click here to find out more http://www.pornsocket.cc
sexyvideoshd.net
www.anybunnyvideos.com runaway girls.

Trò chơi vương quyền – Đảo Sắt và Gia tộc Greyjoy

1. Quần đảo Sắt

Những Tiền Nhân có thực sự là những con người đầu tiên không?

Hầu hết các học giả tin là có. Trước khi họ đến, người ta tin rằng, Westeros thuộc về những người khổng lồ, những đứa trẻ của rừng rậm, và những con thú dữ ở các vùng đồng bằng. Nhưng tại Quần Đảo Sắt, những tu sĩ thờ Thần Chết Chìm lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.

Theo như đức tin của họ, dân đảo sắt là một chủng tộc tách biệt so với những tộc người thông thường. “Chúng ta không đến những hòn đảo thần thánh này từ những vùng đất vô thần phía bên kia biển”, tu sĩ Sauron Miệng Muối từng nói. “Chúng ta đến từ phía dưới những vùng biển này, từ những tòa sảnh bằng nước của Thần Chết Chìm, người đã tạo ra chúng ta theo mẫu hình dáng của ngài và ban cho chúng ta quyền thống trị toàn bộ những vùng nước trên toàn thế giới này.”

Thậm chí trong số những dân đảo sắt cũng có những người nghi ngờ về điều này và đưa ra một góc nhìn dễ chấp nhận hơn về nguồn gốc cổ của họ từ Tiền Nhân – thậm chí dù cho Tiền Nhân, không giống với những người Andalos sau này, chưa từng là những người đi biển. Chắc chắn rằng, chúng ta không thể chấp nhận được lời của những tu sĩ, những người cố làm chúng ta tin rằng người đảo sắt có nguồn gốc gần với cá và thủy quái hơn là với những tộc người khác.

Đại Học Sỹ Haereg từng có lần đưa ra một quan niệm thú vị rằng tổ tiên của người đảo sắt đến từ một mảnh đất chưa xác định nào đó ở phía Tây Biển Hoàng Hôn, dẫn chứng theo những truyền thuyết về chiếc Ngai hải Thạch (Seastone Chair). Ngai vua của gia tộc Greyjoy được tạc theo hình một con thủy quái từ một tảng đá đen, được tìm thấy bởi Tiền Nhân khi họ lần đầu đặt chân đến Old Wyk. Haereg tranh luận rằng chiếc ngai là một sản phẩm của những cư dân đầu tiên cư ngụ trên quần đảo, và chỉ đến những sách sử sau này được ghi chép bởi các học sĩ và thầy tu mới khẳng định rằng họ thực chất chính là hậu duệ của Tiền Nhân.

Thế nhưng khi người đảo sắt sinh sôi, không thể phủ nhận rằng họ khác biệt, với phong tục, đức tin, và các cách thức tổ chức chính quyền không giống bất cứ nơi nào khác trên toàn Bảy Vương Quốc.

Tất cả những điểm khác biệt này, Đại Học Sỹ Haereg đã xác nhận trong cuốn Lịch Sử Đảo Sắt của ông, bắt nguồn từ tôn giáo của họ. Những hòn đảo lạnh giá, ẩm ướt, lộng gió này chưa bao giờ có rừng, và lớp đất mỏng của chúng cũng không thích hợp cho việc trồng các cây weirwood. Chưa từng có người khổng lồ nào sinh sống ở đây, cũng như chẳng có đứa trẻ rừng rậm nào từng sinh sống ở nơi đây. Các Cổ Thần được thờ phụng bởi những giống loài cổ xưa có vẻ như hoàn toàn vắng bóng ở đây. Và dù cho người Andalos cuối cùng cũng đã tới được quần đảo này, Hội Đức Tin cũng chưa bao giờ bén rễ được ở đây, vì có một vị thần đã tồn tại ở nơi đây trước Thất Diện Thần: là Thần Chết Chìm, người tạo ra biển cả và cha của tất cả dân đảo sắt.

Thần Chết Chìm không hề có đền thờ, không có kinh thánh, không có những bức tượng được tạc lên, nhưng ông có rất nhiều tu sỹ. Từ rất lâu trước khi được ghi chép vào trong lịch sử, những người sùng đạo tha hương này đã du nhập vào Quần Đảo Sắt, truyền bá những bài thuyết giảng và bác bỏ tất cả những vị thần khác cùng với những người thờ phụng họ. Vẻ ngoài nghèo nàn, thô kệch, thường đi chân đất, những tu sĩ của Thần Chết Chìm không có một nơi ở cố định nào cả mà lang thang tự do trên quần đảo, rất hiếm khi rời quá xa những vùng biển. Hầu hết họ đều mù chữ, truyền thống của họ đều qua truyền miệng, và những tu sĩ trẻ hơn học những lời cầu khấn, và các nghi thức từ những bậc tiền bối già hơn. Dù cho họ có lang thang tới đâu, các lãnh chúa và dân thường đều buộc phải cho họ thức ăn và nơi cư ngụ nhân danh Thần Chết Chìm. Một số tu sĩ chỉ ăn cá. Hầu hết đều không tắm, trừ phi ở biển. Người ở các vùng đất khác thường nghĩ họ điên, và có vẻ trông họ giống vậy thật, nhưng không thể phủ nhận rằng họ nắm giữ những quyền lực to lớn.

Mặc dù hầu hết dân đảo sắt đều khinh miệt Thất Diện Thần của phương Nam và những cựu thần của phương Bắc, họ cũng có biết đến một vị thần khác. Trong thuyết của họ, Thần Chết Chìm từng đối đầu với Thần Bão, một vị ác thần cư ngụ trên bầu trời căm ghét con người và tất cả những việc con người làm. Hắn ta giáng những cơn gió tàn khốc, những trận mưa xối xả, và sấm cùng chớp thể hiện cơn phẫn nộ của hắn.

Một số nói rằng Quần Đảo Sắt được đặt tên theo loại quặng có rất nhiều ở nơi đây, nhưng chính những người dân đảo sắt thì lại khẳng định rằng cái tên này xuất phát từ bản tính của họ, vì họ là những con người mạnh mẽ, không biết đến quy phục, giống như vị thần mà họ thờ phụng. Những người làm bản đồ đã cho chúng ta thấy có ba mươi mốt Đảo Sắt thuộc quần đảo chính bên ngoài Vịnh Người Sắt ở phía Tây vùng Mũi Đại Bàng, và thêm mười ba hòn đảo nữa co cụm xung quanh đảo Ánh Sáng Cô Đơn (Lonely Light), tít xa phía ngoài rìa của Biển Hoàng Hôn. Những hòn đảo chính trong số này bao gồm bảy đảo sau: Old Wyk, Great Wyk, Pyke, Harlaw, Saltcliffe, Blacktyde, và Orkmont.

Vua Xám ngồi trên ngai được làm từ hàm răng của thuỷ quái Nagga

Harlaw là hòn đảo nổi tiếng nhất trong quần đảo này, Great Wyk là đảo lớn nhất và giàu quặng sắt nhất, và Old Wyk là đảo sùng đạo nhất, là nơi các vị vua muối và đá hội họp tại Sảnh Vua Xám cổ xưa để chọn ra người cai trị họ. Đảo Orkmont gồ ghề và toàn núi từng là nơi cư ngụ của Các Vua Sắt thuộc gia tộc Greyiron trong nhiều thế kỷ. Đảo Pyke thì tự hào về Lordsport, thị trấn lớn nhất trên toàn quần đảo, và là nơi cư ngụ của Gia tộc Greyjoy, cai trị toàn quần đảo kể từ thời Cuộc Chinh Phục của Aegon. Đảo Blacktyde và Saltcliff thì ít được chú ý tới hơn. Những tòa tháp canh của những lãnh chúa nhỏ hơn tọa lạc trên những hòn đảo nhỏ hơn, bên cạnh những làng chài nhỏ. Những hòn đảo khác thì chỉ để chăn nuôi cừu, trong khi rất nhiều đảo vẫn còn chưa có người cư ngụ.

Một nhóm đảo thứ hai nằm cách tám ngày chèo thuyền về phía Tây Bắc tại vùng Biển Hoàng Hôn. Tại đó, những con hải cẩu và sư tử biển sinh sống trên những tảng đá lộng gió quá nhỏ tới mức không thể đặt nổi một ngôi nhà. Pháo đài của gia tộc Farwynd ngự trị trên tảng đá lớn nhất nơi đây, được đặt tên là Ánh Sáng Cô Đơn do ngọn hải đăng tỏa sáng phía trên đỉnh tháp cả ngày lẫn đêm. Người ta thường kể những câu chuyện bất thường về gia tộc Farwynd và những người dân mà họ cai trị. Một số người kể rằng họ nằm ngủ với hải cẩu để sinh ra được những đứa con lai, trong khi số khác lại kể rằng họ là những người biến hình, có thể biến thành sư tử biển, hải mã, thậm chí là cá voi đốm, những con sói của vùng biển phía Tây.

Tuy nhiên, những câu chuyện kỳ lạ kiểu này khá là bình thường ở những vùng rìa thế giới, và Ánh Sáng Cô Đơn thì lại nằm ở rìa xa nhất về phía Tây so với tất cả những vùng đất mà chúng ta từng biết. Rất nhiều những thủy thủ liều lĩnh đã chèo thuyền vượt qua ánh sáng của ngọn hải đăng này trong suốt nhiều thế kỷ, tìm kiếm thiên đàng trong truyền thuyết được kể rằng nằm ở đường chân trời, nhưng những người trở về (rất nhiều người đã không trở về) chỉ kể lại được những vùng biển xám trải dài đến bất tận.

Những tài sản giá trị nhất mà Quần Đảo Sắt sở hữu nằm ở bên dưới những ngọn đồi tại đảo Great Wyk, Harlaw và Orkmont, nơi có rất nhiều những mỏ chì, thiếc và sắt. Các loại quặng này là hàng xuất khẩu chính của những hòn đảo này. Có rất nhiều những thợ kim hoàn giỏi trong số dân đảo sắt, những lò rèn ở Lordsport sản xuất kiếm, rìu, áo giáp và khiên số một thế giới.

Lớp đất mặt của Quần Đảo Sắt mỏng và toàn sỏi đá, chỉ thích hợp để trồng cỏ cho dê ăn chứ không trồng được lúa mì. Dân đảo sắt chắc chắn luôn luôn đối diện với nạn đói vào mỗi mùa đông nếu không nhờ tới tài nguyên trù phú từ biển và những làng chài.

Vùng biển tại Vịnh Người Sắt là nơi cư ngụ của một lượng lớn những loài cá tuyết, cá tuyết đen, cá thầy tu, cá đuối, cá băng, cá mòi và cá thu. Cua và tôm hùm cũng có thể được tìm thấy dọc những bờ biển tại tất cả các đảo, và ở phía Tây đảo Great Wyk: những con cá đuối, hải cẩu và cá voi kiếm ăn quanh vùng Biển Hoàng Hôn. Đại Học Sĩ Hake, sinh ra và lớn lên tại Harlaw, đã ước lượng rằng có khoảng bảy phần mười gia đình sinh sống tại Quần Đảo Sắt hành nghề đánh cá. Dù cho những người này có vẻ yếu ớt và nghèo khổ trên cạn, nhưng khi ra biển họ là những ông chủ. “Một người sở hữu một chiếc thuyền sẽ không bao giờ bị áp bức”, Hake viết, “vì mỗi thuyền trưởng là một ông vua trên con thuyền của riêng mình.”. Chính những thứ họ đánh bắt được đã nuôi sống cả quần đảo.

Nhưng, người dân đảo sắt cũng rất kính trọng những tên cướp của họ, thậm chí còn hơn cả những người đánh cá. “Những con sói của biển cả,” cư dân vùng westerland và riverland đặt cho họ cái tên này từ thời xa xưa, và cái tên này rất xứng đáng. Giống những con sói, họ thường đi săn theo bầy, vượt qua những vùng biển giông bão trên những con thuyền lớn, cập bến vào những ngôi làng và thị trấn yên bình dọc những bờ của Biển Hoàng Hôn để cướp, trộm và hãm hiếp. Những thủy thủ dũng mãnh và những chiến binh đáng sợ, họ có thể xuất hiện vào giữa một buổi sáng sớm, cướp phá tàn bạo, và quay trở ra biển trước khi mặt trời lên đến đỉnh, những chiếc thuyền của họ chở nặng những tài sản vơ vét được, những đứa trẻ đang than khóc và những người phụ nữ đang hoảng sợ.

Đại học sĩ Haereg từng tranh luận rằng cần phải có một lượng gỗ nhất định để dân đảo sắt có thể bắt đầu con đường tàn bạo của mình. Vào những ngày xa xưa, có những cánh rừng trải rộng tại đảo Great Wyk, Harlaw và Orkmont, nhưng các xưởng đóng tàu trên các hòn đảo có nhu cầu về gỗ lớn tới mức mà lần lượt từng cánh rừng đều biến mất. Vậy nên những người đảo sắt không còn lựa chọn nào khác, đành phải chuyển hướng sang những cánh rừng rộng lớn trên những mảnh đất xanh mướt, vùng đất liền của Westeros.

Tất cả những gì mà các hòn đảo thiếu, những kẻ cướp bóc đều tìm thấy ở những vùng đất xanh mướt. Thông thương mua bán ngày càng ít lại, thay vào đó của cải được mang về phần lớn từ đổ máu, với sự giúp sức của những thanh kiếm và rìu. Và khi những tên cướp trở về quần đảo với vô số những chiến lợi phẩm, họ sẽ nói rằng họ đã “trả cái giá của sắt” cho nó; những người ở lại sẽ “trả cái giá của vàng” để mua những kho báu này, hoặc không có gì hết. Và do đó, Haereg kể lại rằng, có vẻ những tên cướp và hành động của chúng lại còn được kích thích hơn bởi những ca từ của các ca sĩ, dân thường và những tu sĩ.

