click here to find out more http://www.pornsocket.cc
sexyvideoshd.net
www.anybunnyvideos.com runaway girls.

Những bóng hồng của Zeus

0 1.005

Nàng Europa

Nàng là con gái của vua Agenor xứ Tyre, nếu xét theo gia phả thì còn là cháu nội của thần Biển Poseidon, về khoản “danh gia vọng tộc” thì khỏi phải bàn. Không những thế, Europa lại có nhan sắc vạn người mê. Lúc đó thần Zeus tuy ở trên Olympus, đã yên bề gia thất với Hera nhưng bản tính trăng hoa nào bỏ được, ngó xuống thấy Europa mơn mởn như thế, quyết tâm lập kế hoạch…chén nàng.

Theo dõi mấy hôm, đã nắm được thói quen của người đẹp, một ngày nọ, Zeus biến thành một con bò trắng tuyệt đẹp, lang thang đến gần tầm mắt của Europa lúc đó đương đi hái hoa bên bờ sông cùng lũ hầu gái. Thấy con bò đẹp, Europa nhanh chóng bị thu hút và chẳng mấy chốc không kìm được mà cưỡi lên lưng con bò. A lê hấp, chỉ chờ có thế, con bò cõng người đẹp chạy thẳng ra biển và bơi đến tận đảo Crete.

Ở trên đảo, con bò trắng hiện nguyên hình thần Zeus. Miệng lưỡi của Zeus quả nhiên không thể coi thường, chẳng biết nói những gì thuyết phục được nàng Europa làm tình với mình. Sau này, nàng ta mang thai và đẻ được 3 đứa con mang huyết thống của thần, đó là Minos, Radamanthys,Sarpedo.

Sau khi thỏa cơn khoái lạc, Zeus cũng chẳng đưa Europa về lại cố hương, mà bố trí cho nàng ở lại đảo Crete, trở thành vợ của vua đảo này là Asterion (người sẽ chịu trách nhiệm “Đổ vỏ” sau này).

Là một kẻ sở khanh có tư cách, Zeus cũng không đến nỗi cạn tình với người đẹp. Trước khi “giông”, Zeus tặng lại cho Europa 3 món quà quý giá, đó là Talos – một người khổng lồ bằng đồng để bảo vệ hòn đảo, Laelaps – một con chó thần có thể đuổi bắt mọi sinh vật trên đời và một cây giáo có thể ném trúng mọi mục tiêu.

Kết cục của Europa không được nhắc thêm nữa. Có lẽ nàng đã tránh được ‘cơn Hoạn Thư” của Hera, an phận làm nữ hoàng của một đảo quốc, về già cũng có thể tự hào mà khoe với các con cháu về mối tình “tàu nhanh” với vị thần quyền lực nhất thiên giới.

Về phần thần Zeus, để tưởng nhớ đến người tình ái ân mặn nồng năm xưa, ông đã tạo ra chòm sao mang hình một con bò, chính là chòm Kìm Ngưu. Người ta nói rằng, lục địa châu Âu (Europe) cũng được đặt tên theo tên của nàng Europa để tưởng nhớ về nhan sắc nổi tiếng của nàng.

Nàng Io

Xét theo gia phả, thì io vốn là kị của người đẹp Europa sau này. Nàng io khi đó là con gái của vua Inachus xứ Argolis, nhan sắc nổi danh khắp nơi. Thần Zeus thì, nhắc đến mỹ nhân, mắt mũi còn nhạy hơn cả ăng-ten, đương nhiên làm sao lại chịu bỏ qua.

Zeus dùng quyền năng của mình, hàng đêm xuất hiện trong giấc mơ của nàng io dưới hình dạng một thanh niên đẹp trai tuấn tú, luôn mồm nói những câu ong bướm, đường mật đầy dục tính để dụ dỗ io. Nàng hãi qua, đi thưa chuyện với vua cha. Vua cha càng hãi, đến đền thờ của thần Zeus xin lời phán, hehe, Zeus khá đểu, phán luôn rằng io sẽ trở thành tai họa cho cả gia đình, phải đuổi nàng ra khỏi nhà ngay lập tức.

