thời gian các chàng Hobbit vắng nhà, Shire đã bị một đám người lạ mặt đến xâm chiếm và thiết giới luật nghiêm ngặt. Chúng gồm khoảng 100 tên du côn, đám người Dunlanding, đám Orc lai.. và đứng đằng sau chỉ huy đám lộn nhộn này, chính là Saruman – lão pháp sư oai hùng một thời của Isengard và tên tay sai Grima Lưỡi Giun. Thật thảm hại cho Saruman – từng là một trong những người đứng đầu của Hội đồng Trắng, pháp sư hùng mạnh và uyên bác nhất Trung Địa, giờ đây lại chỉ huy một đám du côn đi đánh cướp một xứ Shire nhỏ bé của những nông dân Hobbit hiền lành, vô hại.

Saruman, lúc này lấy biệt danh là Sharkey, sử dụng chút khôn ngoan cuối cùng của mình để thao túng Lotho Sackville-Baggins, một người anh em họ của Frodo, đưa anh ta lên làm “Ông Trùm” , chiếm giữ Bag End (nhà của Frodo), bắt giữ thị trưởng và những người chống đối. Anh chàng Lotho tội nghiệp, thực chất chỉ là một “ông trùm” bù nhìn được Saruman dựng lên, trên thực tế, việc cướp bóc lương thực, vơ vét của cải và đặt ra những điều luật kiểm soát toàn xứ đều được thực hiện bởi đám Ruffian – đám tay chân côn đồ của Saruman.

Nhóm của Frodo không đời nào để quê hương bị xâm lược và biến chất như vậy. Đứng trước đám côn đồ to cao hung dữ, họ sẵn sàng rút gươm đánh đuổi chúng. Rõ ràng, đám Ruffian chưa từng được chuẩn bị tâm lý để đối đầu với những Hobbitt biết cưỡi ngựa, vung kiếm với gương mặt nghiêm nghị và dường như trong giọng nói của họ có một âm điệu kì lạ chúng chưa nghe bao giờ. Nó khiến chúng rùng minh sợ hãi. Đương nhiên, chúng ta đang nói đến 4 chàng Hobbit: Frodo, Sam, Merry, Pippin – những thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn, từng đối đầu với lũ Orc ở Moria, tham gia những trận đánh khốc liệt nhất thời đại, đụng độ với cả vua phù thủy xứ Angmar, đánh nhau với nhện khổng lồ, một mình đột nhập vào Mordor, bạn hữu của Gondor và các vua Elf cao quý…Sau ngần ấy cuộc phiêu lưu, liệu họ có lí do gì phải sợ hãi mấy tên du côn thôn?

Merry thổi chiếc tù và Rohan (món quà cậu được trao tặng trong ngày trở về). Tiếng tù và kì lạ dường như khiến dân làng thêm dũng khí còn kẻ thù thì run sợ. Hàng trăm Hobbit đã tụ họp thành một đội quân dưới sự chỉ huy của Merry và Pippin. Họ dụ đám Ruffian lọt vào giữa làng Bywater (phía Nam Hobbitton), dùng rào chắn bao vây chúng lại. Một trận đánh đã nổ ra tại đây. Gần 70 tên côn đồ chết trên chiến trường, khoảng một tá bị bắt giữ, tên thủ lĩnh – một gã to cao như Orc đã bị chính Merry hạ gục. Số còn lại chạy thoát khỏi làng. Cũng có 19 người Hobbit hi sinh và khoảng 30 người bị thương trong trận này.
Saruman – tức ông trùm Sharkey, định đâm lén Frodo để trả thù nhưng không thành, lão bị chính tên tay sai Grima dùng dao cắt cổ trong cơn phẫn uất, chấm hết cho số mệnh của pháp sư từng được coi là hùng mạnh nhất lục địa.
Hòa bình được lập lại ở Shire, vậy là kết thúc trận Bywater tháng 11 năm 3019, trận đánh duy nhất ở xứ này kể từ trận Đồng Xanh năm 1147, và sự kiện này cũng được cho là sự kiện cuối cùng khép lại giai đoạn Nhẫn Chiến trong lịch sử Trung Địa.

Trung Địa cuối kỷ Đệ Tam, đầu kỷ Đệ Tứ

Sau giai đoạn Nhẫn Chiến năm 3019, hòa bình được lập lại trên toàn lục địa. Không còn một thế lực hắc ám nào đe dọa những dân tộc nơi đây nữa. Khắp nơi, chỉ là những tin tức làm yên lòng người.

Ở phương Bắc, Bard II và Thorin III đánh đuổi quân Easterling khỏi thung lũng. Celeborn xứ Lothlorien đem quân vượt sông Anduin, đánh vào sào huyệt cuối cùng của kẻ thù ở Dol Guldur. Bóng tối không còn che phủ các cánh rừng, Mirkwood được đổi tên thành Greenwood từ đó.

Một sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất, đó là việc Aragorn chính thức đăng quang, trở thành vua Elessar, hợp nhất Arnor (những gì còn lại) và Gondor, trở thành Vương quốc Thống Nhất, mở ra một thời đại an bình thịnh trị sẽ mãi mãi được truyền tụng qua những bài ca.