Rất nhiều những truyền thuyết đã được lưu lại đến thời chúng ta qua những triều đại các vị vua muối và những tên cướp đã độc chiếm Biển Hoàng Hôn, những con người tàn bạo, hoang dã và dũng mãnh chưa từng có ai bì kịp. Từ đây chúng ta đã được nghe về Torgon Kinh Hoàng, Jorl Cá Voi, Dagon Drumm Người Chiêu Hồn, Hrothgar của đảo Pyke và chiếc tù và gọi thủy quái của ông, và Ragged Chuột của đảo Old Wyk.

Nổi tiếng nhất là Balon Da Đen, người đã chiến đấu với một cây rìu bên tay trái và một cây búa bên tay phải. Không có thứ vũ khí nào do loài người làm ra có thể làm ông bị thương, người ta kể lại vậy, những thanh kiếm bị bật ra mà không để lại vết tích gì, và những cây rìu vỡ nát khi chạm vào da ông.

Liệu những con người này có thực sự tồn tại? Rất khó để biết được vì hầu hết đều sống và chết hàng ngàn năm trước khi người dân đảo sắt có chữ viết; thậm chí việc học hành đến ngày nay vẫn còn hạn chế tại Quần Đảo Sắt; và những người có học lại thường bị mỉa mai là lũ yếu đuối, hay là bị mọi người sợ hãi với trường hợp những pháp sư. Tất cả những điều chúng ta biết về những á thần thời xa xưa này đến từ những người mà họ đã cướp bóc hoặc những người thờ phụng họ, được viết bằng Cổ Ngữ và những ký tự của Tiền Nhân.

Những vùng đất bị những tên cướp đến cướp bóc vào thời đó rất dày đặc rừng nhưng rất thưa người. Ngày nay, dân đảo sắt không tham lam đi quá xa khỏi vùng biển muối đã nuôi dưỡng họ, nhưng họ đã từng có thời cai trị vùng Biển Hoàng Hôn từ Đảo Gấu và Bờ Băng xuống tới tận Arbor. Những chiếc thuyền đánh cá yếu đuối và thuyền buôn của Tiền Nhân, hiếm khi mạo hiểm di chuyển quá xa khuất tầm mắt đất liền, rõ ràng là không xứng tầm với những chiếc thuyền lớn nhanh nhẹn của người đảo sắt với buồm lớn và vô số mái chèo. Và khi những trận chiến diễn ra trên bờ biển, những vị vua dũng mãnh và những chiến binh nổi tiếng gục ngã trước những tên cướp cứ như là lúa mỳ gục trước những cây liềm, nhiều tới mức cư dân những vùng đất xanh kháo nhau rằng dân đảo sắt là những con quỷ trỗi dậy từ những vùng nước dưới địa ngục, được bảo vệ bởi những pháp sư hắc ám và nắm giữ những vũ khí đen tối có thể hút linh hồn của những kẻ bị chúng giết.

Mỗi khi mùa thu bắt đầu tàn và mùa đông bắt đầu đe dọa, những chiếc tàu lại ra khơi đi tìm cướp lương thực. Và thế là Quần Đảo Sắt có cái ăn, cho dù ngay cả lúc mùa đông khắc nghiệt nhất, trong khi những người gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch những vụ mùa đó thì chết đói. “Chúng ta không gieo trồng,” trở thành câu châm ngôn của gia tộc Greyjoy, những người cai trị bắt đầu tự phong cho mình danh hiệu Lãnh Chúa Tử Thần của đảo Pyke.

Những tên cướp mang về Quần Đảo Sắt không chỉ vàng và lương thực, mà còn cả các tù nhân nữa, những người từ đó trở đi phải phục vụ người đã bắt họ như một nô lệ. Đối với dân đảo sắt, chỉ có cướp bóc hoặc đánh cá được coi là xứng đáng với những người đàn ông tự do. Những nông dân ở các nông trường và trang trại chỉ dành cho nô lệ. Tương tự như vậy với nghề đào mỏ. Thế nhưng những nô lệ được giao cho làm việc ở các trang trại vẫn còn tự cảm thấy mình may mắn, Haereg viết, vì rất nhiều trong số họ tồn tại được đến già và thậm chí được cho phép kết hôn và sinh con. Những điều này là bất khả thi đối với những người bị ép làm việc trong các hầm mỏ – những hầm tối tăm, nguy hiểm bên dưới những ngọn đồi nơi những tên chủ vô cùng tàn ác, không khí ẩm ướt và độc hại, cuộc sống con người rất ngắn ngủi.

Hầu hết những tù binh nam giới bị mang về Quần Đảo Sắt dành phần đời còn lại của mình làm những công việc nặng nhọc tại trang trại hoặc hầm mỏ. Một số ít, những người con trai của các lãnh chúa hoặc các hiệp sỹ hay các thương nhân giàu có, bị đòi chuộc lấy tiền. Những nô lệ có thể viết, đọc hay tính toán được phụng sự chủ nhân với tư cách hầu cận, gia sư hoặc ghi chép. Những thợ đá, thợ đóng giày, thợ đóng thùng, thương nhân, thợ mộc hay những thợ thủ công có kỹ năng khác thậm chí còn có giá trị hơn.

Chế độ nô lệ vốn là một tập quán quen thuộc với những Tiền Nhân trong suốt quá trình cai trị dài lâu của họ tại Westeros – sau đó được củng cố thêm bởi người đảo sắt.

Thêm nữa, chế độ nô lệ là không cần bàn cãi với những người sở hữu nô lệ vì nó tồn tại như một điều hiển nhiên tại những Thành Phố Tự Do và những vùng đất xa hơn về phía Đông. Tuy nhiên không giống như những nô lệ kia, những nô lệ của đảo sắt vẫn còn được hưởng những quyền quan trọng. Một nô lệ thuộc về người bắt họ, và phải phục vụ cũng như tuân theo mệnh lệnh của người đó, nhưng anh ta vẫn là một con người, chứ không phải một loại hàng hóa. Nô lệ đảo sắt không thể bị mua hay bán. Họ có thể sở hữu tài sản riêng, kết hôn theo ý muốn và sinh con. Những đứa con của nô lệ thông thường cũng bị trói buộc kiếp nô lệ, nhưng con cái của nô lệ đảo sắt được tự do, bất cứ đứa bé nào được sinh tại tại một trong số những hòn đảo này đều được coi là cư dân đảo sắt, cho dù cả bố lẫn mẹ nó có là nô lệ đi nữa. Cũng không có nhiều những đứa trẻ bị cướp đi khỏi ba mẹ chúng cho tới tuổi lên bảy, lúc này hầu hết chúng bắt đầu học việc hoặc gia nhập một thủy thủ đoàn trên các con tàu.

Một tên cướp bóc của Quần đảo sắt khống chế “phần thưởng” của mình

Tuy nhiên, những phần thưởng được săn lùng nhiều nhất là các cô gái trẻ. Những phụ nữ già đôi khi vẫn bị bắt bởi những thuyền trưởng cần phụ bếp, đầu bếp, thợ may, thợ dệt, bà đỡ, vân vân, nhưng những trinh nữ xinh đẹp và những cô gái sắp đến tuổi dậy thì là mục tiêu hàng đầu trong mọi vụ cướp. Hầu hết đều dành phần đời còn lại của mình trên đảo làm nô lệ tình dục, gái điếm, hầu gái, hoặc làm vợ của các nô lệ khác, nhưng những cô nàng đẹp nhất, mạnh khỏe nhất và gần tới tuổi dậy thì được người chủ giữ lại làm những người vợ muối.

Theo những phong tục kết hôn, theo tín ngưỡng về các vị thần của họ, dân đảo sắt khác biệt so với dân vùng đất liền ở Westeros. Bất cứ nơi đâu mà Hội Đức Tin ngự trị ở bảy Vương Quốc, một người đàn ông sẽ gắn kết cả đời mình với một người vợ duy nhất, và một cô gái cũng chỉ gắn bó với một người chồng. Tuy nhiên, tại Quần Đảo Sắt, một người đàn ông chỉ được phép có duy nhất một “cô vợ đá” (trừ phi cô ta chết, thì anh chồng sẽ được lấy một người mới), nhưng không giới hạn những “cô vợ muối”. Vợ đá phải là một cô gái tự do được sinh ra trên Quần Đảo Sắt. Vị trí của cô ta là bên cạnh chồng mình dù trên tàu hay trên giường, và những đứa con của cô ta được ưu ái hơn của những bà vợ khác. Những cô vợ muối đa phần luôn luôn là những cô gái bị bắt về trong những trận cướp bóc. Số vợ muối mà một người đàn ông có thể nuôi được thể hiện quyền lực, sự giàu có và tầm ảnh hưởng của người đó.

Tuy vậy, không được phép coi những người vợ muối ngang hàng với vợ lẽ, gái điếm hay nô lệ tình dục. Đám cưới muối, cũng giống như đám cưới đá, được cử hành theo đúng phong tục truyền thống bởi những tu sĩ của Thần Chết Chìm (mặc dù những buổi lễ thành hôn này thường ít trang trọng hơn so với những đám cưới đá), và con cái của cặp đôi này cũng được công nhận hợp pháp. “Những đứa con muối” thậm chí có thể được thừa kế, khi người cha không có đứa con trai nào với người vợ đá.

Đám cưới muối bắt đầu trở nên ít phổ biến tại Quần Đảo Sắt kể từ thời Cuộc Chinh Phục, vì Aegon Chúa Rồng liệt việc cướp phụ nữ là một tội ác trên toàn Bảy Vương Quốc (theo khẩn cầu của Nữ hoàng Rhaenys, theo lời người ta kể). Nhà Chinh Phục cũng cấm những tên cướp hoành hành trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, lệnh cấm này chỉ được áp dụng khá hời hợt vào thời những người kế vị ông, và rất nhiều những dân đảo sắt vẫn quay về với cái mà họ thường gọi là Kiểu Cách Cũ.

2. Những chiếc vương miện gỗ trôi

Vào thời Kỷ Anh Hùng, theo những truyền thuyết kể lại, dân đảo sắt bị cai trị bởi một vị vua dũng mãnh được gọi với cái tên Vua Xám. Vua Xám cai trị cả vùng biển và lấy một nàng tiên cá làm vợ, do vậy nên những người con trai và con gái của ông có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước. Mái tóc, râu và mắt của ông màu xám như biển mùa đông, và ông chọn cái tên của mình cũng từ điều này. Chiếc vương miện mà ông đội được làm bằng những cây gỗ trôi, để tất cả những kẻ quỳ gối trước ông đều biết được rằng vương quyền của ông tới từ biển và từ Thần Chết Chìm cư ngụ bên dưới.

Những chiến công của Vua Xám được ca ngợi bởi các tu sĩ và ca sĩ của Quần Đảo Sắt nhiều vô số kể và đều rất phi thường. Chính Vua Xám là người mang lửa đến với thế giới này bằng cách chọc giận Thần Bão Tố cho tới khi hắn ta phóng xuống một tia sét, làm một cái cây bùng cháy. Vua Xám cũng dạy loài người cách dệt lưới, cách chèo thuyền và cách dựng lên những con thuyền lớn từ những cây xám thân cứng vùng Ygg, một loại cây ma quỷ chuyên ăn thịt người.

Tuy nhiên, chiến công vĩ đại nhất của Vua Xám là việc giết chết Nagga, con rồng biển lớn nhất, một con quái thú khổng lồ tới mức người ta đồn rằng nó chuyên ăn thịt những con thủy quái khổng lồ và có thể nhấn chìm cả một hòn đảo khi nó tức giận. Vua Xám đã dựng hẳn một con tàu lớn dũng mãnh từ bộ xương của nó, dùng những chiếc xương sườn của nó để làm cột và kèo. Từ đó, ông cai trị Quần Đảo Sắt trong suốt một ngàn năm, cho tới khi da của ông cũng chuyển màu xám xịt giống như màu tóc và màu mắt của mình. Tới khi đó ông mới nhường lại chiếc vương miện gỗ trôi của mình và bước xuống biển, đi xuống nơi những tòa sảnh bằng nước của Thần Chết Chìm để tọa lạc ở một vị trí xứng đáng với ông ở bên cạnh thần.

Vua Xám đã từng là vua của toàn bộ Quần Đảo Sắt, nhưng ông đã để lại hàng trăm người con trai, và sau cái chết của ông, chúng bắt đầu tranh cãi xem ai sẽ là người nối ngôi ông. Anh em tàn sát lẫn nhau trong những cuộc chiến hỗn loạn giữa những người huynh đệ, cho tới khi chỉ còn lại mười sáu người. Những người sống sót cuối cùng phân chia nhau những hòn đảo. Tất cả những gia tộc lớn vùng đảo sắt đều là hậu duệ của Vua Xám và những người con sống sót của ông, trừ gia tộc Goodbrother vùng Old Wyk và Great Wyk, những người thừa kế từ người em trai lớn nhất của Vua Xám.

Những bộ xương hóa thạch từ những sinh vật biển khổng lồ thực sự có tồn tại ở Đồi Nagga trên đảo Old Wyk, tuy nhiên đó có thực sự là bộ xương của những con rồng biển hay không thì vẫn còn khá mơ hồ. Những chiếc xương sườn khổng lồ, nhưng có vẻ như không đủ to để thuộc về một con rồng có khả năng ăn thịt những con thủy quái khổng lồ. Sự thật là, sự tồn tại của loài rồng biển đã bị nghi hoặc bởi khá nhiều người. Nếu những con quái vật to lớn như vậy từng tồn tại, chúng chắc hẳn phải ẩn mình trong những nơi sâu thẳm, tăm tối nhất của Biển Hoàng Hôn, vì chưa từng con nào xuất hiện trong suốt hàng ngàn năm qua.

Đó là những gì các truyền thuyết và các tu sĩ của Thần Chết Chìm kể.