Bị đuổi ra khỏi nhà, tiểu thư lá ngọc cành vàng như io chịu sao thấu cuộc sống giang hồ, dễ dàng rơi vào vòng tay của Zeus. Rồi chuyện gì đến cũng đến…

Trong lúc Zeus đang “tàu nhanh” với io thì Hera ở trên Olympus bỗng dưng cảm thấy có biến (đúng là linh tính phụ nữ), lập tức xuống trần tìm chồng. Hera tuy nhanh, nhưng Zeus còn nhanh hơn, đã kịp mặc quần và biến io thành một con bò cái. Hera xuống đến nơi thấy chồng mình đương ngồi vuốt ve một con bò cái thì không nói được gì, nhưng sẵn bản tính đa nghi, bà xin luôn con bò cái về nuôi. Để tránh vợ không nghi ngờ, Zeus đành giao người đẹp cho Hera.

Hera đem con bò về, lại giao cho một tên nô bộc là người khổng lồ Argos canh gác. Argos có 100 con mắt, khi hắn ngủ thì chỉ nhắm 50 mắt, còn 50 mắt vẫn mở, vì vậy Hera yên trí rằng Zeus sẽ không thể trộm được con bò. Zesu bí lắm, gọi thần Trộm cắp Hermes đến giúp. Hermes dùng một cây sáo, ru ngủ Argos rồi giết chết hắn, cứu được con bò. Để tưởng nhớ lòng trung thành của Argos, Hera đã lấy những con mắt của người khổng lồ này, gắn lên đuôi con công – con vật tượng trưng cho nữ thần. Từ đó mà đuôi loài công mỗi lần xòe ra mới nhiều “mắt” như vậy.

Lại nói, nàng io – lúc này vẫn trong hình hài con bò, chạy trốn khỏi Hy Lạp. Hera sai một con ruồi trâu bám theo đốt io khiến nàng chạy quanh khắp thế gian, quả nhiên là đỉnh cao của đánh ghen.

Về sau, nàng io được Titan Prometheus – lúc đó đang bị phạt xích vào núi, thương tình chỉ đường cho nàng trốn sang Ai Cập. Hera gọi con ruồi trâu về. Zeus cũng hồi phục lại hình dáng con người cho io. Nhờ vậy, nàng cưới được vua Ai Cập, sinh con đẻ cái bình thường. Cháu trai của nàng, sau lại lại trở về đất Hi Lạp, và trong lứa hậu duệ của nàng sau này, sẽ nổi lên 1 nhân vật vô cùng kiệt xuất, đó là người anh hùng Heracles.

Nàng Semele

Nàng là con gái của vua Cadmus – người anh hùng tạo ra thành Thebes. Xét theo gia phả, Cadmus là anh trai của Europa (một người tình khác của Zeus), và có thể phải gọi Zeus là ông cố. Nhưng có hề gì, thành tích “phá đảo” cả gia phả đã không còn có gì bất ngờ với Zeus. Zeus và Semele trao nhau một tình yêu điên cuồng, say đắm, đến nỗi Hera không thể làm ngơ.

Một ngày nọ, Hera biến thành một người đầy tớ già, tiếp cận Semele và dùng những lời thủ thỉ mật ngọt, gieo vào con tim ngây thơ của Semele những mầm mống của sự nghi ngờ, khiến nàng nghĩ rằng tình nhân của mình không phải là một vị thần như chàng thường khoe.

Vậy là Semele hẹn gặp Zeus, bắt ông thề trên danh nghĩa dòng sông Styx rằng sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của nàng. Sau khi có được lời thề của Zeus, Semele bắt ông phải hiện nguyên hình dáng thần thánh của mình để cho nàng được chiêm ngưỡng. Zeus biết rằng con người phàm trần không thể chịu đựng được nguồn năng lượng khổng lồ khi phải đối diện trực tiếp với các vị thần nhưng vì Semele cứ luôn miệng đòi hỏi, thêm nữa ông cũng đã trót thề trước sông Styx sẽ đáp ứng nàng, vì vậy đành hiện nguyên hình là vị thần tối cao của Olympus.

