Những hậu quả của bệnh chân tay miệng

Chân tay miệng và biểu hiện bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các virut. Bệnh thường gặp phải ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, ở người lớn tỉ lệ mắc bệnh rất thấp. Một số biểu hiện của bệnh như sau:

Lúc mới khởi bệnh ở trẻ có các triệu chứng: sốt, kèm theo ói và có thể bị tiêu chảy. Vào giai đoạn toàn phát, ở bệnh nhi sẽ xuất hiện các dấu hiệu:

– Nổi bóng nước ở miệng và ở lưỡi, các bóng nước này phát triển nhanh, vỡ thành những vết loét trong miệng khiến trẻ đau rát, ăn uống kém.

– Kích thước bóng nước từ 2-10 mm, có hình bầu dục, cũng mọc lên ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông gối. Bóng nước có thể lồi trên da hoặc ẩn dưới da, khi ẩn thường người bệnh không cảm thấy đau.

– Hồng ban rất nhỏ từ 1-2 mm ở lòng bàn tay, bàn chân. Những hồng ban nhỏ này rất dễ bỏ sót nếu ta không chú ý kỹ.

Sau thời kỳ toàn phát nếu không có biến chứng gì, trẻ sẽ dần phục hồi. Thông thường sau 7 ngày từ lúc khởi bệnh trẻ nhỏ sẽ bắt đầu hồi phục.

Hậu quả của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hậu quả của bệnh chân tay miệng là khiến trẻ sốt, có mụn nước viêm loét dẫn tới đau rác miệng, biếng ăn, chậm lớn. Hậu quả nặng nề nhất của bệnh là gây ra các biến chứng như bệnh bại liệt, viêm màng não, viêm não.

Ngoài ra, bệnh chân tay miệng có thể gây các biến chứng nặng về hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch. Lúc này ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện như hốt hoảng, co giật, hôn mê, run chi, thở khó, huyết áp tăng sau đó tụt nhanh chóng…

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng

Để phòng ngừa hậu quả của bệnh chân tay miệng gây ra cho trẻ, bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bằng cách điều trị triệu chứng kết hợp chăm sóc tốt, trẻ sẽ rất nhanh hết bệnh.

Trường hợp khi trẻ bị sốt nhẹ, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên phải nhớ rằng những loại thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên cho trẻ uống nhiều nước lọc để bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể.

Trẻ bị bệnh chân tay miệng không nên để tiếp xúc nhiều với trẻ khác, tốt nhất nên cho bé nghỉ học ở nhà để tránh lây lan bệnh mầm bệnh. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để hạn chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Tuân thủ theo những chỉ định về cách dùng thuốc của bác sĩ để giúp ngăn chặn những hậu quả của bệnh chân tay miệng. Đồng thời cần cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe của trẻ.

Như vậy, hậu quả của bệnh chân tay miệng khó có thể lường trước được. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Bình luận

Bài mới

Những vấn đề lịch sử – văn hóa- xã hội trong Doraemon

Đầu tiên, mình không phải tác giả bài viết này. Đây là bài viết mình…

% ngày trước

Sự thật về nấm “zombie” hay Đông trùng hạ thảo

Loài nấm "zombie" lây nhiễm kiến, biến chúng thành những con rối thây ma https://www.youtube.com/watch?v=aLtAHqKJYKo…

% ngày trước

[Lineage II – Exilium] Hướng dẫn giải Pk

Nếu PK của bạn từ 4 điểm trở lên sẽ có khả năng rớt đồ…

% ngày trước

D. B. Cooper và kẻ tan biến vào không trung

Bắt giữ toàn bộ hành khách và phi hành đoàn làm con tin, nhận lấy…

% ngày trước

NA TRA (Tam Thái Tử)

Na Tra (哪吒), xuất hiện lần đầu trong tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa” lấy…

% ngày trước

Cha Trời và Mẹ Đất – Thần thoại sáng thế của người Maori

Thuở xa xưa, Cha Trời và Mẹ Đất yêu nhau đến nỗi họ ôm chặt…

% ngày trước