Lịch sử lại kể một câu chuyện khác. Những ghi chép cổ xưa nhất còn sót lại tại Citadel cho thấy rằng mỗi đảo của Quần Đảo Sắt vốn là một vương quốc riêng biệt, được cai trị bởi không chỉ một mà là hai vị vua: một vị vua đá và một vị vua muối. Vị Vua đá cai trị hòn đảo, thực thi công lý, ban hành luật pháp, giải quyết những bất hòa. Trong khi vị vua còn lại chỉ huy trên biển, bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu những chiếc thuyền lớn của hòn đảo đi tới.

Những ghi chép còn sót lại cũng khẳng định rằng những vị vua đá hầu hết đều già hơn các vị vua muối; trong một số trường hợp, họ là cha và con, điều này khiến nhiều người tranh luận rằng những vị vua muối thực ra chẳng hơn gì những người thừa kế, những hoàng tử chờ nối ngôi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà chúng ta đã biết rằng vị vua đá và vua muối tới từ những gia tộc khác nhau, đôi khi thậm chí là những gia tộc đang ganh đua nhau hoặc là thù địch với nhau.

Ở những nơi khác tại Westeros, những vị vua nhỏ giành lấy vương miện vàng bằng gốc gác và máu mủ của mình, nhưng những chiếc vương miện gỗ trôi của dân đảo sắt thì không dễ dàng có được như vậy. Duy nhất ở nơi đây trên toàn cõi Westeros, những người dân được quyền chọn ra vị vua của riêng mình, tụ tập tại những hội đồng lớn được gọi là hội chọn vua để chọn ra những vị vua muối và vua đá sẽ cai trị mình. Khi có một vị vua chết, những tu sĩ của Thần Chết Chìm sẽ kêu gọi tổ chức một hội chọn vua để tìm ra người kế vị. Bất cứ ai sở hữu và làm thuyền trưởng của một con thuyền đều được phép lên tiếng ở hội nghị vô luật lệ này, thường kéo dài trong nhiều ngày, và một số trường hợp còn lâu hơn thế. Dân đảo sắt cũng kể về những trường hợp các tu sĩ kêu gọi “những thuyền trưởng và những vị vua” cùng nhau hợp sức để phế truất một kẻ cai trị không xứng đáng.

Quyền lực này của những tu sĩ của Thần Chết Chìm được trao bởi những người dân đảo sắt là không thể xem thường. Chỉ duy nhất họ có quyền kêu gọi tổ chức hội chọn vua, và thật là khốn khổ cho kẻ nào, dù là dân thường hay lãnh chúa, dám thách thức họ. Người vĩ đại nhất trong số các tu sĩ này là nhà tiên tri Galon Gậy Trắng, được đặt tên theo cây gậy dài mà ông mang theo mọi nơi để đánh những kẻ báng bổ thần thánh. (Theo một số câu chuyện, cây gậy này được làm từ gỗ cây weirwood, trong khi một số câu chuyện khác thì kể rằng cây gậy này được làm từ một khúc xương của Nagga)

Chính Galon là người đã tuyên bố rằng dân đảo sắt không được phép gây chiến với nhau, ông đã cấm họ không được cướp những người phụ nữ của nhau hay cướp bóc bờ biển của nhau, và cũng chính là người đã thống nhất các hòn đảo trong Quần Đảo Sắt thành một vương quốc duy nhất, triệu tập những thuyền trưởng và các vị vua tới Old Wyk để chọn ra một vị vua tối cao cai trị toàn bộ các vị vua đá và vua muối khác. Họ đã chọn Urras Greyiron, còn được gọi là Chân Sắt, vị vua muối của vùng Orkmont và là tên cướp đáng sợ nhất thời đó. Đích thân Galon đã đặt một chiếc vương miện gỗ trôi lên đầu vị vua tối cao, và Urras Greyiron trở thành người đầu tiên kể tử thời Vua Xám cai trị toàn bộ dân quần đảo sắt.

Nhiều năm sau, khi Urras Chân Sắt chết do những vết thương gặp phải trong những vụ cướp, người con trai cả của ông dành lấy vương miện và tự xưng là Vua Erich Đệ Nhất. Dù đã lòa và rất yếu do tuổi già vào lúc đó, nhưng Galon vẫn nổi dậy đầy phẫn nộ khi nghe tin này, tuyên bố rằng chỉ có hội chọn vua mới chọn ra được vị vua mới. Những “thuyền trưởng và vua” tụ họp lại một lần nữa tại Old Wyk và Erich Xấu Xí đã bị tước đi danh hiệu và xử tội chết, một định mệnh mà hắn ta cố tránh bằng cách bẻ gãy chiếc vương miện gỗ trôi của cha mình và ném nó xuống biển như một biểu tượng cho sự quy phục của mình trước Thần Chết Chìm. Hội chọn vua đã chọn ra Regnar Drumm để thay thế hắn, mệnh danh là Chăn Quạ, vị vua đá của vùng Old Wyk.

Thế kỷ sau đó là thế kỷ vàng đối với Quần Đảo Sắt, và là một thế kỷ đen tối đối với những Tiền Nhân sống gần biển. Một khi những tên cướp ra khơi tìm kiếm lương thực để dự trữ trong những mùa đông khắc nghiệt, gỗ để đóng những chiếc thuyền lớn, những cô vợ muối để sinh con, và những của cải giá trị mà Quần Đảo Sắt thiếu thốn, họ luôn trở về cùng với những chiến lợi phẩm. Dưới sự cai trị của những vị vua gỗ trôi, những tập quán cũ nhường chỗ cho những điều khó khăn hơn nhiều: chinh phục, đô hộ và cai trị.

Theo truyền thống, vương miện gỗ trôi sẽ bị đập vỡ và ném trở về với biển khi người đội nó chết. Người kế vị sẽ được nhận một chiếc vương miện mới làm từ gỗ trôi mới được vớt lên từ bờ biển của hòn đảo quê hương ông ta. Do vậy, mỗi chiếc vương miện gỗ trôi đều khác biệt so với chiếc vương miện trước nó. Một số thì nhỏ và đơn giản, một số khác thì to lớn, nặng và lộng lẫy.

Nghiên cứu của Đại Học Sỹ Haereg: Lịch Sử Dân Quần Đảo Sắt đã liệt kê 111 người từng đội vương miện gỗ trôi với tư cách Đức Vua Tối Cao của Quần Đảo Sắt. Danh sách này được thừa nhận là vẫn còn thiếu sót và chứa đầy mâu thuẫn, thế nhưng rõ ràng là không ai có thể nghi ngờ việc những vị vua gỗ trôi đã đạt đến cực thịnh tại triều đại Vua Qhored Hoare Đệ Nhất (một số ghi chép cho rằng ông ta là người gia tộc Greyiron, một số khác thì cho là gia tộc Blacktyde), người đã ghi tên mình trong lịch sử bằng máu với danh hiệu Qhored Tàn Bạo. Vua Qhored cai trị dân quần đảo sắt trong suốt gần ba phần tư thế kỷ, cho tới khi chết vì tuổi già ở tuổi chín mươi. Trong thời đại của ông, những Tiền Nhân tại những vùng đất xanh phần lớn đều rời bỏ những vùng bờ biển quanh vùng Biển Hoàng Hôn vì nỗi sợ hãi những tên cướp biển. Và những người còn ở lại, chủ yếu là những lãnh chúa trú ẩn trong các lâu đài, phải cống nộp thường xuyên cho dân đảo sắt.

Chính Qhored đã tự tán dương rằng uy quyền của ông mở rộng “cho tới những nơi mà người ta còn có thể ngửi thấy mùi muối hoặc nghe thấy tiếng sóng vỗ vào bờ”. Thời trẻ, ông chiếm và cướp bóc Oldtown, mang hàng nghìn phụ nữ và bé gái xích về Quần Đảo Sắt. Vào năm 30 tuổi, ông đánh bại Lãnh Chúa của vùng Trident trên chiến trường, buộc vị vua vùng sông Bernarr Đệ Nhị quỳ gối và giao nộp những đứa con trai làm con tin. Ba năm sau đó, ông giết những đứa trẻ này bằng chính tay mình, moi tim chúng ra khi khoản cống nạp hàng năm của cha chúng đến muộn. Khi những nạn nhân của họ bắt đầu gây chiến để trả thù, Vua Qhored và những binh lính sắt của mình đã tiêu diệt lực lượng của Bernarr và ném ông ta xuống biển để làm vật hiến tế cho Thần Chết Chìm, đặt dấu chấm hết cho gia tộc Justmen và đẩy vùng riverland vào tình trạng hỗn loạn đẫm máu.

Nhưng sau thời Qhored, sự suy tàn chậm rãi bắt đầu. Những vị vua kế vị Qhored cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc này, thế nhưng còn do nguyên nhân khác là những người ở các vùng đất xanh có vẻ như cũng đã trở nên mạnh mẽ hơn. Tiền Nhân cũng bắt đầu đóng những chiếc thuyền lớn của chính họ, những thị trấn của họ đã bắt đầu được bảo vệ bởi những bức tường đá thay vì những hàng rào gỗ hoặc những hào cắm cọc như trước.

Gia tộc Gardener và gia tộc Hightower là những gia tộc đầu tiên bãi bỏ việc cống nạp. Khi Vua Theon Greyjoy Đệ Tam dẫn quân đến đánh họ, ông ta bị đánh bại và bị giết bởi Lãnh Chúa Lymond Hightower, Sư Tử Biển, người đã tái lập lại tập tục nô lệ ở Oldtown đủ lâu để buộc những lính đảo sắt bị bắt giữ trong trận chiến phải lao động khổ sai để gia cố những bức tường của thành phố.

Sự gia tăng sức mạnh của vùng westerland mang đến những mối hiểm họa thậm chí còn lớn hơn cho đế chế của những vị vua gỗ trôi. Đảo Fair là nơi đầu tiên thất thủ, khi những thường dân nơi đây nổi dậy dưới sự dẫn dắt của Gylbert Farman để lật đổ lãnh chúa đảo sắt nơi đây. Một thế hệ sau, gia tộc Lannister chiếm đóng thị trấn Kayce khi Herrock Con Hoang thổi chiếc tù và lớn mạ vàng của mình và những con điếm trong thị trấn đã mở một cổng gác cho lính của ông ta. Ba vị vua kế nhiệm đã cố gắng chiếm lại nơi này và đều thất bại, hai trong số ba người đã chết dưới lưỡi kiếm của Herrock. Đỉnh điểm của sự ô nhục đến từ cuộc tấn công của Gerold Lannister, Vua vùng Rock. Gerold Vĩ Đại, người ta gọi ông bằng cái tên này ở phương Tây, dẫn hạm đội tàu của riêng mình tới Quần Đảo Sắt và mở một cuộc cướp phá táo bạo, bắt một trăm lính đảo sắt về làm con tin. Ông ta giam họ ở Casterly Rock từ đó, và cứ mỗi lần bờ biển của ông bị cướp, ông lại treo cổ một tên trong số chúng.

Trong thế kỷ sau đó, những vị vua yếu kém hơn kế nhiệm và đánh mất Arbor, Đảo Gấu, vùng Flint’s Finger và hầu hết những hòn đảo thuộc sở hữu của dân quần đảo sắt xung quanh vùng Biển Hoàng Hôn, cho tới khi chỉ còn khoảng mười đảo sót lại.

Cũng không nên nghĩ rằng những người đảo sắt không thắng nổi một trận chiến nào trong những năm này. Balon Greyjoy Đệ Ngũ, còn được gọi là Gió Buốt, đã tiêu diệt hạm đội tàu yếu ớt của Vua Phương Bắc. Erich Harlaw Đệ Ngũ đã chiếm lại được đảo Fair khi ông còn trẻ, nhưng lại để mất nó khi ông già đi. Con trai của ông là Harron đã giết chết Gareth Hung Tợn của Highgarden ngay dưới những bức tường của Oldtown. Nửa thế kỷ sau, Joron Blacktyde Đệ Nhất đã bắt sống Gyles Gardener Đệ Nhị khi hai hạm đội tàu đối đầu nhau tại Quần Đảo Mù Sương. Sau khi tra tấn ông ta đến chết, Joron chặt xác ông ta thành từng mảnh để ông ta có thể móc vào mỗi lưỡi câu “một miếng của nhà vua” để làm mồi. Sau đó cũng trong triều đại của mình, Joron tràn qua Arbor với thép và lửa, và được cho là đã bắt hết đàn bà dưới 30 tuổi trên đảo về, từ đó nhận được danh hiệu là Tai Ương Của Trinh Nữ, và đây là chiến công mà ông được ghi nhớ nhiều nhất.

Tàu chiến của Quần đảo sắt ở biển

Tuy nhiên tất cả những chiến công này đều không vẻ vang được lâu, cũng như chính những vị vua đã làm nên chúng. Nhiều thế kỷ qua đi, những vương quốc nơi vùng đất xanh ngày một phát triển mạnh hơn còn Quần Đảo Sắt thì ngày một suy yếu đi. Và vào cuối thời Kỷ Anh Hùng, thêm một lần nữa Quần Đảo Sắt lại suy yếu và chia rẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Sau cái chết của Vua Urragon Greyiron Đệ Tam (Urragon Can Đảm), đứa con thứ của ông vội vàng triệu tập một hội chọn vua trong khi người anh trai của mình là Torgon đang cướp phá ở tận Mander, và nghĩ rằng một trong hai người họ sẽ được chọn để đội chiếc vương miện gỗ trôi. Tuy nhiên thay vào đó, vì sợ hãi, những thuyền trưởng và các vị vua đã chọn Urrathon Goodbrother của đảo Great Wyk. Việc đầu tiên mà vị vua mới làm là ra lệnh rằng những đứa con của vị vua cũ phải bị xử tử. Vì đều đó, và vì sự tàn bạo kinh khủng mà ông ta thể hiện trong thời gian hai năm làm vua, Urrathon Goodbrother Đệ Tứ được lịch sử ghi nhớ đến với cái tên Huynh Đệ Xấu Xa (Badbrother).