Chẳng biết Semele có cảm thấy hãnh diện vì có bạn trai là vị thần oai hùng như Zeus không, nhưng cơ thể nàng, tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ phát ra từ Zeus, không chịu được đã bị thiêu cháy. May thay, Zeus vẫn kịp cứu được thai nhi trong bụng Semele – vì nó mang nửa dòng máu thần thánh nên thân thể tự khắc kháng lửa. Ông đem bào thai khâu vào đùi mình và nuôi dưỡng nó cho đến khi thành hình. Đứa trẻ đó chính là vị thần rượu nho Dionysus sau này.

Nàng Danae

Vua Acrisius vua xứ Argos không có con giai nối dõi. Ông ta chỉ đẻ được một mụn con gái là công chúa Danae. Một nhà tiên tri ở Delphi đã tiên đoán rằng đời này đức vua không bao giờ có con trai, nhưng ông sẽ bị giết bởi con trai của con gái mình, Acrisius nghe thế thì xoắn lắm, đương nhiên không thể cho công chúa Danae lấy chồng sinh con được, bèn đem nhốt nàng trong một căn hầm bằng đồng, không cho tiếp xúc với bất kì ai cũng như ánh sáng mặt trời.

Nhưng đúng là “chạy trời không khỏi nắng”, Zeus ở trên cao mắt tinh như cú vọ, thấy nữ nhân xinh đẹp lại đang bị ức hiếp, đâu có chịu để yên. Ông biến mình thành một trận mưa vàng. Những hạt mưa theo đường ống dẫn nước, chảy vào căn hầm nhốt Danae và chui vào…tử cung của nàng. Danae mang bầu và 9 tháng 10 ngày sau đẻ ra một đứa con trai, đặt tên là Perseus – chính là người anh hùng lừng lẫy sau này, lập nên chiến công tiêu diệt ác quỷ Medusa.

Đây có thể coi là trường hợp thụ thai độc đáo bậc nhất trong thần thoại, sánh ngang với quả uống nước từ sọ dừa mà mang bầu hay quả ướm chân vào dấu chân lạ mà có thai.

Nàng Leda

Nàng là gái có chồng, chức danh hoàng hậu thành Sparta, vợ của vua Tyndareus. Sắc nước hương trời của nàng lại khiến thần Zeus xiêu lòng, nhưng đến cả vua các thần cũng không dại gì “đập chậu cướp hoa”. Ngài len lén thực hiện một kế hoạch khác.

Đêm hôm đó, sau khi Leda đã ân ái với chồng, Zeus trong lốt một con chim thiên nga đến tình tự với nàng. Chín tháng mười ngày sau, nàng Leda đẻ ra… quả trứng, nở ra 4 đứa con, 2 gái 2 trai: chị em Helen và Clytemnestra (về sau được gả cho anh em Menelaus và Agamemmon – những nhân vật trong đại chiến thành Troy), và anh em sinh đôi Castor và Pollux (về sau trở thành chòm sao Song Tử). Đến đây mới lằng nhằng, đứa nào là con ai cũng chẳng ai phân định được, vì mỗi nguồn lại viết một kiểu, chắc hẳn các tác giả thời xưa cũng phải bối rối lắm với đêm truy hoan ấy của ngài Zeus. Homer thì viết trong sử thi Odyssey rằng Castor và Pollux là con của Tyndareus, còn nàng dâu Helen xinh đẹp của thành Troy thì là con của Zeus.

Chưa hết, lại có một thuyết nữa, cho rằng Helen thậm chí còn… chẳng phải là con của Leda. Câu chuyện ngôn lù này xuất hiện thêm “người thứ tư” – nữ thần Nemesis, một trong những người con gái của nữ thần Nyx. Nemesis là nữ thần của quả báo, và Zeus cũng quan hệ với cả bà ta trong lốt con thiên nga. Kết quả cũng sinh ra một quả trứng, và trứng này đã được trao cho Leda, nở ra nàng Helen và từ đó Leda đã nuôi nấng Helen như một người mẹ.