Vua Elessar làm hòa với người Easterling ở phương Đông, phủ dụ đám Harad ở phương Nam, giải phóng những nô lệ ở Mordor và giao vùng đất quanh hồ Nurnen cho họ làm vùng tự trị. Người Dunlandings cũng gửi đại sứ đến thần phục vua Elessar và xin được giữ mối giao hảo.

Tang lễ của đức vua Theoden được tổ chức trọng thể, linh cữu của ngài được rước về kinh đô Edoras.

Những đám cưới hoàng gia liên tục được thông báo. Đầu tiên là đức vua Elessar cùng với nàng Arwen – công nương của Rivendell, rồi đến cuộc hôn phối của Faramir (nay trở thành lãnh chúa vùng Ithilien) và công nương Eowyn của Rohan, kế đó lại là Eomer (tân vương của Rohan) kết thân với con gái của hoàng thân Imrahil xứ Dol Amroth.

Gimli dẫn một phần tộc Người Lùn đến định cư tại Hang động Lấp Lánh nằm phía sau Helm’s Deep và trở thành lãnh chúa nơi đây. Pháo đài Hornburg được xây dựng lại. Người Lùn và người Rohirrim cùng nhau cai quản khu vực này.

1 năm sau các sự kiện trên, Frodo Baggins – thị trưởng của xứ Shire lúc bấy giờ, cảm thấy không được khỏe. Vết thương từ chất độc của mụ nhện Shelob năm xưa khiến cậu thường xuyên ốm đau. Trong hành trình đến Rivendell mừng sinh nhật lần thứ 130 của Bilbo Baggins, Frodo đã quyết định đi cùng những người mang nhẫn khác: Gandalf, Elrond, Galadriel, Cirdan, Bilbo cùng đa phần tộc Elf đi đến Cảng Xám, rời Trung Địa để đến vùng đất phương Tây. Frodo trao lại cuốn Sách Đỏ cho Sam viết tiếp (cuốn sách ghi chép lại những cuộc phiêu lưu của Bilbo và Frodo).

Bước sang kỷ Đệ Tứ, vào năm 1427, Samwise Gamgee được bầu làm thị trưởng của Shire và chàng ta sẽ còn được bầu liên tiếp 6 lần sau đó, cho đến năm 1476 mãn nhiệm ở tuổi 96. Con gái của Sam là Elanor Xinh Đẹp được chọn làm thị nữ của hoàng hậu Arwen. Vua Elessar ra sắc lệnh cấm con người tự ý đặt chân vào Shire, nơi này đươc phong làm đất tự trị của người Hobbitt.

Năm 1432, Merry được vua Eomer xứ Rohan phong tước hiệp sĩ và trở thành chủ trấn của vùng Buckland.
Năm 1434, Pippin được vua Elessar phong làm Thain của toàn xứ Shire (chức vị ngang hàng với thị trưởng). Đồng thời các vị Thị trưởng, chủ trấn và Thain đều được phong làm Cố vấn của nhà vua.

Năm 1482, vợ của Samwise qua đời. Samwise trao lại cuốn Sách Đỏ cho con gái Elanor, rồi đi đến Cảng Xám và vượt đại dương đến vùng đất của các vị thần. Ông là “Người Mang Nhẫn cuối cùng” rời khỏi Trung Địa.

Năm 1484, vua Eomer xứ Rohan băng hà. Merry và Pippin chuyển đến Gondor sống và qua đời vài năm sau đó.

Năm 1541, vua Elessar băng hà sau 122 năm trị vì. Legolas cùng Gimli đóng tàu ở Ithilien, vượt sông Anduin rồi tiến ra Đại Dương. Tương truyền Gimli trở thành Người Lùn đầu tiên vinh dự được đặt chân đến vùng đất của các vị thần. Vậy là những thành viên cuối cùng của Đoàn Hộ Nhẫn cũng đã rời bỏ Trung Địa.

Một số trận đánh nhỏ diễn ra trong kỷ Đệ Tứ giữa Vương quốc Thống Nhất chống lại sự quấy nhiễu của người Esterling ở phương Đông và người Harad ở phương Nam, nhưng không quá quan trọng nên không được nhắc đến chi tiết.

Những dòng sự kiện chính của cõi Arda nói chung và Trung Địa nói riêng từ khi thế giới được sáng tạo cho đến đầu kỷ Đệ Tứ, đến đây xin được dừng lại. Có lẽ, cũng là dấu chấm hết cho toàn bộ series bài viết về Lịch sử Trung Địa, được Epic bắt đầu từ tháng 3 năm 2016 của kỷ Đệ.. à mà thôi! ?
Xin cảm ơn các bạn đọc đã yêu quý và kiên trì đón đọc, ủng hộ chúng tôi hoàn thành series này.

Bình luận
Loading...

https://chudaihd.com/ mom has passionate sex with her grown son.
www.alledepornos.com
sex videos