Khi Torgon Greyiron cuối cùng cũng trở về Quần Đảo Sắt, ông tuyên bố rằng hội chọn vua là không hợp lệ vì đã không có mặt mình. Các tu sĩ đã ủng hộ lời tuyên bố này của ông, vì họ đã quá mệt mỏi với thói kiêu căng và bốc đồng của Huynh Đệ Xấu Xa. Dân đen và những lãnh chúa lớn cũng nổi dậy theo lời kêu gọi của họ, tập hợp dưới trướng của Torgon, cho tới khi những thuyền trưởng của chính Urrathon chặt Urrathon ra thành từng mảnh. Torgon Đến Muộn trở thành vua thay thế hắn, và cai trị trong bốn mươi năm cho dù chưa từng được chọn hay được phong chức tại một hội chọn vua. Ông đã chứng tỏ mình là một vị vua mạnh mẽ, công bằng, thông thái và tỉnh táo… nhưng ông không làm được gì nhiều để ngăn cản sự đi xuống của Quần Đảo Sắt, vì chính trong triều đại của Vua Torgon, hầu hết quần đảo Lông Đại Bàng đã bị mất vào tay gia tộc Mallister vùng Seagard.

Torgon đã giáng một đòn vào truyền thống của hội chọn vua khi còn trẻ, bằng cách lật đổ vị vua do hội chọn ra. Và khi già, ông giáng thêm một đòn nữa, triệu tập người con trai mình là Urragon để giúp ông cai trị. Tại triều đình và hội đồng, vào thời bình hay thời chiến, người con trai đã ở cạnh cha mình trong khoảng thời gian 5 năm, thế nên khi Torgon cuối cùng cũng chết, có vẻ như rất hiển nhiên rằng người thừa kế mà ông đã chọn sẽ kế ngôi ông trở thành Urragon Greyiron Đệ Tứ. Không có hội chọn vua nào được triệu tập nữa, và lần này không còn có Galon Gậy Trắng nào giận dữ nổi dậy phản đối người kế vị nữa.

Đòn chí mạng cuối cùng vào quyền lực của hội những thuyền trưởng và các vị vua diễn ra khi chính Urragon Đệ Tứ chết, sau một triều đại dài lâu nhưng không để lại nhiều dấu ấn. Ý nguyện của nhà vua đang hấp hối rằng ngôi vua tối cao sẽ được chuyển giao cho người cháu trai lớn của mình là Urron Greyiron, vị vua muối của Orkmont, được biết đến với cái tên Urron Tay Đỏ. Những tu sĩ của Thần Chết Chìm dứt khoát không cho phép quyền lực chọn vua bị tước khỏi tay họ lần thứ ba, nên tin tức đã được truyền đi và những thuyền trưởng cùng những vị vua được triệu tập về Old Wyk để dự hội chọn vua.

Hàng trăm người đã tới, trong số họ có những vị vua đá và vua muối của bảy đảo lớn, và thậm chí cả của Ánh Sáng Cô Đơn. Thế nhưng khi họ tụ họp lại, tất cả đã kinh hoàng khi Urron Tay Đỏ rút chiếc rìu ra trước mặt họ, và những chiếc xương sườn của Nagga nhuộm đỏ máu. Mười ba vị vua chết trong ngày hôm đó, và năm mươi tu sĩ cùng các nhà tiên tri. Đó là dấu chấm hết cho hội chọn vua, và Tay Đỏ đã cai trị với tư cách Đức Vua Tối Cao trong 22 năm kể từ đó, và các hậu duệ của ông kế ngôi. Những người dân đảo sắt phiêu bạt không bao giờ còn được quyền chọn hay phế truất vua như họ đã từng có nữa.

3. Những Vị vua Sắt

Gia tộc Greyiron là một trong số những gia tộc cổ xưa và nổi tiếng nhất trong số những gia tộc lớn của Quần Đảo Sắt. Trong suốt thời kỳ vẫn còn có hội chọn vua, những thuyền trưởng và các vua đã ban chiếc vương miện gỗ trôi cho không dưới 38 thành viên của gia tộc Greyiron, theo lời Haereg kể lại, khiến cho họ có số lượng vua trong dòng tộc mình nhiều gấp đôi so với các gia tộc khác.

Thời kỳ đó chấm dứt dưới thời Urron Tay Đỏ cùng với màn thảm sát tại Old Wyk. Kể từ đó về sau, vương miện của Quần Đảo Sắt được làm bằng thép đen và được cha truyền con nối. Gia tộc Greyiron cũng không phải chịu đựng một vị vua nào trên quần đảo nữa. Không còn vua muối, không còn vua đá. Urron Tay Đỏ và những người thừa kế của ông xưng danh hiệu đơn giản là Vua Của Quần Đảo Sắt. Những người cai trị các đảo Great Wyk, Old Wyk, Pyke, Harlaw, và các đảo nhỏ hơn bị giáng chức xuống làm những lãnh chúa, và một vài dòng dõi cổ xưa cũng đã bị tuyệt diệt khi họ từ chối quy phục.

Nhưng gia tộc Greyiron chiếm lấy chiếc vương miện sắt cũng không phải là không có sự chống đối. Cùng với truyền thống hội chọn vua, truyền thống của Galon Gậy Trắng về việc cấm những dân đảo sắt gây chiến với nhau cũng bị hủy hoại trong cuộc thảm sát tại Old Wyk. Trong nhiều thế kỷ sau đó, Urron Tay Đỏ và những người kế vị đã phải đối mặt với nửa tá cuộc phản loạn lớn, và ít nhất là hai vụ nô lệ nổi dậy nghiêm trọng. Những lãnh chúa và vua ở đất liền cũng không bỏ lỡ cơ hội này để kiếm lợi trước sự mất đoàn kết của dân đảo sắt. Lần lượt, từng thuộc địa của Quần Đảo Sắt ở đất liền bị mất. Vụ đáng kể nhất là bởi Vua Garth VII, Bàn Tay Vàng, Vua vùng Reach, khi ông đánh đuổi quân đảo sắt ra khỏi Quần Đảo Mù Sương, đặt lại tên nơi đây thành Quần Đảo Khiên, và bố trí những chiến binh tinh nhuệ nhất cùng những lính thuyền khỏe mạnh nhất để phòng thủ vùng cửa sông Mander.

Việc người Andalos đến Bảy Vương Quốc cũng làm thúc đẩy nhanh hơn sự suy tàn của Quần Đảo Sắt, vì không giống như Tiền Nhân trước họ, người Andalos là những chiến binh trên biển thực thụ, với những chiếc thuyền lớn nhanh và chắc chắn ngang với bất cứ con thuyền nào của dân đảo sắt. Khi người Andalos tràn vào vùng riverland, westerland, và vùng Reach, nhiều ngôi làng mới được dựng lên dọc theo bờ biển, những thị trấn có tường bao bọc, và những tòa lâu đài được che chắn bởi gỗ và đá mọc lên khắp những vịnh nhỏ và bến cảng, và những vua chúa nhỏ cũng bắt đầu đóng những chiến thuyền để bảo vệ bờ biển và tàu thuyền của mình.

Trong khi đó, người Andalos tràn qua Quần Đảo Sắt cũng giống như họ đã làm với tất cả vùng đất Westeros dưới vùng Neck. Liên tiếp những làn sóng người thám hiểm Andalos hiện diện trên những hòn đảo, thường có kết đồng minh với một hoặc một vài bộ phận dân đảo sắt. Người Andalos cũng kết hôn với một vài gia tộc cổ xưa của quần đảo, và tận diệt một vài gia tộc khác bằng kiếm và rìu.

Gia tộc Greyiron nằm trong số bị tận diệt. Vị Vua Sắt cuối cùng, Rognar Đệ Nhị, đã bị hạ bệ khi các gia tộc Orkwood, Drumm, Hoare và Greyjoy cùng liên kết chống lại họ, được hỗ trợ bởi một lực lượng cướp biển, lính đánh thuê và chiến binh Andalos.

Sau đó những người thắng cuộc cũng không thống nhất được ai sẽ thay thế Rognar làm vua, nên họ quyết định sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách chơi trò “điệu nhảy ngón tay”, một trò chơi phổ biến với dân đảo sắt, những người chơi quăng một chiếc rìu vào một người khác và cố gắng chụp nó lại ngay trên không. Harras Hoare là người chiến thắng chung cuộc, với cái giá phải trả là hai ngón tay. Với biệt hiệu là Harras Cụt Tay, ông cai trị Đảo Sắt trong 30 năm.

Nhiều người tin rằng việc Harras thắng được vương miện bằng trò chơi bắt rìu chẳng hơn gì một câu chuyện hoang đường do các ca sĩ bịa ra. Thực tế là, Đại Học Sĩ Haereg đã khẳng định rằng Harras được chọn bởi vì ông đã cưới một cô gái Andalos làm vợ, do đó chiếm được sự ủng hộ của cha cô ta và rất nhiều lãnh chúa Andalos hùng mạnh khác.

Harras Cụt Tay chiến thắng

4. Hắc huyết

Đại Học Sỹ Hake kể lại rằng những vị vua của Gia Tộc Hoare đều “tóc đen, mắt đen, và tim cũng đen”. Những kẻ thù của họ khẳng định rằng máu của họ cũng đen luôn, bị nhuộm đen bởi “sự bẩn thỉu của bọn Andalos”, bởi vì ban đầu rất nhiều vị vua nhà Hoare lấy con gái của người Andalos làm vợ. Những người con đảo sắt có nước muối trong huyết quản của mình, những tu sĩ của Thần Chết Chìm khẳng định, những người Hoare máu đen là những vị vua giả, không được thần linh ủng hộ và cần phải bị hạ bệ.

Rất nhiều người đã cố gắng làm điều đó trong nhiều thế kỷ, như Haereg đã đề cập trong nhiều ghi chép chi tiết. Chẳng có ai thành công. Thứ mà gia tộc Hoare thiếu là lòng can đảm nhưng họ bù đắp lại bằng sự xảo quyệt và tàn bạo. Rất ít chư hầu của họ thực sự yêu mến họ, nhưng hầu hết đều có lí do để sợ hãi những cơn thịnh nộ từ họ. Bản thân những cái tên của họ cũng làm chúng ta liên tưởng đến bản chất của họ, suốt lịch sử hàng trăm năm. Wulfgar Kẻ Tạo Ra Góa Phụ. Horgan Sát Tu Sĩ. Fergon Hung Tợn. Othgar Vô Hồn. Othgar Ái Quỷ. Craghorn Nụ Cười Đỏ. Những tu sĩ của Thần Chết Chìm phủ nhận tất cả họ.

Liệu những vị vua của gia tộc Hoare có thực sự báng bổ thần thánh như những người sùng đạo nói? Hake tìn rằng họ đúng như thế, nhưng Đại Học Sỹ Haereg lại có một góc nhìn hoàn toàn khác, khẳng định rằng tội ác thực sự của những vị vua “hắc huyết” không phải nằm ở chỗ thiếu đức tin hay thờ phụng quỷ dữ, mà là ở lòng vị tha. Vì chính ở thời gia tộc Hoare mà Hội Đức Tin của người Andalos được đặt chân tới Quần Đảo Sắt lần đầu tiên.

Được khích lệ bởi những nữ hoàng Andalos, những vị vua này ban cho những bà sơ và thầy tu sự bảo hộ của mình, và cho phép họ di chuyển giữa những hòn đảo, truyền bá Thất Diện Giáo. Điện thờ đầu tiên tại Quần Đảo Sắt được xây dựng tại đảo Great Wyk trong thời của Wulfgar Kẻ Tạo Ra Góa Phụ. Khi đứa chắt trai của ông ta là Horgan cho phép việc xây dựng một điện thờ thứ hai tại Old Wyk, nơi hội chọn vua từng được tổ chức vào thời xa xưa, cả hòn đảo đã nổi dậy trong một cuộc phản loạn đẫm máu, được kích thích bởi các tu sĩ. Điện thờ đã bị thiêu rụi, những thầy tu bị xé ra từng mảnh, những người thờ Thất Diện Thần bị lôi ra biển và nhấn chìm, để họ có thể lấy lại đức tin của mình. Để trả đũa điều này, Haereg bày tỏ rằng, Horgan Hoare bắt đầu thảm sát các tu sĩ Thần Chết Chìm.

Những vị vua Hoare cũng không khuyến khích việc đi cướp bóc nữa. Thay vì cướp bóc, họ thông thương nhiều hơn. Vẫn có những mỏ quặng sắt rất trù phú có thể tìm thấy bên dưới những ngọn đồi tại Great Wyk, Orkmont, Harlaw, và Pyke, có cả chì và thiếc nữa. Nhu cầu của dân đảo sắt cần gỗ để đóng những con tàu vẫn rất lớn, nhưng họ không còn đủ sức mạnh để có thể thích lấy gỗ ở đâu thì lấy tùy ý nữa. Thay vào đó, họ đổi sắt lấy gỗ. Và khi mùa đông đến và những cơn gió lạnh bắt đầu thổi, những quặng sắt đem đến cho gia tộc Hoare tiền bạc để mua lúa mạch, lúa mỳ và củ cải để nuôi sống dân mình (và thịt bò và thịt lợn cho riêng gia tộc họ nữa). “Trả cái giá sắt” giờ mang một cái nghĩa mới… điều mà rất nhiều người đảo sắt thấy tiếc nuối và những tu sĩ thì chế nhạo như một sự sỉ nhục.