Nàng Aegina

Thần sông Asopus có 20 người con gái và 2 người con trai, nhưng chỉ có nàng tiên nước naiad Aegina lọt vào mắt xanh của thần Zeus. Zeus bèn hóa thành con đại bàng (dị bản khác kể là hóa thành ngọn lửa) bắt cóc nàng đến một hòn đảo. Thần sông Asopus đi tìm con gái thì gặp vua Sisyphus, được ông ta tiết lộ cho kẻ chủ mưu – không ai khác ngoài đại ca Dớt! Sisyphus cả đời làm đủ chuyện bạo ngược chưa bị làm sao, cuối cùng sau vụ hớt lẻo này mới bị Zeus ghim, lệnh cho thần chết Thanatos bắt xuống địa ngục trừng phạt.

Lại nói về Asopus, ông ta đến chất vấn Zeus, cuối cùng Zeus táng cho “nhạc phụ” một tia sét ngã nhào xuống sông. Đến giờ dòng sông nơi Asopus rơi xuống vẫn còn than bùn dưới đáy. Sau mọi gian truân, Zeus thư thả trở về hòn đảo – giờ đây đã mang tên nàng Aegina, và ân ái với nàng, sinh ra một người con trai đặt tên là Aeacus.

Đảo Aegina bấy giờ chưa có người ở. Chàng Aeacus đã cầu xin thần Zeus biến đàn kiến thành con người, gọi là người Myrmidon. Từ đó Aeacus trở thành vua cai trị hòn đảo. Nhà thơ La Mã Ovid lại viết khác trong tập thơ “Biến thể”. Ông chép rằng vốn đảo Aegina đã có người sinh sống và Aeacus lên làm vua. Nhưng về sau Hera phát hiện ra vụ ngoại tình của Zeus, và giáng lên hòn đảo một đại dịch khủng khiếp. Chứng kiến dân chúng chết mòn, Aeacus đau đớn cầu xin thần Zeus biến đàn kiến thành con người để hồi sinh lại hòn đảo mang tên nhân tình của ông. Quả nhiên, bầy kiến hóa thành người, hòn đảo đông đúc trở lại. Sau khi Aeacus chết, ông trở thành một trong 3 vị phán quan dưới âm phủ của thần Hades.

Nàng Callisto

Nàng là người con gái xinh đẹp của vua Lycaon nước Arcadia. Nàng thề nguyền sẽ giữ trinh tiết suốt đời, đi theo hầu nữ thần săn bắn đồng trinh Artemis, và trở thành nữ tì được Artemis sủng ái nhất. Trớ trêu thay Callisto lại lọt vào mắt xanh của Zeus, và ông đã bằng mọi cách quyến rũ được nàng Callisto và ân ái với nàng.

Đoạn này lại có một phiên bản khác kì thú hơn, kể rằng Zeus không muốn bị Hera phát giác nên đã quyến rũ Callisto bằng cách… hóa thành nữ thần Artemis. Thấy “nữ chủ nhân” muốn gần gũi, nàng cũng chẳng chối từ. Callisto đã quan hệ với Zeus trong lốt Artemis, lúc nàng phát hiện ra “nữ chủ nhân” có bộ phận của đàn ông thì đã không kịp nữa. Nàng trót mang cốt nhục của vị thần. Sau này Artemis phát hiện Callisto lộ bụng bầu, và bà đặng lòng đuổi Callisto đi. Nàng sinh hạ đứa con trai tên là Arcas.

Về sau, Callisto bị Hera phát hiện và trừng phạt bằng cách biến nàng thành con gấu. Arcas lớn lên, một lần trong chuyến săn vô tình bắn chết mẹ mình. Zeus thương tình, đưa hai mẹ con lên trời thành hai chòm sao. Callisto thành chòm Đại Hùng – Ursa Major, còn Arcas trở thành chòm Tiểu Hùng – Ursa Minor.

Nàng Eurymedusa và những chiến binh kiến Myrmidon

Nàng là con gái của thần sông Achelous (có bản nói là vua Cletor), gắn liền với một pha tình tự đi vào huyền thoại nữa của ngài Zeus. Lần này thì thần Zeus hóa thân thành con kiến và ân ái với nàng. Sau khi bị “kiến đốt sưng bụng”, nàng Eurymedusa sinh hạ chàng Myrmidon, tổ tiên của những chiến binh Myrmidon thiện nghệ.

Một cách lý giải khác về nguồn gốc của Myrmidon đã được kể trong bài viết về nàng Aegina, rằng tộc người Myrmidon vốn là đàn kiến, được con trai của Zeus và Aegina – chàng Aeacus, cầu nguyện để Zeus biến đàn kiến thành người. Về sau thì người Myrmidon di cư đến vùng Thessaly. Tại đó ngoài thờ phụng các vị thần, người dân còn thờ loài kiến để tưởng nhớ về tổ tiên của họ.

Những chiến binh Myrmidon vô cùng thiện nghệ và dũng cảm, mặc áo giáp màu nâu như bụng kiến. Trong đại chiến thành Troy, những người Myrmidon trung thành đã theo chân người anh hùng Achilles (cháu nội của Aeacus) xông pha chiến trận.

Nàng Lamia

Thần Poseidon và nàng Libya có hai người con trai sinh đôi: Belus và Agenor. Belus trở thành vua Ai Cập, còn Agenor là vua xứ Tyre. Trong số những người con của Belus lại có nàng Lamia xinh đẹp mà bạc mệnh.

Nguyên do thì vẫn vậy, Zeus đem lòng say đắm sắc đẹp của Lamia và đã xuống ve vãn nàng. Sự việc đến tai Hera, khiến nữ thần nổi máu hoạn thư, trừng phạt Lamia bằng cách giết chết toàn bộ những người con của cô ta. Lamia điên loạn vì mất con, từ đó thường xuyên tìm bắt và giết hại trẻ con để trả thù đời. Nhan sắc của cô ta cũng bị huỷ hoại, trở nên xấu xí và ghê rợn. Ả lại bị Hera nguyền cho không thể ngủ được nữa, dằn vặt khóc thầm mỗi đêm. Điều duy nhất Zeus có thể làm để an ủi Lamia là ban cho cô ta khả năng tháo đôi mắt mình ra và lắp chúng lại như cũ mỗi sáng.

Trong những câu chuyện và tác phẩm nghệ thuật của hậu thế, Lamia được khắc họa ngày một khác biệt. Người ta thường biết đến hình ảnh của Lamia trong hội họa như một người đàn bà mình người đuôi rắn với gương mặt vẫn còn xinh đẹp, thường quyến rũ đàn ông về hang ổ để ăn thịt. Ả như một hồn ma thường được dùng để dọa trẻ con. Người lớn cho rằng ả sẽ bắt cóc lũ trẻ và làm thịt chúng nếu chúng không nên nết.

Chàng Ganymede

Thần Zeus vốn dĩ nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp là vị thần phóng đãng, đa tình, con rơi con vãi đầy khắp thế gian. Không những thế, thần còn có hứng thú với cả nam giới.

Chàng Ganymede là con trai của Tros, vị vua huyền thoại đã gây dựng thành Troy. Ganymede nổi tiếng đẹp trai, khiến Zeus tò mò ngó xuống trần xem xét. Ngay khi thấy mái tóc vàng óng của chàng tung bay trong gió, làn da trắng mịn của chàng nổi bật giữa đàn cừu trắng thì Zeus mê mẩn thật sự. Ông biến thành con đại bàng, xuống bắt cóc Ganymede lên đỉnh Olympus và ban cho chàng sự bất tử. Để bồi thường cho gia chủ thì Zeus còn sai thần Hermes mang hai con ngựa quý tới tặng cho vua Tros. Tros thấy con trai vớ vẩn thế nào lại được thăng lên thiên giới có công ăn việc làm, nên cũng bằng lòng nhận quà.