Tận cùng tuyệt vọng cho quyền lực và niềm kiêu hãnh của dân đảo sắt là ở triều đại của ba cha con nhà Harmund. Tại quần đảo, họ được nhớ đến nhất với cái tên Harmund Chủ Nhà, Harmund Mặc Cả và Harmund Đẹp Trai. Harmund Chủ Nhà là vị vua đầu tiên của Quần Đảo Sắt biết đọc. Ông chào đón những người hành hương và thương nhân từ những nơi xa xôi trên thế giới tới lâu đài của mình tại Great Wyk, rất yêu quý sách, và bảo hộ cho các thầy tu cũng như bà sơ.

Con trai ông là Harmund Mặc Cả cũng chia sẻ tình yêu với sách của ông, và cũng được biết đến là người rất thích du ngoạn đây đó. Ông là vị vua đầu tiên của Quần Đảo Sắt ghé thăm những vùng đất xanh mà không cầm kiếm trên tay. Từng trải qua nhưng năm tháng tuổi thơ dưới sự giám hộ của Gia Tộc Lannister, Harmund Đệ nhị đã trở về Casterly Rock với cương vị một vị vua và lấy Quý Cô Lelia Lannister, con gái của Vua vùng Rock và được mệnh danh là “bông hoa đẹp nhất phương Tây”, làm vợ. Trong những chuyến hành trình sau này, ông ghé thăm Highgarden và Oldtown, để thương thảo với những vua chúa và những thương nhân lớn nơi đây.

Những người con trai của ông được nuôi dạy bởi hoặc là Hội Đức Tin, hoặc là một tổ chức tương tự của riêng Vua Harmund. Sau khi ông chết, người con cả đã kế thừa ngôi vua. Harmund Đẹp Trai, (một số người nói rằng được thừa hưởng từ bà mẹ Lannister của ông, Nữ Hoàng Lelia) đã tuyên bố rằng những tên cướp lang bạt sẽ bị treo cổ giống như những tên cướp biển thay vì được tung hô, và chính thức bãi bỏ luật lấy vợ muối, tuyên bố những đứa con từ những cuộc hôn nhân như thế này sẽ bị coi là con hoang và không có quyền thừa kế. Ông cũng đang xem xét một giải pháp để chấm dứt chế độ nô lệ trên quần đảo khi một tu sĩ tên là Shrike bắt đầu thuyết giáo ông.

Những tu sĩ khác thì kêu gào phản đối, và những lãnh chúa của quần đảo cũng đồng tình. Chỉ có những thầy tu Thất Diện giáo và những người tôn thờ họ là ủng hộ Vua Harmund, và họ bị đè bẹp chỉ trong vòng hai tuần, hầu như không đổ máu. Tuy nhiên, những gì xảy ra tiếp theo thì lại vượt qua cả mức đổ máu. Đích thân Shrike giật đứt lưỡi của vị vua bị phế truất, để hắn không bao giờ còn có thể phun ra những lời “dối trá và báng bổ”. Harmund cũng bị chọc mù mắt, và bị cắt mũi, để “tất cả có thể nhìn thấy hắn là một con quái vật như thế nào”.

Thay thế ông, những lãnh chúa và tu sĩ phong người em trai của ông là Hagon kế vị. Vị vua mới giải tán Hội Đức Tin, bãi bỏ những sắc lệnh của Harmund, và trục xuất tất cả những thầy tu và bà sơ từ thời cha mình. Chỉ trong vòng 2 tuần, tất cả điện thờ trên toàn Quần Đảo Sắt bị thiêu rụi.

Vua Hagon, rất nhanh chóng được gọi bằng cái tên Hagon Vô Cảm, ông thậm chí còn cho phép việc cắt xẻo chính người mẹ của mình, Nữ Hoàng Lelia, “con điếm” Lannister bị buộc tội bởi Shrike là đã xúi giục chồng và các con mình quay lưng lại với những vị thần linh của họ. Môi, tai, và mí mắt của bà bị cắt bỏ và lưỡi bà bị giật ra bằng một cái kìm nóng, sau đó bà bị trói vào một chiếc thuyền lớn và tống về Lannisport. Vua vùng Rock, cháu của bà, đã vô cùng tức giận với sự tàn bạo này tới mức ông đã hiệu triệu những chư hầu của mình.

Dù cho Harmund Đệ Nhị chấp nhận Thất Diện Thần là tín ngưỡng thực sự của mình, ông cũng vẫn tiếp tục vinh danh Thần Chết Chìm, và khi ông trở về Great Wyk và nói chuyện thoải mái về “Tám Vị Thần”, và tuyên bố rằng một bức tượng của Thần Chết Chìm sẽ được dựng lên ở tất cả cửa tại mỗi điện thờ. Điều này chẳng làm hài lòng các tu sĩ Thần Chết Chìm hay các thầy tu Thất Diện Giáo và bị phủ nhận bởi cả hai bên. Trong một động thái nhắm xoa dịu họ, nhà vua hủy bỏ tuyên bố của mình và tuyên bố lại rằng thần linh chỉ có bảy mặt… nhưng Thần Chết Chìm là một trong số đó, chính là Thần Người Lạ.

Cuộc chiến nổ ra sau đó đã khiến mười ngàn người chết, ba phần tư số đó là dân đảo sắt. Vào năm thứ bảy của cuộc chiến, những người westerland đã đặt chân lên đảo Great Wyk, đập tan đội quân của Hagon trên chiến trường, và chiếm lâu đài của ông. Hagon Vô Cảm bị cắt xẻo theo đúng những gì mẹ ông đã phải chịu và sau đó bị treo cổ. Ser Aubrey Crakehall, chỉ huy quân đội Lannister, ra lệnh rằng lâu đài Hoare phải bị san phẳng, nhưng khi người của ông đang vơ vét của cải, họ bắt gặp Harmund Đẹp Trai trong một căn hầm. Crakehall có ý định phục hồi ngôi vị cho Harmund, Haereg đã đề cập như vậy, nhưng vị vua cũ đã mù lòa, tàn phế và nửa tỉnh nửa điên sau khi bị giam cầm quá lâu. Ser Aubrey đành ban cho ông ta “cái chết nhân đạo”, mang cho Harmund một cốc rượu pha sữa anh túc. Sau đó, ông đã làm một việc dại dột và điên khùng, ông quyết định chiếm lấy ngôi vua của Quần Đảo Sắt.

Điều này làm mất lòng cả dân đảo sắt lẫn gia tộc Lannister. Khi tin tức bay tới Casterly Rock, nhà vua đã gọi toàn bộ những chiến thuyền của mình trở về, bỏ mặc Crakehall lại tự lo liệu lấy. Không có quyền lực và sự giàu có của gia tộc Lannister hậu thuẫn, “Vua Aubrey” nhanh chóng nhận thấy uy quyền của mình sụp đổ. Triều đại của ông kéo dài không tới nửa năm cho tới khi ông bị bắt và bị hiến tế cho biển theo lệnh của chính Shrike.

Cuộc chiến giữa dân đảo sắt và dân phương Tây diễn ra rời rạc trong suốt 5 năm tiếp theo, cuối cùng thì cũng kết thúc bằng một nền hòa bình trống rỗng, để lại Quần Đảo Sắt kiệt quệ, bị thiêu rụi, và tan tác. Mùa đông đó thực sự dài và khắc nghiệt, và điều được nhớ đến nhất ở quần đảo là Nạn Đói Mùa Đông. Hake đã kể lại rằng số người dân đảo sắt chết đói mùa đông đó nhiều gấp ba lần so với số người chết trong cuộc chiến trước đó.

Phải mất nhiều thế kỷ sau, Quần Đảo Sắt mới có thể phục hồi, một quá trình dài và chậm chạp cố gắng leo lên quyền lực và sự thịnh vượng năm xưa. Về những vị vua cai trị trong những triều đại ảm đạm này, chúng ta không nên phán xét. Rất nhiều trong số đó chỉ là con rối của những lãnh chúa hay những tu sĩ. Một số thì giống với những tên cướp từ thời Kỷ Anh Hùng, những người như Harrag Hoare và con trai ông là Ravos Kẻ Cưỡng Hiếp đã cướp phá Phương Bắc trong những năm cai trị tàn bạo của Sói Đói Khát, nhưng họ rất hiếm, và còn xa mới bì kịp những người tiền bối.

Cả cướp phá và thông thương đều đóng vai trò quan trọng trong việc phục hưng niềm kiêu hãnh và quyền lực của quần đảo. Những vùng đất khác giờ đây đã đóng được những con thuyền lớn và mạnh mẽ hơn cả người đảo sắt, nhưng không đâu sản sinh ra được những thủy thủ can đảm hơn. Những thương nhân và lái buôn đi thuyền từ Lordsport đảo Pyke và những bến cảng các đảo Great Wyk, Harlaw, và Orkmont tỏa ra khắp nơi trên biển, cập bến Lannisport, Oldtown, và Những Thành Phố Tự Do, trở về với những kho báu quý giá mà tổ tiên họ chưa bao giờ dám mơ tới.

Vua Harwyn Hoare

Những màn cướp phá cũng vẫn tiếp diễn… nhưng “những con sói biển cả” không còn đi săn mồi gần nhà, vì những vị vua vùng đất xanh đã quá mạnh để có thể chọc giận. Thay vào đó, họ tìm thấy những con mồi ở những vùng biển xa hơn, ở Quần Đảo Rắn và vùng Stepstone và dọc bờ biển vùng Disputed Land. Một số thì đi làm lính đánh thuê, chiến đấu cho nơi này hay nơi khác tại Những Thành Phố Tự Do trong những cuộc chiến qua lại không có hồi kết giữa họ.

Trong số đó có Harwyn Hoare, người con trai thứ ba của Vua Qhorwyn Xảo Quyệt. Một vị vua thông minh và phi thường, Qhorwyn đã giúp cả triều đại mình tích lũy sự giàu có và tránh những cuộc chiến. “Chiến tranh không tốt cho thương mại” ông nói, cho dù ông đã nhân đôi, rồi sau đó nhân ba quy mô hạm đội tàu của mình và ra lệnh cho những thợ rèn làm thêm nhiều áo giáp, kiếm và rìu. “Sự yếu đuối sẽ mời gọi những kẻ tấn công,” Qhorwyn tuyên bố. “Để có được hòa bình, chúng ta cần phải mạnh mẽ”.

Con trai ông là Harwyn khá vô dụng trong thời bình, nhưng rất có năng khiếu với quân sự và những chiếc áo giáp mà cha mình rèn ra. Một đứa bé hiếu chiến, tất cả những ghi chép đều nói vậy, và đứng thứ ba trong danh sách thừa kế, Harwyn Hoare được phái đi biển tử rất sớm. Ông ra khơi cùng một toán cướp ở Stepstone, ghé thăm Volantis, Tyrosh, và Braavos, tình nguyện trở thành một người làm vườn tại Lys, dành hai năm ở Quần Đảo Rắn làm tù nhân của một vị vua hải tặc, gia nhập một hội lính đánh thuê tại Dispute Land, và chiến đấu vài trận với tư cách một thành viên của hội Những Đứa Con Thứ.

Khi Harwyn trở về Quần Đảo Sắt, ông thấy cha mình là Qhorwyn đang hấp hối, và người anh cả đã chết hai năm trước vì bệnh vảy xám. Vẫn còn một người anh thứ hai nữa cản đường Harwyn đến với ngôi vua, và cái chết bất ngờ của ông ta khi nhà vua còn chưa kịp trút hơi thở cuối cùng vẫn còn là vấn đề nghi vấn cho tới ngày nay. Tất cả những người có mặt tại thời điểm Harlan chết đều khẳng định rằng đó là một tai nạn, do bị ngã từ trên lưng ngựa, nhưng mà dĩ nhiên nếu nói khác đi thì họ sẽ phải trả giá bằng mạng sống. Bên ngoài Quần Đảo Sắt, người ta đồn đoán rất nhiều rằng Hoàng Tử Harwyn chính là người đứng sau cái chết của anh trai mình. Một số khẳng định rằng ông ta đã đích thân gây ra tội ác này, một số thì nghĩ rằng Harlan bị giết bởi một Vô Diện Nhân từ Braavos.

Vua Qhorwyn chết sau vị hoàng tử sáu ngày, để lại cho người con thứ ba nối ngôi. Với tên gọi Harwyn Bàn Tay Sắt, ông sớm ghi danh mình vào sử sách toàn Bảy Vương Quốc bằng máu.

Khi vị vua mới ghé thăm những xưởng đóng tàu của cha mình, ông tuyên bố rằng “những chiếc tàu lớn đóng ra là để ra khơi.” Khi ông tới thăm kho vũ khí hoàng gia, ông công bố rằng, “Những lưỡi kiếm làm ra là để nếm máu.” Vua Qhorwyn thường nói rằng sự yếu đuối mời gọi những kẻ tấn công. Khi con trai ông phóng ánh mắt nhìn qua bên kia Vịnh Người Sắt, ông chỉ nhìn thấy sự yếu đuối và bất ổn ở vùng riverland, nơi những lãnh chúa vùng Trident đang phẫn nộ dưới gót giày của vị Vua Bão, Arrec Durrandon, ở tận Storm’s End.  

Harwyn tập hợp một lực lượng và dẫn quân băng qua vịnh trên một trăm chiến thuyền lớn do cha mình đóng. Cập bến ở phía Bắc Seagard mà không hề gặp phải sự kháng cự nào, họ vác những chiếc thuyền lên bờ và hành quân tới dòng Blue Fork vùng Trident, và chèo thuyền xuôi dòng mang theo lửa và kiếm. Một vài lãnh chúa vùng sông dấy binh chống cự lại họ, nhưng hầu hết thì không, vì họ có rất ít lòng trung thành hay sự yêu mến dành cho vị lãnh chúa bảo hộ ở vùng stormland. Vào thời đó, lính đảo sắt được cho rằng rất dũng mãnh trên biển nhưng rất dễ bị hạ gục trên đất liền. Nhưng Harwyn Hoare không giống với những lính đảo sắt khác. Đã được rèn luyện ở Disputed Land, ông đã chứng minh mình chiến đấu trên cạn xuất sắc không thua gì trên biển, hạ đo ván mọi kẻ thù. Sau khi ông giáng cho gia tộc Blackwood một thất bại tan nát, rất nhiều lãnh chúa vùng Trident đã thề trung thành với ông.