Nhằm hợp thức hóa sự có mặt của trai đẹp bên cạnh, Zeus tìm cách nhét Ganymede “vào biên chế”. Lấy cớ cô con gái Hebe đi lấy chồng nay đã con bồng con bế, Zeus sa thải Hebe rồi giao công việc hầu rượu trong các bữa tiệc của chư thần mà Hebe nắm giữ bao năm trời cho Ganymede. Chư thần đa phần đều không phản đối gì bởi chàng ta quá đẹp, chỉ trừ nữ thần Hera ghen lồng lộn, hơn nữa Hebe lại là con gái bà. Để tránh Hera “ba máu sáu cơn”, Zeus đành biến Ganymede thành chòm sao Bảo Bình (Aquarius), mang hình dạng một người bê bình nước. Bên cạnh chòm Bảo Bình lại có chòm Thiên Ưng (Aquila), chính là hình ảnh biểu tượng cho con đại bàng mà Zeus biến thành.

Nàng Antiope

Nàng là công nương của thành Hyria, con gái của lãnh chúa Nycteus, cũng có nguồn lại nói nàng là con gái của thần sông Asopus (lưu ý rằng dù trùng tên nhưng đây không phải nhân vật Antiope nữ chiến binh Amazon, em gái của nữ hoàng Hippolyta).

Trong lốt một gã thần rừng dâm dục satyr, thần Zeus đã “tiếp cận” Antiope và ân ái với nàng. Antiope dĩ nhiên là “lãnh hậu quả”, bị cha phát hiện và nàng phải chạy trốn cùng nhân tình là vua Epopeus thành Sicyon. Epopeus đã che chở và nhận cưới nàng. Họ tình tự với nhau và Epopeus đã gieo thêm vào nàng Antiope một “hạt giống” nữa.

Trong khi đó ở thành Hyria, vua Nycteus tự vẫn vì thứ ông gọi là “nỗi nhục của dòng tộc”. Em trai Nycteus là Lycus bấy giờ lại mới được bổ nhiệm làm nhiếp chính của thành Thebes hùng mạnh sau khi nhà vua băng hà. Lycus huy động binh sĩ đi rửa nhục cho anh trai, chiếm được thành Sicyon, giết vua Epopeus và bắt cô cháu gái Antiope về. Giữa đường áp giải về Thebes, Antiope lâm bồn và sinh đôi. Hai đứa con, Amphion là con của thần Zeus, còn Zethus là con của vua Epopeus, bị bỏ mặc ven đường và được gã chăn cừu nhận về nuôi. Amphion lớn lên được nhân tình là thần Hermes dạy cho nghệ thuật chơi đàn lyre, trở thành một nhạc công tài ba, còn Zethus là một người chăn cừu và thợ săn thiện nghệ.

Tại thành Thebes, nàng Antiope bị bà thím độc ác Dirce, vợ của Lycus, ngược đãi thậm tệ, bắt cô làm lụng như một ả nô tì không hơn không kém. Nhiều năm sau, nàng trốn thoát khỏi Thebes và vô tình đoàn tụ với hai con tại nhà của gã chăn cừu. Mẹ con nhận ra nhau, tay bắt mặt mừng, nhưng chẳng được bao lâu bị mụ Dirce tìm đến tận nhà, ra lệnh cho hai chàng trai Amphion và Zethus bắt trói Antiope. Bất bình vì những tội ác Dirce đã gây ra cho mẹ, Amphion và Zethus bắt trói Dirce buộc vào con bò rừng, mụ bị con bò lôi đi đến chết. Tuy nhiên vì Dirce là một tín đồ nhiệt huyết của thần rượu nho Dionysus, nên vị thần đã giáng sự trừng phạt trớ trêu lên Antiope, khiến cho nàng phát điên, lang thang khắp đất Hy Lạp. Cuối cùng, nàng được giải thoát khỏi chứng điên nhờ chàng Phocus (cháu trai của vua Sisyphus người chịu hình phạt lăn tảng đá dưới địa ngục). Phocus cưới Antiope và sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Khi chết đi, họ được liệm chung trong một ngôi mộ.