Tại Fairmarket, Harwyn đối mặt với Arrec Durrandon, vị Vua Bão trẻ, dẫn đầu một đội quân đông gấp rưỡi của ông… những quân stormland ốm yếu, mệt mỏi và xa nhà, quân đảo sắt cùng quân riverland đã đập tan họ. Vua Arrec mất hai người em trai và một nửa quân đội, và phải rất may mắn mới thoát chết. Khi ông tháo chạy về phương nam, dân đen tại những vùng sông nổi dậy, và những đội quân thường trú của ông bị đánh đuổi đi hoặc bị thảm sát. Vùng sông rộng lớn và phì nhiêu và tất cả của cải nơi đây chuyển giao từ tay Storm’s End sang dân đảo sắt.

Bằng một cuộc tấn công táo bạo, Harwyn Bàn Tay Sắt đã gia tăng của cải của mình lên gấp mười lần và khiến Quần Đảo Sắt một lần nữa trở thành thế lực đáng sợ. Những lãnh chúa vùng sông đã gia nhập cùng ông với hy vọng có thể tự giải phóng mình khỏi gia tộc Durrandon sớm nhận ra rằng chủ nhân mới của mình còn tàn bạo hơn và tham lam hơn cả những người chủ cũ. Harwyn đã cai trị những lãnh địa của mình với một bàn tay cứng rắn cho tới tận ngày ông chết, dành thời gian ở vùng sông còn lâu hơn nhiều so với thời gian ở quần đảo sắt, hành quân từ đầu này tới đầu kia dòng Trident, dẫn đầu mội đội quân tham lam và tàn bạo, dò la bất cứ âm mưu tạo phản nào, thu thuế, đồ cống nạp và những cô vợ muối. “Cung điện của ông là lều dã chiến, ngai của ông là yên ngựa”, người ta nói về ông như vậy.

Con trai ông là Halleck, người kế vị khi Bàn Tay Sắt chết ở tuổi 64, là một người thú tính y hệt. Halleck chỉ trở về Quần Đảo Sắt ba lần trong suốt cả triều đại của mình, và dành không tới hai năm ở đó. Dù cho ông vẫn tự nhận mình là dân đảo sắt, thờ phụng Thần Chết Chìm, và luôn giữ ba tu sĩ bên mình, vẫn có nhiều phần Trident bên trong Halleck Hoare hơn là muối biển, và ông dường như chỉ xem quần đảo như là một nguồn cung cấp vũ khí, tàu thuyền và binh lính. Triều đại của ông thậm chí còn đẫm máu hơn cả cha mình, nhưng lại kém thành công hơn, được ghi dấu ấn bởi những cuộc chiến bất thành với người phương Tây và người stormland, và có không ít hơn ba lần nỗ lực bất thành chiếm vùng Vale, tất cả những lần đó đều kết thúc trong thảm họa ngay tại Cổng Máu.

Cũng như cha mình, Vua Halleck dành phần lớn thời gian triều đại mình trong lều chiến, trên những chiến trường. Khi không trong thời chiến, ông cai trị vương quốc rộng lớn của mình trong một tòa tháp nhỏ tại Fairmarket, trung tâm cùng riverland, ngay gần bên nơi đã diễn ra chiến thắng vĩ đại nhất của cha mình.

Con trai của ông thì lại yêu cầu một nơi cai trị huy hoàng hơn thế, và dành phần lớn thời gian cai trị của mình chỉ để xây dựng nơi đó. Nhưng câu chuyện về Harren Đen Tối, và về việc xây dựng Harrenhal, sẽ được kể ở một chương khác.

Ngọn lửa rồng đã thiêu rụi Harrenhal cũng đặt luôn dấu chấm hết cho những giấc mơ của Vua Harren, ách thống trị của quân đảo sắt tại vùng sông, và “dòng dõi đen” của gia tộc Hoare.

5. Gia tộc Greyjoy của Đảo Pyke

Cái chết của Harren Đen Tối cùng con cái ông đã bỏ lại Quần Đảo Sắt trong tình trạng không có vua và hỗn loạn.

Rất nhiều những lãnh chúa lớn và những chiến binh danh tiếng đã từng phụng sự Vua Harren ở vùng riverland. Một số chết cùng ông khi Harrenhal bị thiêu rụi, số khác thì chết khi vùng riverland nổi dậy. Chỉ một số rất ít sống sót tới được bờ biển, và những người tìm được chiếc thuyền của mình vẫn còn ở đó, chưa bị đốt cháy, để lên thuyền về nhà thì còn ít hơn.

Gia tộc Greyjoy (trung tâm) và một vài chư hầu đáng chú ý ở quá khứ và hiện tại (tính từ đỉnh đồng hồ)Greyiron, Goodbrother, Wynch, Botley, Drumm, Harlaw, Hoare và Blacktyde

Aegon và những chị em gái của ông rất ít chú ý tới Quần Đảo Sắt ngay sau vụ Harrenhal. Họ có những vấn đề cấp thiết hơn, và bận bịu với những kẻ thù hùng mạnh hơn cần phải đánh bại. Bị bỏ lại tự lo lấy thân, quân đảo sắt ngay lập tức rơi vào nội chiến.

Qhorin Volmark, một lãnh chúa nhỏ của đảo Harlaw, là người đầu tiên chiếm lấy ngôi vua. Bà của ông là em gái của Harwyn Bàn Tay Sắt. Dựa vào mối quan hệ này, Volmark tuyên bố mình là người thừa kế hợp pháp của “dòng dõi đen”.

Tại Old Wyk, bốn mươi tu sĩ đã tụ họp lại dưới chân bộ xương của Nagga để trao vương miện gỗ trôi cho một người trong số họ, một người sùng đạo chân đất tên là Lodos, người tự xưng là đứa con trai còn sống sót của Thần Chết Chìm.

Thêm nhiều kẻ tự xưng khác nổi lên ở Great Wyk, Pyke và Orkmont, và trong suốt hơn một năm, những người ủng hộ họ chiến đấu với nhau cả trên cạn lẫn dưới biển. Aegon Nhà Chinh Phục đã chấm dứt những cuộc đấu đá này vào năm 2 AC khi ông ta cùng với Balerion bay tới đảo Great Wyk, đi cùng với ông là một hạm đội tàu lớn. Quân đảo sắt sụp đổ dưới chân ông. Qhorin Volmark chết bởi chính tay Aegon, bị chém bởi chính thanh kiếm Valyria trên tay Aegon, thanh Blackfyre. Tại Old Wyk, tên vua tu sĩ Lodos tìm sự trợ giúp từ vị thần của mình, định triệu hồi những con thủy quái từ dưới đáy biển sâu lên để nhấn chìm những chiến thuyền của Aegon. Khi những con thủy quái chẳng thấy xuất hiện, Lodos nhét đầy đá vào trong chiếc áo choàng của mình rồi nhảy xuống biển để “chất vấn” cha mình. Hàng nghìn người làm theo. Những cái xác chết trôi của họ vẫn còn dạt vào những bờ biển cho tới tận nhiều năm sau, mặc dù vậy xác của chính vị tu sĩ thì không thấy đâu cả. Tại đảo Great Wyk và Pyke, những kẻ tự xưng còn sống sót (vị vua tại đảo Orkmont đã bị giết từ năm trước đó) rất nhanh chóng quỳ gối và thề trung thành với Gia Tộc Targaryen.

Nhưng ai sẽ cai trị họ đây? Ở đất liền, một số người thuyết phục Aegon đặt dân đảo sắt làm chư hầu của Lãnh Chúa Tully vùng Riverrun, người đã được ông phong làm Lãnh Chúa Tối Cao vùng sông Trident. Số khác lại khuyên ông rằng quần đảo này nên được trao cho Casterly Rock. Một số còn đi xa hơn, cầu xin ông quét sạch quần đảo bằng lửa rồng, đặt dấu chấm hết vĩnh viễn cho những tai họa mà dân đảo sắt gây ra.

Aegon đã lựa chọn một giải pháp khác. Ông tập hợp tất cả những lãnh chúa còn lại của Quần Đảo Sắt, ông tuyên bố cho phép họ tự chọn vị lãnh chúa tối cao của mình. Không có gì ngạc nhiên khi họ tự chọn một trong số họ: Vickon Greyjoy, Lãnh Chúa Cướp Biển đảo Pyke, một thuyển trưởng nổi tiếng và là hậu duệ của Vua Xám. Dù cho đảo Pyke nhỏ hơn và nghèo hơn Great Wyk, Harlaw hay Orkmont, gia tộc Greyjoy vẫn nổi tiếng là một dòng tộc lâu đời và danh giá. Ở thời vẫn còn có hội chọn vua, chỉ có gia tộc Greyiron và Goodbrother là sản sinh ra nhiều vị vua hơn gia tộc này, mà gia tộc Greyiron thì đã tuyệt tự.

Kiệt quệ và nghèo khổ do hậu quả của chiến tranh, dân đảo sắt chấp nhận vị lãnh chủa mới của họ không chút do dự.

Phải mất đến gần một thế hệ sau, Quần Đảo Sắt mới dần phục hồi được từ những vết thương sau khi Harren sụp đổ và từ những cuộc nội chiến tương tàn. Vickon Greyjoy, ngồi trên ngai vua tại Pyke trên chiếc Ngai Hải Thạch (Seastone Chair), đã chứng minh mình là một ông vua nghiêm khắc những cũng rất khôn ngoan. Dù cho ông không liệt cướp biệt vào hạng phi pháp, ông ra lệnh rằng những hoạt động này chỉ được diễn ra ở những vùng biển xa xôi, xa những bờ biển Westeros, để không làm Ngai Sắt nổi giận. Và bởi vì Aegon đã chấp nhận Thất Diện Thần làm tín ngưỡng của ông và được xức dầu thánh bởi Tu Sĩ Tối Cao tại Oldtown, Lãnh Chúa Vickon cho phép những thầy tu trở lại quần đảo một lần nữa để truyền bá Thất Diện Giáo.

Điều này làm rất nhiều dân đảo sắt sùng đạo tức giận, và đã chọc giận cả những tu sĩ của Thần Chết Chìm. “Hãy để họ truyền đạo,” Lãnh Chúa Vickon nói với những kẻ bất bình. “Chúng ta cần những cơn gió để mang muối đến.” Ông trung thành với Aegon, ông cũng đã nhắc nhở con trai mình là Goren, rằng không kẻ ngu ngốc nào lại dám cả gan nổi dậy chống đối Aegon Targaryen và những con rồng của ông.

Đây là những lời mà Goren Greyjoy đã khắc cốt ghi tâm. Khi Lãnh Chúa Vickon chết vào năm 33 AC, Goren kế vị ông làm Lãnh Chúa của Quần Đảo Sắt, đập tan một âm mưu vụng về có ý định khôi phục “dòng dõi đen” bằng cách ủng hộ con trai của Qhorin Volmark lên ngôi. Ông cũng phải đối mặt với những thử thách lớn hơn vào bốn năm sau đó, khi Aegon Nhà Chinh Phục chết bởi một cơn đau tim tại Dragonstone, và con trai ông là Aenys lên ngôi vua. Dù tốt bụng và có hảo tâm, Aenys Targaryen được biết đến là một người yếu đuối, không phù hợp ngồi Ngai Sắt. Vị vua mới vẫn đang trong những chuyến đi thực hiện công việc hoàng gia thì những cuộc nổi loạn bắt đầu nổ ra khắp nơi trên toàn đế quốc.

Một cuộc nổi dậy lớn đã làm chấn động Quần Đảo Sắt, dẫn đầu bởi một người tự nhận mình chính là vị vua tu sĩ Lodos đã trở về sau khi ghé thăm cha mình. Nhưng Goren Greyjoy đã xử lý rất quyết đoán, táo bạo tới mức gửi chiếc đầu của tên vua tu sĩ tới cho Aenys Targaryen. Đức Vua vô cùng hài lòng với món quà tới mức ông hứa ban cho Lãnh Chúa Goren bất cứ phần thưởng nào trong khả năng ông có thể. Trí khôn của ông cũng ngang ngửa với sự tàn bạo, Greyjoy xin nhà vua cho phép ông trục xuất toàn bộ thầy tu và bà sơ khỏi Quần Đảo Sắt. Vua Aenys buộc phải đồng ý. Mất tận một thế kỷ sau mới lại có một điện thờ hoạt động trên quần đảo.

Trong nhiều năm sau đó, dân đảo sắt vẫn bình yên dưới sự cai trị của những lãnh chúa Greyjoy. Tránh nghĩ tới những cuộc chinh phục, họ sống bằng nghề đánh cá, thương mại, và khai mỏ. Pyke và King’s Landing cách nhau cả một chiều dài của Westeros, nên dân đảo sắt càng ngày càng ít mối bận tâm tới triều đình. Cuộc sống trên quần đảo rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa đông, nhưng xưa nay vốn dĩ vẫn vậy. Một số người vẫn mơ mộng về ngày trở lại Kiểu Cách Cũ, cái thời mà dân đảo sắt vẫn còn là những người đáng sợ, nhưng vùng Stepstone và Biển Hạ ở rất xa, và gia tộc Greyjoy ngồi trên Ngai Hải Thạch thì không cho phép cướp bóc ở những nơi gần hơn hai nơi này.

6. Thủy quái đỏ

Phải mất thêm một thế kỷ nữa thì con thủy quái mới thức giấc, thế nhưng những giấc mơ thì không bao giờ chết, vì những tu sĩ vẫn quỳ gối bên bờ biển muối thuyết giáo về Kiểu Cách Cũ, trong khi tại hàng trăm nhà thổ gần các cầu cảng và trong các quán rượu của dân đi biển, những người già vẫn kể những câu chuyện về ngày xưa, thời mà dân đảo sắt còn giàu có và kiêu hãnh, và mỗi người chèo thuyền đều có một tá vợ muối ủ ấm giường mình vào ban đêm. Rất nhiều những cậu trai và thanh niên trẻ mê mẩn những câu chuyện kiểu này, thèm khát những vinh quang của đời cướp biển.