Về phần hai người con trai, Amphion và Zethus dấy binh khởi nghĩa, chiếm được thành Thebes, hạ sát Lycus và đoạt lấy ngôi vương. Nhưng cả hai anh em và hậu duệ của họ về sau đều đoản mệnh. Amphion lấy nàng Niobe (kẻ bị Apollo và Artemis trừng phạt vì xúc phạm nữ thần Leto). Sau khi những người con của Amphion và Niobe bị hai vị thần song sinh giết sạch thì ông đau đớn đến tột cùng và tự vẫn. Còn Zethus lấy nàng Thebe và sinh hạ một người con trai, đứa trẻ bị người mẹ vô tình giết chết trong một cơn điên loạn. Zethus cũng đau khổ và tự kết liễu đời mình. Người đời tiếc thương, chôn cất thi hài của hai anh em trong cùng một ngôi mộ.

Nàng Alcmene và sự ra đời của Heracles

Nàng chính là mẫu thân của người anh hùng Heracles lừng danh. Cha nàng là vua Electryon, con trai của người anh hùng Perseus và nàng Andromeda, trị vì ở đô thành Mycenes, sống cùng 10 người con: 9 trai 1 gái. Nhưng trong một biến cố tranh chấp đất đai, 8 người con trai của vua Electryon bị người Telebos giết hại, chỉ còn lại 1 trai là Licymnios và 1 gái là Alcmene sống sót.

Bấy giờ, giặc Telebos quấy phá, lại cướp cả đàn bò quý của nhà vua. Vua Electryon trao thưởng cho kẻ nào đoạt lại được đàn bò thì sẽ được lấy công chúa làm vợ. Chàng Amphitryon, hoàng tử thành Tirynthe, dùng kế sách “nhất quan hệ nhì tiền tệ” để đoạt lại đàn bò thành công, nhưng về đến nơi thì một con bò bỗng vùng chạy. Amphitryon ném gậy vào đầu nó, chiếc gậy văng ra đập trúng đầu vua Electryon khiến nhà vua ngã vật ra tắt thở. Phạm trọng tội giết vua, Amphitryon phải trốn chạy, nhưng chàng đã hứa với nàng Alcmene rằng chàng sẽ báo thù cho các anh trai của nàng, vậy nên Alcmene chấp thuận đi theo Amphitryon trốn biệt sang thành Thebes. Tại Thebes, Amphitryon trở thành một vị tướng quân được vua Creon tin cậy, lập nhiều chiến công, trong đó có việc diệt trừ con cáo tinh Teumessian, đánh chiếm đảo Taphos…

Trong khi Amphitryon viễn chinh sang đảo Taphos thì ở nhà nàng Alcmene rơi vào tầm ngắm của thần Zeus. Zeus lần này không hóa thân thành động vật nữa, mà lại đội lốt… Amphitryon, chồng nàng, và kể cho nàng tất cả những cuộc viễn chinh khiến nàng tin đúng là chồng mình thật. Vậy là Zeus ân ái với Alcmene, một cuộc ái ân dài dằng dặc vì Zeus đã lệnh cho mặt trời không được ló rạng suốt ba ngày ba đêm. Và khi Amphitryon “thứ thiệt” trở về, được vợ hồn nhiên thuật lại đêm mặn nồng đó, ông chồng tím tái mặt mày lôi cô vợ lên dàn hỏa thiêu để trị tội không chung thủy. May thay, thần Zeus trên cao giáng một trận mưa rào dập tắt ngọn lửa, giải oan cho Alcemene. Amphitryon khi được nhà tiên tri mù Tiresias kể cho tỏ tường mọi chuyện, bèn bỏ qua chuyện cũ mà cưới Alcmene làm vợ.