Một trong số đó là Dalton Greyjoy, người con trai trẻ tuổi hoang dã và là người thừa kế của Pyke và Quần Đảo Sắt. Hake viết về cậu ta như sau: “Cậu ta chỉ đam mê ba điều: biển cả, thanh gươm của mình, và phụ nữ”. Một đứa trẻ can đảm, cứng rắn và nóng tính, người ta nói rằng cậu biết chèo thuyền từ khi lên năm và bắt đầu đi cướp từ khi lên mười, ra khơi cùng ông chú mình tới Quần Đảo Rắn cướp phá những thị trấn cướp biển.

Những tên cướp biển của Thuỷ quái đỏ

Ở tuổi mười bốn, Dalton Greyjoy đã chèo thuyền tới tận Old Ghis, tham gia hàng tá trận chiến, và cướp về được bốn cô vợ muối. Binh lính của cậu yêu mến cậu (nhiều hơn so với mấy cô vợ muối yêu mến cậu, bởi vì cậu rất chóng chán phụ nữ). Tình yêu của cậu là thanh kiếm của mình, một thành trường kiếm bằng thép Valyria cậu đoạt được từ một tên cướp biển đã chết và đặt tên nó là Hoàng Hôn. Vào năm mười lăm tuổi, trong khi đang chiến đấu tại vùng Stepstone theo một thoả thuận đánh thuê, cậu chứng kiến chú mình bị giết và cũng đã trả thù được cho ông, nhưng cậu bị hàng tá vết thương và thoát ra khỏi trận chiến trong tình trạng từ đỉnh đầu đến gót chân sũng máu. Kể từ ngày đó về sau, người ta gọi cậu là Thủy Quái Đỏ.

Vào cuối năm đó, cậu nghe tin về cái chết của cha mình khi đang ở Stepstone, và Thủy Quái Đỏ ngồi lên Ngai Hải Thạch làm Lãnh Chúa của Quần Đảo Sắt. Cậu bắt đầu đóng những chiếc thuyền lớn, rèn vũ khí, và huấn luyện binh sĩ. Khi được hỏi nguyên do, vị lãnh chúa trẻ trả lời, “Cơn bão đang tới”.

Cơn bão mà cậu đã tiên liệu trước xảy ra vào năm sau đó, khi Vua Viserys Targaryen Đệ Nhất chết trong giấc ngủ tại Xích Thành ở King’s Landing. Con gái ông là Rhaenyra và đứa em trai cùng cha khác mẹ của nàng là Aegon cùng tranh giành Ngai Sắt, và một loạt những trận chiến, những cuộc cưỡng hiếp và ám sát đẫm máu mang tên Vũ Điệu Bầy Rồng bắt đầu. Khi tin tức bay về Pyke, người ta nói rằng Thủy Quái Đỏ đã cười vang.

Trong suốt cuộc chiến, Công Chúa Rhaenyra và phe đen của mình chiếm lợi thế lớn trên biển, vì trong số những người ủng hộ nàng có Corlys Velaryon, Lãnh Chúa vùng Tides, Rắn Biển huyền thoại, chỉ huy hạm đội tàu chiến của gia tộc Velaryon tại Driftmark. Hy vọng có thể đối phó với điều này, hội đồng phe xanh của Vua Aegon II tìm tới đảo Pyke, đề nghị cho Lãnh Chúa Dalton một chân trong tiểu hội đồng với tư cách đô đốc hải quân của đế quốc nếu ông đem đội chiến thuyền của mình vòng qua Westeros tham chiến đối đầu với hạm đội của Rắn Biển. Đó là một đề nghị béo bở, và hầu hết sẽ nhào ngay vào, nhưng Lãnh Chúa Dalton là một người sắc sảo hiếm có ở một cái tuổi trẻ như vậy và ông đã chọn chờ đợi để xem Công Chúa Rhaenyra sẽ đưa ra đề nghị gì.

Khi đề nghị của Công Chúa Rhaenyra được gửi đến, nó khiến ông thích thú hơn nhiều. Phe đen không cần ông phải dẫn hạm đội thuyền của mình chạy vòng qua Westeros để chiến đấu tại biển hẹp, một lựa chọn quá là may rủi. Công chúa chỉ đề nghị rằng ông sẽ chiến đấu chống lại những kẻ thù của nàng. Trong số những kẻ thù này có gia tộc Lannister của Casterly Rock, vùng đất gần với quần đảo và khá yếu đuối. Lãnh chúa Jason Lannister đã mang phần lớn kỵ sỹ, cung thủ và những chiến binh tinh nhuệ nhất hành quân về phía Đông để tấn công những đồng minh của Rhaenyra tại vùng sông, bỏ lại vùng westerland rất mỏng manh trong phòng ngự. Lãnh Chúa Dalton đã nhìn thấy cơ hội.

Trong khi Lãnh Chúa Jason chết trong trận chiến tại vùng sông và lực lượng của ông bị hao tổn dần sau mỗi trận chiến với những tướng chỉ huy nối tiếp nhau, Thủy Quái Đỏ cùng lính đảo sắt tràn vào vùng westerland như một bầy sói tràn vào một bầy cừu. Bản thân Casterly Rock vẫn là quá mạnh với họ, một khi góa phụ của Lãnh Chúa Jason là Johanna đã đóng chặt cổng thành, nhưng lính đảo sắt thiêu trụi hạm đội tàu của gia tộc Lannister và cướp phá cảng Lannisport, mang về cơ man là vàng, lúa mì, hàng hóa, và bắt hàng trăm phụ nữ và thiếu nữ về làm vợ muối, bao gồm cả cô tình nhân yêu thích của Lãnh Chúa Jason và đứa con gái của họ.

Những cuộc cướp phá cứ thế tiếp diễn. Những chiếc thuyền lớn chèo lên và xuống dọc những bờ biển vùng westerland, cướp phá như họ từng làm vào những ngày xưa. Đích thân Thủy Quái Đỏ dẫn đầu những cuộc tấn công và chiếm được Kayce. Faircastle thất thủ, và cùng với đó là Đảo Fair giàu có. Lãnh chúa Dalton cướp bốn trong số những đứa con gái của Lãnh chúa Farman làm vợ muối và nhường cô thứ năm – “cô mộc mạc nhất”- cho người em trai mình là Veron.

Trong gần hai năm sau, Thủy Quái Đỏ cai trị vùng Biển Hoàng Hôn giống như những bậc tổ tiên ông đã làm từ thuở xa xưa, trong khi đâu đó tại Westeros những đội quân hùng mạnh hành quân và đối đầu nhau và những con rồng lộn nhào trên bầu trởi, lao vào nhau trong những trận đánh đẫm máu.

Tuy nhiên, mọi cuộc chiến rồi đều phải đến lúc kết thúc, và Vũ Điệu Bầy Rồng cũng vậy. Công Chúa Rhaenyra chết, rồi sau đó tới Aegon II. Vào thời đó, hầu hết những con rồng của gia tộc Targaryen cũng đã chết, cùng với hàng chục lãnh chúa lớn nhỏ, hàng trăm hiệp sỹ cao quý, và hàng vạn dân thường. Những lực lượng còn lại của phe đen và phe xanh đồng ý thỏa hiệp, và người con trai nhỏ tuổi của Rhaenyra được lên ngôi làm Vua Aegon III và được gả cho con gái của Vua Aegon II là Jaehaera.

Tuy nhiên, hòa bình ở King’s Landing không đồng nghĩa với hòa bình ở phía Tây. Thủy Quái Đỏ không hề giảm đi sự thèm khát chiến tranh. Khi hội đồng nhiếp chính cai trị nhân danh vị vua nhỏ tuổi ra lệnh cho ông chấm dứt những vụ cướp, ông vẫn tiếp tục như thường.

Cuối cùng, một người phụ nữ mới chính là người đã khiến Thủy Quái Đỏ phải dừng tay. Một cô gái mà chúng ta chỉ biết tên là Tess đã cắt cổ Lãnh chúa Dalton bằng một con dao găm khi ông ta đang ngủ trên giường của Lãnh chúa Farman tại Faircastle, rồi tự gieo mình xuống biển.

Thủy Quái Đỏ chưa từng có vợ đá. Những người thừa kế gần nhất là những đứa con muối, những đứa trẻ được sinh ra bởi rất nhiều những bà vợ muối của ông. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi ông chết, một cuộc đấu đá đẫm máu tranh giành quyền kế vị đã nổ ra. Và thậm chí trước cả khi những trận chiến nổ ra tại đảo Old Wyk và Pyke, dân thường tại Đảo Fair đã nổi dậy và thảm sát những lính đảo sắt vẫn còn đóng quân tại nơi đây.

Vào năm 134 AC, Quý Cô Johanna Lannister đã trả mối thù cho tất cả những điều mà Thủy Quái Đỏ đã làm với bà và người dân của bà. Vì hạm đội tàu của bà đã bị tiêu diệt, bà thuyết phục Ser Leo Costayne, đô đốc già vùng Reach, vận chuyển lính của bà tới Quần Đảo Sắt. Bị chia rẽ bởi cuộc chiến giành quyền kế vị, lính đảo sắt đã mất cảnh giác. Hàng nghìn đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết, hàng chục ngôi làng và hàng trăm thuyền bị thiêu rụi. Sau cùng, Costayne chết trận, lực lượng của ông tan rã và bị tiêu diệt. Chỉ một số nhỏ thuyền của ông (chở nặng chiến lợi phẩm, bao gồm nhiều tấn lương thực và cá muối) trở về cảng Lannisport… nhưng trong số những con tin xuất thân quý tộc họ bắt về Casterly Rock có một trong số những đứa con trai của Thủy Quái Đỏ. “Nó là một thằng ngốc hiền lành” Đại Học Sỹ Haereg nhận xét, “nhưng vẫn không ngu bằng một nửa cha nó.”

Ở những vùng đất khác, một lãnh chúa đem lại số phận như thế cho gia tộc và người dân của mình sẽ bị chửi rủa thậm tệ, nhưng chính nhờ bản chất của dân đảo sắt mà Thủy Quái Đỏ đã được tôn kính cho tới tận ngày nay như là một trong số những vị anh hùng vĩ đại. 

7. Kiểu cách cũ và Kiểu cách mới

Kể từ ngày đó đến nay, những Lãnh Chúa Cướp Biển của Gia Tộc Greyjoy cai trị Quần Đảo Sắt trên Ngai Hải Thạch tại Pyke. Kể từ thời Thủy Quái Đỏ, chẳng còn ai có thể là một mối nguy thực sự đối với Bảy Vương Quốc hay Ngai Sắt, những cũng rất ít người được nhìn nhận là bề tôi trung thành và tận tụy của nhà vua. Vào những ngày xa xưa họ từng là những vị vua, và dù cho có cả một ngàn năm trôi qua cũng không thể xóa nhòa đi ký ức của họ về chiếc vương miện gỗ trôi.

Một ghi chép đầy đủ về những triều đại của họ có thể được tìm thấy trong cuốn Lịch Sử Đảo Sắt của Đại Học Sỹ Haereg. Cũng trong đó, các bạn có thể đọc về Dagon Greyjoy, Tên Cướp Cuối Cùng, kẻ dám cả gan dong thuyền đến quấy rầy bờ biển Westeros vào thời Aerys I Targaryen ngồi trên Ngai Sắt. Về Alton Greyjoy, Gã Ngốc Sùng Đạo, người tìm kiếm những vùng đất mới để chinh phục phía ngoài Ánh Sáng Cô Đơn. Về Torwyn Greyjoy, người đã tuyên thệ bằng máu với Thép Đắng, và rồi phản bội ông. Về Loron Greyjoy, Nhạc Công, và tình bạn vĩ đại những cũng bị thảm giữa ông với Desmond Mallister, một hiệp sỹ của những vùng đất xanh.

Gần cuối cuốn sách vĩ đại của Haereg, các bạn sẽ thấy Lãnh chúa Quellon Greyjoy, người thông thái nhất từng ngồi trên chiếc Ngai Hải Thạch kể từ thời Cuộc Chinh Phục của Aegon. Một người cao lớn, cao sáu feet rưỡi, người ta nói rằng ông khỏe như một con bò và nhanh nhẹn như một con mèo. Thời trẻ, ông là một chiến binh danh tiếng, chiến đấu với những tên cướp biển và bọn nô lệ tại vùng Biển Hạ. Là một bề tôi tận tụy của Ngai Sắt, ông đã dẫn một trăm chiến thuyền vòng qua phía nam Westeros trong Cuộc Chiến Những Vị Vua Chín Xu và đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến tại Stepstone.

Tuy nhiên, với cương vị một lãnh chúa, Quellon ưa thích đi theo con đường hòa bình hơn. Ông cấm cướp phá, trừ phi được ông cho phép. Ông gọi hàng chục học sỹ tới Quần Đảo Sắt, để đảm nhiệm những vai trò thầy thuốc và dạy học cho những đứa trẻ, tới cùng với họ là những con quạ, những đôi cánh đen của chúng gắn kết quần đảo với những vùng đất xanh hơn trước rất nhiều.

Chính Lãnh chúa Quellon là người đã thả tự do cho những nô lệ còn sót lại và liệt chế độ nô lệ vào dạng phi pháp trên toàn Quần Đảo Sắt (về điều này thì ông không hoàn toàn thành công). Và trong khi ông không lấy bất cứ bà vợ muối nào, ông vẫn cho phép những người khác được phép làm điều này nhưng đánh thuế họ rất nặng vì hành vi này. Quellon Greyjoy sinh chín đứa con với ba bà vợ. Người vợ đầu tiên và thứ hai là những bà vợ đá, kết hôn với ông theo nghi thức cổ xưa bởi những tu sĩ của Thần Chết Chìm, nhưng bà vợ cuối cùng của ông là một phụ nữ tới từ vùng đất xanh, một Nghệ Nhân Thổi Sáo của vùng Lâu Đài Pinkmaiden, thành hôn với ông trong tòa sảnh của cha cô ta bởi một thầy tu.

Bằng hành động này, cũng như nhiều điều khác nữa, Lãnh chúa Quellon đã quay lưng lại với truyền thống nội bộ lâu đời của dân đảo sắt, với hy vọng gây dựng nên những mối liên kết bền chặt hơn giữa vương quốc của chính mình với phần còn lại của bảy Vương Quốc. Quellon Greyjoy là một lãnh chúa quyền uy tới mức rất ít kẻ dám công khai phản đối ông, vì ông nổi tiếng là vô cũng kiên định, cứng nhắc và rất đáng sợ khi nổi cơn giận.

Quellon Greyjoy vẫn đang ngồi trên Ngai Hải Thạch khi Robert Baratheon, Eddard Stark, và Jon Arryn giương cờ tạo phản. Tuổi già chỉ làm gia tăng thêm bản tính thận trọng của ông, và khi những trận chiến nổ ra trên khắp những miền đất xanh, ông đã quyết định không tham gia vào cuộc chiến. Nhưng những người con trai của ông luôn luôn thèm khát chiến công và vinh quang, trong khi sức khỏe và quyền lực của ông ngày càng lụi tàn. Lãnh chúa thường bị làm phiền bởi những cơn đau bụng, bệnh tình đã nghiêm trọng tới mức ông phải uống một liều sữa anh túc mỗi tối để có thể ngủ được. Dù có như vậy, ông vẫn từ chối mọi lời cầu xin, cho tới khi một con quạ bay tới Pyke mang theo tin tức về cái chết của Hoàng Tử Rhaegar tại sông Trident. Tin tức này đã đoàn kết ba người con trai của ông lại: Gia tộc Targaryen tiêu rồi, chúng nói với ông như thế, và Gia tộc Greyjoy phải tham gia cuộc biến loạn ngay lập tức nếu không sẽ mất hết mọi hy vọng được chia chiến lợi phẩm.

Lãnh chúa Quellon xuống nước. Tất cả đã quyết định rằng dân đảo sắt sẽ chứng tỏ tình đồng minh của mình bằng cách tấn công chư hầu gần nhất của Gia Tộc Targaryen. Bất chấp tuổi đã cao và bệnh tật, lãnh chúa vẫn khăng khăng tự mình chỉ huy hạm đội tàu chiến. Năm mươi tàu lớn nhổ neo từ Pyke và bẻ mũi tàu hướng về vùng Reach. Một hạm đội khác lớn hơn vẫn phòng thủ tại nhà để đối phó với những cuộc tấn công của gia tộc Lannister, vì vẫn chưa rõ được Casterly Rock sẽ về phe phản loạn hay phe hoàng gia.

Chẳng cần phải nói nhiều về hành trình cuối cùng của Quellon Greyjoy. Trong lịch sử về Cuộc Biến Loạn Robert, một sự kiện đẫm máu đáng buồn nhưng lại chẳng có tác động gì tới cuộc chiến đã xảy ra. Dân đảo sắt đánh chìm được vài cái tàu cá, và bắt được vài gã thương nhân mập phì, đốt được vài ngôi làng và cướp được vài thị trấn nhỏ. Nhưng tại cửa sông Mander, họ đụng độ một toán quân kháng cự bất ngờ từ Dân Đảo Shield, chủ động xuất chinh đối đầu với lực lượng của ông. Một tá thuyền đã bị chiếm hoặc bị đánh đắm trong trận chiến sau đó, và dù dân đảo sắt gây ra thiệt hại cho đối phương nhiều hơn những gì họ phải gánh chịu, thì trong số những người thiệt mạng có Lãnh chúa Quellon Greyjoy.

Vào lúc đó thì cuộc chiến đã kết thúc. Một cách thận trọng, người thừa kế của ông là Balon Greyjoy chọn trở về quần đảo và kế vị Ngai Hải Thạch.

Lãnh chúa mới của Quần Đảo Sắt là người con trai lớn nhất còn sống của Lãnh chúa Quellon, đứa con từ cuộc hôn nhân thứ hai của ông (những đứa con của bà vợ đầu đều đã chết trẻ). Trong nhiều phương diện, anh ta rất giống cha mình. Ở tuổi mười ba, cậu đã có thể tự chèo thuyền và chơi trò “điệu nhảy ngón tay”. Năm mười lăm tuổi cậu dành cả mùa hè ở vùng Stepstone để cướp phá. Năm mười bảy tuổi, cậu đã trở thành thuyền trưởng. Dù cho cậu thiếu đi kích cỡ khổng lồ và sức mạnh kinh khủng của cha mình, Balon được thừa hưởng toàn bộ sự nhanh nhẹn và kỹ năng chiến đấu của ông. Và không kẻ nào dám nghi ngờ về lòng can đảm của cậu.

Tuy nhiên, từ khi mới là một đứa trẻ, Lãnh chúa Balon đã khao khát cháy bỏng giải thoát dân đảo sắt khỏi ách cai trị của Ngai Sắt, phục hưng họ về những ngày tháng quyền lực và kiêu hãnh. Ngay khi ngồi lên Ngai Hải Thạch, cậu bãi bỏ một loạt những mệnh lệnh của cha mình, bãi bỏ việc đánh thuế vợ muối và tuyên bố rằng đàn ông bị bắt trong chiến tranh cũng bị giữ làm nô lệ. Dù cho cậu không trục xuất các thầy tu, nhưng lại tăng thuế của họ lên gấp mười lần. Cậu giữ lại những học sỹ, vì họ đã chứng tỏ bản thân quá giá trị nên không thể bỏ đi được. Khi cậu xử tử học sỹ của chính đảo Pyke vì một lí do vẫn còn mờ ám cho tới tận ngày nay, Lãnh chúa Balon lập tức yêu cầu Citadel cử tới một người mới.

Lãnh chúa Quellon đã cố gắng tránh chiến tranh trong suốt triều đại của mình; còn Lãnh chúa Balon thì ngay lập tức chuẩn bị cho nó. Không chỉ vàng và vinh quang, Balon Greyjoy còn thèm khát vương miện. Giấc mơ về chiếc vương miện này đã ám ảnh gia tộc Greyjoy trong suốt chiều dài lịch sử của họ. Tuy nhiên thường thì những giấc mơ đó kết thúc bằng những thất bại, thất vọng, và chết chóc, như với trường hợp của Balon Greyjoy. Ông chuẩn bị trong năm năm, tập hợp binh lính và thuyền chiến, gây dựng một hạm đội lớn những chiến thuyền khổng lồ với mũi tàu và mạn tàu được gia cố chắc chắn, trên boong chất đầy cung và nỏ. Những chiếc thuyền của Hạm Đội Sắt nhìn giống thuyền buồm hơn, lớn hơn bất cứ chiến thuyền nào mà dân đảo sắt từng đóng trước đó.

Toà tháp còn sót lại của lâu đài Pyke

Vào năm 289 AC, Lãnh chúa Balon bắt đầu, tự xưng mình là Vua Của Quần Đảo Sắt rồi phái hai người em trai mình là Euron và Victarion tới Lannisport thiêu rụi hạm đội Lannister. “Biển cả sẽ là hào nước của ta,” ông tuyên bố khi những chiến thuyền của Lãnh chúa Tywin cháy rụi, “và sẽ trừng trị bất kỳ kẻ nào dám vượt qua.”

Vua Robert dám. Robert Baratheon Đệ Nhất, đã giành được vinh quang vĩnh cửu tại sông Trident. Phản ứng rất nhanh chóng, nhà vua triệu tập các chư hầu và phái em trai mình là Stannis, Lãnh chúa của Dragonstone, đi vòng qua Dorne cùng với một hạm đội hoàng gia. Những chiến thuyền từ Oldtown, cảng Arbor và vùng Reach cùng gia nhập đội quân của ông. Balon Greyjoy phái chính em trai của mình là Victarion đối đầu với họ, nhưng tại Eo Biển Đảo Fair, Lãnh chúa Stannis đã lùa quân đảo sắt vào một cái bẫy và đập tan Hạm Đội Sắt.

Với việc “cái hào nước” của Balon giờ đã không còn được phòng thủ, Vua Robert dễ dàng di chuyển lực lượng của mình băng qua Vịnh Người Sắt từ Seagard và Lannisport. Với cả Hộ Thần Phương Tây và Phương Bắc hậu thuẫn, Robert đổ bộ lên Pyke, Great Wyk, Harlaw, Orkmont và mở đường máu xuyên qua những hòn đảo cùng với thép và lửa. Balon bị buộc phải rút lui về pháo đài của mình tại đảo Pyke, nhưng khi Robert chọc thủng những bức tường bao và phái những kỵ sỹ xông vào qua lỗ hổng, toàn bộ quân kháng cự tan vỡ.

Vương Quốc Đảo Sắt vừa được tái sinh tồn tại không nổi một năm. Thế nhưng khi Balon Greyjoy bị xích và lôi đến trước mặt Vua Robert, tên đảo sắt vẫn rất cứng cỏi. “Ngươi có thể lấy đầu ta,” hắn nói với nhà vua, “nhưng ngươi không thể gọi ta là kẻ phản nghịch. Chưa từng có người nhà Greyjoy nào thề thốt bất cứ thứ gì với nhà Baratheon”. Robert Baratheon, rất nhân từ, người ta nói rằng khi đó ông đã cười lớn, vì ông thấy khoái cái tinh thần của gã này, dù cho gã có là kẻ thù đi chăng nữa. “Vậy thì giờ thề một câu đi,” ông đáp lời, “hoặc là bay cái đầu cứng của mi.” Và thế là Balon Greyjoy quỳ gối và được tha mạng, sau khi giao nộp đứa con trai duy nhất còn sống của mình làm con tin để chứng tỏ lòng trung thành.

Quần Đảo Sắt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Kể từ triều đại Thủy Quái Đỏ cho tới giờ, câu chuyện của dân đảo sắt là câu chuyện về một dân tộc bị mắc kẹt giữa những giấc mơ về vinh quang trong quá khứ và cái nghèo đói của thực tại. Bị ngăn cách với Westeros bởi cả một vùng biển xanh xám, những hòn đảo này vẫn là một đế quốc riêng của chính họ. Dân đảo sắt ưa thích nói như thế này: Biển cả luôn chuyển động, luôn thay đổi, nhưng nó vẫn luôn trường tồn, vĩnh cửu, không bị trói buộc, không bao giờ như cũ, nhưng cũng luôn giống cũ. Dân đảo sắt cũng thế, những con người của biển cả.

“Bạn có thể cho người đảo sắt mặc đồ lụa và nhung, dạy anh ta đọc và viết, cho anh ta những quyển sách, dạy anh ta cưỡi ngựa, nghi thức, và cả những bí ẩn về Đức Tin,” Đại Học Sỹ Haereg viết, “nhưng khi bạn nhìn vào đôi mắt anh ta, biển cả vẫn hiện diện ở đó, lạnh giá, xám xịt và tàn nhẫn”.

8. Pyke

Pyke không phải là lâu đài lớn nhất và cũng không nguy nga nhất trên toàn Quần Đảo Sắt, nhưng nó là lâu đài cổ xưa nhất, và đây là nơi mà các lãnh chúa của Gia Tộc Greyjoy cai trị dân đảo sắt. Đã từ lâu người ta tranh luận rằng liệu có phải hòn đảo Pyke được đặt tên theo tên tòa lâu đài không, dân thường ở quần đảo thì khẳng định điều ngược lại mới đúng.

Pyke cổ xưa tới nỗi không ai có thể nhớ được chính xác nó được xây dựng khi nào, cũng như tên vị lãnh chúa đã xây nó. Cũng giống như chiếc Ngai Hải Thạch, nguồn gốc của nó vẫn là một điều bí ẩn.

Từng có một thời, nhiều thế kỷ trước, Pyke cũng giống như những tòa lâu đài khác: xây bằng đá trên một vách núi nhìn ra biển, có tường bao, tháp canh và trạm gác. Nhưng vách đá dưới chân nó thì không chắc chắn như vẻ bề ngoài, và bên dưới những con sóng xô bất tận, chúng bắt đầu sạt lở. Những bức tường bị sập, mặt đất bị sụp, những công trình ngoài rìa cũng sụp đổ.

Phần còn lại của Pyke ngày nay là một tập hợp những tháp canh và trạm gác đổ nát dọc theo khoảng nửa tá chỏm đá và những vách núi phía trên những con sóng đang gào thét. Một đoạn tường bao, với một cánh cổng lớn và những tháp phòng thủ, trải dài băng qua mũi đất, con đường duy nhất vào lâu đài, và là tất cả những gì còn sót lại của pháo đài ban đầu. Một cây cầu đá nối dài từ mũi đất tới những chỏm đá đầu tiên và cũng là những chỏm đá lớn nhất, rồi sau đó tới Đại Thành của Pyke.

 Tiếp theo, những cây cầu bằng dây thừng nối từ tòa tháp này qua tháp khác. Gia tộc Greyjoy thích nói rằng kẻ nào có thể đi trên những cây cầu này khi bão đang thét gào thì cũng dư sức chèo chống một con thuyền. Bên dưới những bức tường lâu đài, những con sóng biển vẫn vỗ vào những vách đá còn sót lại cả ngày lẫn đêm, và rồi một ngày kia, chắc chắn chúng cũng sẽ sụp đổ xuống biển.

Nguồn BapStory
Bình luận
Loading...

https://chudaihd.com/ mom has passionate sex with her grown son.
www.alledepornos.com
sex videos