Alcmene mang bầu, nhưng mọi sự chẳng thuận buồm xuôi gió khi chuyện đến tai Hera. Ngoài mặt vị nữ thần thơn thớt nói cười, nhưng trong lòng thì thâm hiểm bày kế dằn mặt Zeus. Đúng đêm Alcmene sắp hạ sinh, bà tuyên bố với Zeus rằng sẽ ban cho đứa trẻ hậu duệ của người anh hùng Perseus ra đời đêm hôm đó một ân huệ. Zeus biết rằng Alcmene đang mang bầu sinh đôi, một đứa của mình, một đứa của Amphitryon nên rất cẩn thận lựa lời, phán rằng đứa trẻ đầu tiên mang dòng dõi của Perseus sẽ trở thành một vị vua quyền lực có trong tay cả thiên hạ.

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, Hera biết rằng lại có bà vợ của Sthenelus – con trai của Perseus, đang mang bầu 7 tháng. Lập tức Hera thúc sinh khiến bà ta đẻ con trước Alcmene, dù sinh non nhưng được chính tay vị nữ thần đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Vậy là Eurystheus, đứa con của Sthenelus, nghiễm nhiên trở thành vị vua trong lời sấm truyền của Zeus, khiến cho Zeus chưng hửng tiếc nuối…

Nàng Alcmene sau đó mới sinh đôi, Heracles con của Zeus và Iphicles con của Amphitryon. Heracles lớn lên trong tình yêu thương của cả mẹ và cha dượng, và mọi câu chuyện về chàng quá đỗi nổi tiếng, hãy để dành kể sau. Tướng quân Amphitryon về sau tử trận trên chiến trường. Nàng Alcmene sau đó tái giá với Rhadamanthys, một người con của thần Zeus và sống yên bình đến cuối đời.

Nàng Persephone

Trước khi mọi người hú hồn vì ông thần Zeus có phóng đãng đa tình đến mức nào thì cũng đâu đến nỗi tư tình với cả… con gái mình, thì cũng phải nói rõ rằng đây là thuyết của dòng tín ngưỡng Orphism, chứ không đại diện cho thế giới quan chung của thần thoại Hy Lạp. Orphism là một dòng tín ngưỡng thuộc về các giáo phái kín vốn chỉ dành cho tầng lớp thường dân ở Hy Lạp cổ đại, về sau mới mở rộng cho giới quý tộc tham gia, được đặt theo tên của nhạc công Orpheus – người đã lữ hành xuống cõi địa phủ để tìm lại tình nhân. Hình tượng thánh thần trung tâm của Orphism là thần rượu nho Dionysus, cũng như nữ thần Persephone – người được coi là “mẹ tiền kiếp” của Dionysus.

Theo đó, như mọi lần thần Zeus đã cải trang để ân ái với bà hoàng của địa ngục Persephone. Một tích thì nói rằng Zeus đã cải trang thành chính ông anh trai Hades để thậm thụt với Persephone, từ đó sinh ra Melinoe – vị tiên nữ của địa ngục kẻ mang tới điên loạn và ác mộng. Tích khác thì nói rằng Zeus đã đội lốt một con rắn ân ái với nàng, và từ cuộc tình cha con ngang trái đó sinh ra một người con trai đặt tên là Zagreus.

Zagreus được Zeus chọn làm người kế vị ngôi vua các thần, khiến cho Hera nổi cơn tam bành, sai các thần khổng lồ Titan xé xác đứa trẻ và ăn thịt nó. May thay, Athena cứu được trái tim còn đập của Zagreus, chính trái tim kì diệu của người kế vị dở dang đã dẫn tới sự tái sinh của Zagreus trong hình hài của Dionysus – vị thần rượu nho được người đời thờ phụng.

Nói chung là chuyện nào liên quan tới anh Dionysus thì đọc lên đều có mùi hơi xỉn xỉn.

Nguồn Epic
Bình luận
Loading...

https://chudaihd.com/ mom has passionate sex with her grown son.
www.alledepornos.com
sex videos